Doanh nghiệp tư nhân: Dấu ấn 3 thập kỷ và con đường phía trước

Thứ 7, 14/10/2023 | 10:00
0
Đến nay, kinh tế tư nhân đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Sự thay đổi ngoạn mục

Việt Nam có lịch sử phát triển doanh nghiệp tư nhân mới chỉ hơn 30 năm kể từ khi có những đạo luật đầu tiên cho doanh nghiệp. Dù ngắn ngủi hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, tuy nhiên đến nay, kinh tế tư nhân đã có sự chuyển mình nhanh chóng, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Về số lượng, tính trung bình trong giai đoạn 2010 - 2021, bình quân mỗi năm có trên 100.000 doanh nghiệp được thành lập. Đặc biệt, giai đoạn 2018 - 2022, mỗi năm có hơn 130.000 doanh nghiệp được thành lập mới. 

Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, tinh thần kinh doanh, tinh thần đổi mới và khát vọng vươn lên của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng mạnh mẽ, trách nhiệm xã hội, đạo đức, văn hóa ngày càng lan tỏa sâu rộng. Số lượng tỷ phú tại Việt Nam có mặt trong danh sách Forbes đã có sự thay đổi vượt trội, từ 1 đại diện vào năm 2006 đến thời điểm tháng 8/2023, là 6 đại diện.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp tư nhân: Dấu ấn 3 thập kỷ và con đường phía trước

Khối doanh nghiệp tư nhân Việt vẫn chưa thực sự trở thành lực lượng hùng mạnh như kỳ vọng.

Dù được khẳng định vai trò trong nền kinh tế, khối doanh nghiệp tư nhân Việt vẫn chưa thực sự trở thành lực lượng hùng mạnh như kỳ vọng, các doanh nghiệp tư nhân lớn chưa đạt được tầm cỡ thế giới. Một số doanh nghiệp tư nhân lớn đã xuất hiện nhưng số lượng chưa nhiều và các thương hiệu Việt Nam vẫn có giá trị thấp hơn các thương hiệu của nhiều quốc gia Đông Nam Á. 

Doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ và vừa gặp phải nhiều trở ngại (cả khách quan và chủ quan) trong quá trình phát triển. Do vậy, số lượng doanh nghiệp từ quy mô nhỏ vươn lên quy mô vừa, từ quy mô vừa vươn lên quy mô lớn khá ít ỏi và thường diễn ra với tốc độ khá chậm. 

Những đánh giá gần đây cho thấy những trở ngại ngăn cản doanh nghiệp tăng trưởng quy mô là: Môi trường kinh doanh vẫn thiếu thuận lợi, doanh nghiệp tư nhân chưa hoàn toàn được đối xử thuận lợi như với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai, vốn, thị trường, khách hàng và các bất lợi về thuế, hải quan; Rủi ro về thay đổi chính sách và pháp luật kinh doanh khiến việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp thường có tính ngắn hạn, nhỏ lẻ mà không có tính chiến lược dài hạn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân trong nước hầu hết có quản trị yếu, kỷ luật thị trường chưa đảm bảo, chưa chú trọng đầu tư công nghệ và có tầm nhìn dài hạn.

Con đường phía trước

Trong tương lai, một xu hướng thực sự có ý nghĩa và sẽ giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả sự phát triển của toàn bộ khu vực doanh nghiệp tư nhân, đó là quốc gia số - kinh tế số - xã hội số. Đây chính là xu hướng của tương lai, được thể hiện trong một số điểm nổi bật. 

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp tư nhân: Dấu ấn 3 thập kỷ và con đường phía trước (Hình 2).

Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành động lực quan trọng làm thay đổi diện mạo đất nước.

Thứ nhất, Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỉ lệ sử dụng Internet tăng trưởng cao nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2023, Việt Nam có tổng cộng gần 78 triệu người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 79,1% tổng dân số. Việt Nam cũng có hơn 77 triệu người dùng Facebook, 62,5 triệu người dùng Youtube, 54 triệu người dùng Messenger và hàng triệu tài khoản mạng xã hội khác. Điều đáng nói đây đều là những con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng mà không có dấu hiệu chững lại. 

Đó chỉ là một trong số ít những ví dụ cho thấy kinh tế số Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Và các doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có lợi thế trong một việc phát triển nền kinh tế số và có thể biến đây thành “sân nhà” cho mình. 

