Đón bắt xu thế, tăng cường năng lực cạnh tranh để phục hồi du lịch Việt Nam

Đón bắt xu thế, tăng cường năng lực cạnh tranh để phục hồi du lịch Việt Nam

Nguyễn Anh Ngọc
Chủ nhật, 26/12/2021 | 07:00
0
Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã sớm có chính sách, biện pháp để phục hồi du lịch, Việt Nam chúng ta cũng cần nhanh chóng đón bắt xu thế này.

Đến năm 2030, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

Tại hội thảo “Du lịch Việt Nam 2021 - phục hồi và phát triển” tổ chức tại Nghệ An ngày 25/12, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, lãnh đạo Quốc hội hoan nghênh sáng kiến của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cùng với bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch và tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức Hội thảo rất có ý nghĩa này.

Đây là sự tiếp nối hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan, nhằm làm sâu sắc thêm các vấn đề đã được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và Phát triển bền vững”.

“Chủ đề “Du lịch Việt Nam - phục hồi và phát triển” của hội thảo có tính thời sự cao, nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, chuyên gia, hiệp hội trong bối cảnh đất nước ta đang từng bước kiểm soát được dịch bệnh, duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thực hiện mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, ông Mẫn nói.

Kinh tế vĩ mô - Đón bắt xu thế, tăng cường năng lực cạnh tranh để phục hồi du lịch Việt Nam

 Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội thảo.

Ở nước ta, ngành du lịch có nhiều lợi thế và tiềm năng nhờ sự đa dạng về truyền thống lịch sử, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. Phát triển ngành du lịch là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, từ khi có Nghị quyết 08 ngày 16/1/2017 của bộ Chính trị, ngành du lịch liên tục có bước phát triển đột phá: năm 2019, doanh thu từ ngành du lịch đạt 32,8 tỷ USD, đóng góp 9,2% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra 2,5 triệu việc làm.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có ngành du lịch. Hoạt động du lịch gần như bị đóng băng; các chỉ số tăng trưởng của ngành du lịch đều sụt giảm nghiêm trọng; các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch hầu hết phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động; nhiều người lao động của ngành không có việc làm, phải chuyển sang việc khác.

“Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia đã sớm có chính sách, biện pháp để mở cửa, phục hồi du lịch, Việt Nam chúng ta cũng cần nhanh chóng đón bắt xu thế này”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu đối với ngành du lịch: Đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm 3 quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững; Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững; du lịch đóng góp khoảng 14 đến 15% tổng sản phẩm quốc nội.

Kinh tế vĩ mô - Đón bắt xu thế, tăng cường năng lực cạnh tranh để phục hồi du lịch Việt Nam (Hình 2).

Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.

5 biện pháp phục hồi du lịch

Cũng tại Hội thảo, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã đưa ra 5 biện pháp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, nắm bắt xu thế, sớm phục hồi du lịch.

Thứ nhất là tác động của dịch Covid-19 đã làm thay đổi bối cảnh và xu thế phát triển du lịch của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Do đó, cần có sự đánh giá toàn diện, sâu sắc tác động đối với các ngành kinh tế, nhất là ngành du lịch; đánh giá thực trạng và xu thế phát triển du lịch; nghiên cứu sâu các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị và trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, làm cơ sở đề xuất, kiến nghị các giải pháp phục hồi, phát triển du lịch trong thời gian tới.

Thứ hai là tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 30, tạo cơ sở pháp lý để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt hơn trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết dành ngân sách cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, đòi hỏi cần có giải pháp hiệu quả, toàn diện hơn nữa.

Kinh tế vĩ mô - Đón bắt xu thế, tăng cường năng lực cạnh tranh để phục hồi du lịch Việt Nam (Hình 3).

Các đại biểu thảo luận bàn tròn.

Thứ ba là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam; khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển các sản phẩm, thương hiệu du lịch độc đáo, đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử Việt Nam, đạt đẳng cấp thế giới. Đặc biệt, chú ý gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên với phát triển du lịch bền vững.

Thứ tư, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực khác. Do đó, các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch cần xem xét hài hòa, tổng thể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và cả nước.

“Thứ năm là cần tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để bao phủ hết các đối tượng tác động. Đồng thời, tôi cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền tiếp thu ý kiến đại biểu tại Hội thảo, có các giải pháp cụ thể, thực thi, nhất quán từ Trung ương đến địa phương để tháo gỡ khó khăn, sớm phục hồi ngành kinh tế mũi nhọn này”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết.

Tiếp tục hội thảo du lịch 2021 với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển”, chiều 25/12, ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội đã tham dự phiên toàn thể Hội thảo. Phiên toàn thể có sự tham dự trực tiếp của khoảng 300 đại biểu là đại diện các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia, các doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức có liên quan đến du lịch ở trong nước, quốc tế và dự trực tuyến tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ, 19 điểm cầu các tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch trong cả nước và trên các nền tảng trực tuyến khác.

Xem thêm:5 giải pháp "chìa khoá vàng" khôi phục du lịch quốc tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Xem thêm: Xu hướng sau đại dịch và lộ trình để du lịch Việt Nam trở lại "thời hoàng kim"

Xem thêm: Gần 200 chuyên gia “hiến kế” phục hồi du lịch, vượt qua đại dịch Covid-19

 
 
 

 

 

Xu hướng sau đại dịch và lộ trình để du lịch Việt Nam trở lại "thời hoàng kim"

Thứ 7, 25/12/2021 | 18:00
Du lịch thời gian tới sẽ triển khai 2 giai đoạn, đó là mở lại du lịch nội địa, du lịch quốc tế, sau đó phục hồi và phát triển đạt mức trước dịch Covid-19.

Cần giúp khách du lịch không còn "sợ Covid"

Thứ 7, 25/12/2021 | 17:59
Giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp phục hồi đó là mở cửa, có thị trường hoạt động, để có được điều này phụ thuộc vào việc du khách cảm thấy an toàn khi đi du lịch.

Gần 200 chuyên gia “hiến kế” phục hồi du lịch, vượt qua đại dịch Covid-19

Thứ 7, 25/12/2021 | 15:20
Các chuyên gia đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch vô cùng lớn. Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội chuyển mình, vừa là thách thức với du lịch Việt Nam.
Cùng tác giả

Đổi thay trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 20:00
Đi trên con đường trải nhựa, bê tông rộng rãi, dưới những hàng cây xanh mát, hai bên nở hoa sen rực rỡ, ai cũng cảm nhận được bước chuyển mình trên quê Bác.

Nữ công nhân làm theo lời Bác, nghị lực vượt lên số phận

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:28
Vượt lên nghịch cảnh, nữ công nhân nhỏ bé đã được tôn vinh là điển hình Công nhân Nghệ An làm theo lời Bác năm 2024.

Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:31
Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian, hàng cây quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Tăng tốc hoàn thiện dự án trọng điểm kết nối khu vực Bắc Trung Bộ

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:42
Các dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An đưa vào hoàn thiện sẽ kết nối xây dựng và phát triển khu vực Bắc Trung Bộ.

Nguyên nhân nhiều dự án đầu tư công tại Nghệ An chậm giải ngân

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Mặc dù đã hết quý 1/2024, nhưng tại Nghệ An có 26/68 đơn vị giải ngân dưới 10%, trong đó có 13 đơn vị chưa giải ngân (0%).
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Giá vàng 19/5: Vàng SJC tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:58
Giá vàng trên thị trường thế giới chốt tuần thứ 2 tăng, trên 2.400 USD/ounce. Giá vàng trong nước tăng theo, trên mốc 90 triệu đồng/lượng.