Cần hơn 157.500 tỷ để phát triển đường thủy nội địa trong 10 năm tới

Cần hơn 157.500 tỷ để phát triển đường thủy nội địa trong 10 năm tới

Lê Mạnh Quốc
Thứ 4, 03/11/2021 | 07:35
0
Theo Quy hoạch mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần khoảng 157.533 tỷ đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong giai đoạn 2021 -2030.

Quy hoạch 9 hành lang, 55 tuyến vận tải chính

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2030, phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đồng bộ, từng bước hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Cụ thể, về vận tải, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 715 triệu tấn; khối lượng vận chuyển hành khách đạt khoảng 397 triệu lượt khách; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt khoảng 150 tỷ tấn.km; khối lượng luân chuyển hành khách đạt khoảng 7,7 tỷ khách.km.

Về kết cấu hạ tầng, quy hoạch xác định cải tạo nâng cấp các tuyến chính có mật độ vận tải cao, đáp ứng chạy tàu 24/24 giờ; phấn đấu tổng chiều dài các tuyến khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km;

Phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên các hành lang vận tải thủy; từng bước hiện đại hóa các cảng chính, cảng chuyên dùng; kênh hóa các đoạn sông qua đô thị lớn và chuyển đổi công năng cảng thủy nội địa xếp dỡ hàng hóa phù hợp với quá trình đô thị hóa; hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Kinh tế vĩ mô - Cần hơn 157.500 tỷ để phát triển đường thủy nội địa trong 10 năm tới

Mục tiêu đến năm 2030, đường thủy nội địa đáp ứng khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 715 triệu tấn. 

“Quy hoạch 9 hành lang vận tải thủy gồm: 1 hành lang ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang (khu vực miền Trung thuộc hành lang ven biển), 4 hành lang khu vực miền Bắc (Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình, Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình và Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai) và 4 hành lang khu vực miền Nam (TP. HCM - Cần Thơ - Cà Mau, Tp. HCM - An Giang - Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu - Tây Ninh – Tp. HCM và hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu). Trên hành lang gồm các tuyến vận tải chính và một số tuyến vận tải nhánh”, Quy hoạch xác định.

Bên cạnh đó, quy hoạch cũng xác định 55 tuyến vận tải chính trên 140 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 7.300 km (trong đó khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km) gồm: miền Bắc có 18 tuyến chính trên 49 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.028 km; miền Trung có 11 tuyến chính trên 28 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 1.229 km và miền Nam có 26 tuyến chính trên 63 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.043 km. Trên các tuyến vận tải, đầu tư đồng bộ các kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

54 cụm cảng hàng hóa, 39 cụm cảng hành khách

Quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 361 triệu tấn, gồm: miền Bắc có 25 cụm cảng, tổng công suất khoảng 199 triệu tấn; miền Trung có 8 cụm cảng, tổng công suất khoảng 9 triệu tấn và miền Nam có 21 cụm cảng, tổng công suất khoảng 153 triệu tấn.

Quy hoạch 39 cụm cảng hành khách chính với tổng công suất khoảng 53,4 triệu lượt khách, gồm: Miền Bắc có 10 cụm cảng, tổng công suất khoảng 10,9 triệu lượt khách; miền Trung có 14 cụm cảng, tổng công suất khoảng 2,5 triệu lượt khách và miền Nam có 15 cụm cảng, tổng công suất khoảng 40 triệu lượt khách.

Mỗi cụm cảng hàng hoá, hành khách gồm các cảng thủy nội địa chính và cảng thủy nội địa vệ tinh. Cỡ tàu quy hoạch cảng thủy nội địa là cỡ tàu đồng bộ theo cấp kỹ thuật quy hoạch tuyến luồng đường thủy, trong quá trình triển khai, tùy theo điều kiện về hạ tầng luồng, thông số phương tiện, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định cỡ tàu khai thác bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Kinh tế vĩ mô - Cần hơn 157.500 tỷ để phát triển đường thủy nội địa trong 10 năm tới (Hình 2).

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một trong 3 khu vực được ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. 