Thứ hai, trong khoảng thời gian 5 - 6 năm gần đây, Việt Nam đã ban hành và đưa vào thực thi nhiều chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số như Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược Cách mạng công nghiệp 4.0 đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030….

Các chương trình này được Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ rất quan tâm, khẳng định cam kết và dành nguồn lực lớn để thực hiện, tạo không gian về chính sách và định hướng rất quan trọng quá trình chuyển đổi

Thứ ba, sẽ có nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế ngày càng tiềm năng và có thể trở thành chìa khoá của các doanh nghiệp tư nhân để tập trung ưu tiên phát triển trong thời gian tới. 

Trước hết, các lĩnh vực liên quan đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam đã và đang phát triển rất mạnh. Chưa bao giờ, chúng ta lại chứng kiến sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và quyết tâm của Chính phủ đối với vấn đề này lại lớn đến như vậy. 

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, giữ vững vai trò là một động lực quan trọng trong nền kinh tế, các chính sách trong thời gian tới cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng không chỉ tạo thuận lợi với doanh nghiệp trong gia nhập thị trường mà còn giúp doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng. 

Bên cạnh đó, cần có chính sách nhằm thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân lớn, doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời nâng cao năng lực của các doanh nghiệp khi tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT

[E] TS. Vũ Tiến Lộc: Doanh nghiệp Việt đang rất kiên cường

Thứ 4, 11/10/2023 | 15:31
TS. Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, dù đang đối diện với loạt thách thức, khủng hoảng toàn cầu nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang rất kiên cường để vượt qua khó khăn.

Chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Vực dậy sau "bão"

Thứ 4, 11/10/2023 | 09:21
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả những phân tích, nhận định “Đòn bẩy từ chính sách” hỗ trợ doanh nghiệp và những câu chuyện của doanh nhân nhân ngày 13/10.

[E] “Mọi chính sách phải hướng đến người dân, doanh nghiệp”

Thứ 4, 11/10/2023 | 10:11
Theo Phó Chủ tịch Trần Công Phàn, để doanh nghiệp phát triển cần phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

[E] Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải: Tạo môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân

Chủ nhật, 12/02/2023 | 07:15
Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên kỳ vọng Tp.Phổ Yên sẽ là “hạt nhân” quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh.

[E] Chuyển đổi số, cuộc đua không đơn độc của kinh tế tư nhân

Thứ 4, 02/02/2022 | 11:00
"Cá nhân tôi, đôi khi cũng từng phát hiện ra rằng, trong lòng mình có một "nô lệ nhỏ" đang ngồi, nhưng giờ không còn nữa", Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ.
Cùng tác giả

Thêm một công ty "họ" Apec tổ chức ĐHĐCĐ bất thành

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:12
Tương tự Chứng khoán Apec, IDJ Việt Nam tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần 1 bất thành do không đủ 50% cổ đông tham dự.

Cổ phiếu ngân hàng hạ nhiệt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:37
Nhóm sản xuất thực phẩm tiếp tục là tâm điểm khi MSN dẫn đầu đà tăng của thị trường với mức đóng góp gần 1,1 điểm. Các mã HAG, HNG, BAF, VNH cũng tăng kịch trần.

EVNFinance có tân Phó Chủ tịch HĐQT

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:38
Tân Phó Chủ tịch EVNFinance Lê Mạnh Linh có thâm niên 20 năm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và giữ nhiều chức vụ quan trọng ở một số DN, tổ chức tín dụng.

Lăng kính chứng khoán 17/5: Chưa đủ an toàn cho các vị thế mua mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Aseansc cho rằng vùng giao dịch hiện tại chưa đủ an toàn cho các vị thế mua mới, nhà đầu tư tạm dừng mua và quan sát.

Cổ phiếu ngân hàng "dậy sóng" sau đề xuất gia hạn Thông tư 02

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:46
Cổ phiếu ngành ngân hàng có tới 9/10 mã kéo tăng điểm thị trường. Đứng đầu là anh cả VCB khi đóng góp 2,2 điểm vào chỉ số VN-Index.
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.
     
Nổi bật trong ngày

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Giá vàng 19/5: Vàng SJC tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:58
Giá vàng trên thị trường thế giới chốt tuần thứ 2 tăng, trên 2.400 USD/ounce. Giá vàng trong nước tăng theo, trên mốc 90 triệu đồng/lượng.