Cảng chuyên dùng được quy hoạch phát triển theo nhu cầu vận tải phục vụ trực tiếp và phù hợp với quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, đóng mới sửa chữa phương tiện, chế biến nông, lâm, thủy sản.

Về ưu tiên đầu tư trọng điểm, Quy hoạch nêu rõ: “Đầu tư cải tạo nâng cấp luồng tuyến, nâng tĩnh không các cầu trên các tuyến vận tải chính yếu bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ; ưu tiên khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.”

Bên cạnh đó, ưu tiên đầu tư các cảng thủy nội địa trên các tuyến vận tải chính đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Theo Quy hoạch, tổng nhu cầu sử dụng đất khoảng 5.908 ha, gồm: khu vực miền Bắc khoảng 2.899 ha, khu vực miền Trung khoảng 296 ha, khu vực miền Nam khoảng 2/713 ha. Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước khoảng 8.765 ha, gồm: khu vực miền Bắc khoảng 4.120 ha, khu vực miền Trung khoảng 405 ha, khu vực miền Nam khoảng 4.240 ha.

Nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021 -2030 khoảng 157.533 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí đầu tư luồng và các cảng chuyên dùng).

Quy hoạch cũng xác định các giải pháp để huy động nguồn vốn đầu tư trong đó bao gồm cân đối ưu tiên vốn ngân sách nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng thuộc các tuyến vấn tải trọng yếu.

Bên cạnh đó đẩy mạnh huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, đặc biệt đối với cảng thủy nội địa.

 

Huy động vốn ngoài ngân sách trong phát triển hệ thống cảng biển

Thứ 5, 23/09/2021 | 19:43
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Làm đường cao tốc: Ngân sách nhà nước sẽ đóng vai trò “vốn mồi”

Thứ 4, 15/09/2021 | 15:53
Cần huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư đường bộ cao tốc, chủ yếu triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Cùng tác giả

Phỏng đoán nguyên nhân máy bay của Vietnam Airlines bị móp đầu do mưa đá

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:54
Sau khi phát hiện sự cố ở phần kính lái và phần đầu, 1 máy bay của Vietnam Airlines từ Hà Nội đi Cần Thơ đã phải quay trở lại sân bay Nội Bài để bảo đảm an toàn.

Phê duyệt quy hoạch sân bay Liên Khương

Thứ 2, 20/05/2024 | 17:44
Bộ GTVT vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng cao tốc La Sơn - Hòa Liên

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Cao tốc đoạn La Sơn - Hòa Liên dài 66 km, hiện có quy mô 2 làn xe, bề rộng mặt đường 12 m, tốc độ thiết kế 60 km/h, đã đưa vào khai thác từ tháng 4/2022.

Bộ GTVT đề nghị rà soát suất đầu tư cao tốc Phủ Lý-Nam Định vì quá cao

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nam Định liên quan phương án đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định.

Phó Thủ tướng chỉ đạo "gỡ khó" vật liệu san lấp cho dự án giao thông

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:38
Các Bộ, ngành theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để tình trạng thiếu vật liệu ảnh hưởng tiến độ dự án.
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Thu 5.300 tỷ đồng từ đất trong 5 tháng đầu năm

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:52
Các khoản thu từ đất giúp Thanh Hóa ghi nhận khoảng 5.300 tỷ đồng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2024.

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Thanh Hóa: Thu 5.300 tỷ đồng từ đất trong 5 tháng đầu năm

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:52
Các khoản thu từ đất giúp Thanh Hóa ghi nhận khoảng 5.300 tỷ đồng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2024.

Giá vàng 21/5: Vàng nhẫn đi xuống, dao động quanh 77,5 triệu đồng/lượng

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:46
Giá vàng nhẫn quay đầu đi xuống phiên mở cửa sáng nay trong khi giá vàng SJC điều chỉnh không đồng nhất.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn thu về hơn 510 triệu USD

Thứ 3, 21/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt hơn 1,1 triệu tấn, thu về hơn 510 triệu USD, giảm nhẹ về lượng nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ 2023.