Doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được thì doanh nghiệp Nhà nước phải xông pha

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 24/03/2022 | 20:57
0
Thủ tướng yêu cầu nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của DNNN trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có quyết tâm cao hơn để DN thực hiện sứ mệnh của mình.

Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội nghị sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để Chính phủ ban hành, làm sao tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả của DNNN.

DNNN phải đóng vai trò tiên phong dẫn dắt

Trăn trở về những mong muốn với DNNN, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, DNNN là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Sứ mệnh của DNNN được Đảng ta xác định rất rõ ràng. Nhưng trăn trở là làm sao để DNNN thực hiện được sứ mệnh này?

Theo đó Thủ tướng nhận định, Nhà nước phải tạo ra môi trường, không gian, hệ sinh thái cho doanh nghiệp đúng với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh và thực tiễn của Việt Nam qua các thời kỳ. Thủ tướng cho rằng tư duy phải linh hoạt, thay vì cứ tập trung cho quản lý chặt chẽ phải đổi mới thúc đẩy phát triển.

“Chúng ta không thoả mãn với những gì đạt được bởi thế giới vận động phát triển. Do đó, Nhà nước phải tạo ra hệ sinh thái này từ tư duy đó bằng sự thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ, trân trọng, nâng niu nhưng phải cương quyết và nhất quán, rạch ròi. Trong khi đó, doanh nghiệp phải vận động tích cực, tham gia vào phát triển kinh tế đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tiêu điểm - Doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được thì doanh nghiệp Nhà nước phải xông pha

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp Nhà nước diễn ra cả ngày 24/3 (Ảnh: VGP).

Thủ tướng đánh giá, qua 30 năm đổi mới, doanh nghiệp đóng góp quan trọng vào sự bảo vệ, phát triển đất nước dù có lúc thăng trầm và đột phá, trong đó có DNNN. Năm 2021, đất nước gặp khó khăn vì đại dịch, DNNN đóng góp ngân sách chiếm 25%, DNNN còn làm sứ mệnh của mình ở các lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân, FDI không làm hoặc triển khai khó khăn.

DNNN cũng chiếm tỉ trọng lao động lớn, thực hiện các công việc Đảng và Nhà nước giao. Tổng vốn huy động của DNNN chiếm hơn 12%.

“Chúng ta phải khẳng định những điểm đã được, nhưng trăn trở vẫn còn nhiều điểm chưa đạt được tương xứng với nguồn lực sẵn có, có thể lớn mạnh hơn nữa nhưng chưa lớn mạnh. 5 năm vừa qua không có công trình lớn nào do DNNN đầu tư, đây là trăn trở rất sâu sắc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng nhấn mạnh đổi mới khoa học cũng là điểm yếu. Nguồn lực đầu tư giảm dần. Theo đó, các ý kiến nhắc nhiều tới thể chế và cơ chế chính sách còn bất cập. Nhận thức đánh giá của cơ quan nhà nước về DNNN còn hạn chế, chưa liên tục. Vấn đề về quản lý nhà nước, cán bộ, chính sách, các vấn đề tạo điều kiện pháp lý và môi trường hoạt động cho doanh nghiệp.

Muốn vậy, Thủ tướng yêu cầu đảm bảo vĩ mô, ổn định an toàn xã hội. DNNN phải góp phần đắc lực hiệu quả về xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, dựa vào nguồn lực bên trong là quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu đảm bảo các cân đối lớn một cách nhạy bén linh hoạt. Các DNNN phải góp phần vào quá trình này, không phải sản xuất manh mún, chia cắt nữa mà phải bài bản ổn định.

DNNN phải đóng vai trò tiên phong dẫn dắt trong đổi mới khoa học công nghệ. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đạo đức trong kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động năm sau cao hơn năm trước.

“Những gì doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI chưa làm hoặc còn khó khăn thì DNNN phải xông pha”, Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời đặt mục tiêu kế thừa phát huy những kết quả đã đạt được, tạo được đột phá phát triển nhanh nhưng bền vững những năm tới đây. Tạo cạnh tranh tốt hơn, đóng góp tốt hơn cho ngân sách Nhà nước mục tiêu tăng 30%.

Xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp

Thủ tướng đồng tình với 8 giải pháp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra, đồng thời nhấn mạnh phải chung tay xây dựng hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp.

“Một môi trường cho doanh nghiệp phát triển phải lành mạnh, cạnh tranh, bình đẳng, trách nhiệm, nghĩa tình, hiệu quả và không tham nhũng, phù hợp nền kinh tế thị trường”, Thủ tướng khẳng định.

Tiếp đến, phải nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của DNNN trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Từ đó có quyết tâm cao hơn, để doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh của mình. Tập trung tháo gỡ thể chế cơ chế chính sách theo chuẩn mực quốc tế. Tăng cường phân cấp phân quyền mạnh mẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ, chủ động của doanh nghiệp.

“Hiện nay còn nhiều điều chưa tách bạch giữa quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc gì cũng dồn lên trung ương nên chưa được giải quyết. Chúng ta tăng cường phân cấp phân quyền, phân bổ nguồn lực và có công cụ kiểm soát”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tiêu điểm - Doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được thì doanh nghiệp Nhà nước phải xông pha (Hình 2).

Đại diện các doanh nghiệp Nhà nước dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội (Ảnh: VGP).

Chính phủ, bộ ngành địa phương phải có cơ chế đặt hàng, hỗ trợ thực hiện có tính toán tới nguồn lực của doanh nghiệp. Thủ tướng chỉ đạo mạnh dạn nhanh chóng thực hiện các dự án trọng điểm như dự án cao tốc, cảng biển, nhà máy…thời gian tới.

Thủ tướng đồng tình việc giao DNNN đầu tư hạ tầng gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng chuyển đổi số… nhưng lưu ý không đầu tư dàn trải ra ngoài lĩnh vực của mình, yêu cầu phải thay đổi tư duy không bó hẹp mà phải linh hoạt năng động.

Về vấn đề cán bộ, nguồn nhân lực, cơ cấu bộ máy cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng yêu cầu mỗi DNNN chọn lọc con người thế nào cho phù hợp điều kiện phát huy tối đa nguồn lực sẵn có. Thủ tướng nói rằng, chúng ta đã có thời gian thí điểm thuê giám đốc nước ngoài, phải năng động, sáng tạo, từng bước hoàn thiện phù hợp với doanh nghiệp. Đánh giá cán bộ làm doanh nghiệp phải tổng thể.

Nội dung tiếp theo mà Thủ tướng nhấn mạnh là phải coi trọng công tác giám sát kiểm tra phòng chống tham nhũng tiêu cực trong doanh nghiệp. Cơ bản các cơ chế đã có, phải thực hiện cho đúng.

Cùng với đó là DNNN xây dựng thương hiệu và công tác truyền thông. “Cũng một chiếc áo đó nhưng thương hiệu Nike khác, May 10 khác. Dù chúng ta gia công nhưng nguyên liệu thiết kế và thương hiệu của họ. Do đó, chúng ta phải xây dựng thương hiệu”, Thủ tướng yêu cầu.

Cuối cùng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn đọng nhiều năm, yêu cầu “làm sạch” để bước vào thời kỳ mới.

Xem thêm các ý kiến tại Hội nghị:

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải có tư duy “nghĩ lớn, làm lớn”

2 vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước được "mổ xẻ" tại hội nghị với Thủ tướng

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa xứng với nguồn lực

Vietnam Airlines mong Bộ ngành hỗ trợ, dùng sản phẩm của doanh nghiệp

Petrolimex xin được ưu tiên xây 50% số cây xăng trên đường cao tốc

Vietnam Airlines mong Bộ ngành hỗ trợ, dùng sản phẩm của doanh nghiệp

Thứ 5, 24/03/2022 | 16:07
Chủ tịch Vietnam Airlines kiến nghị Chính phủ hỗ trợ hãng vượt qua khó khăn, bao gồm hàng loạt biện pháp từ tái cơ cấu, miễn thuế xăng dầu, hoãn công bố BCTC....

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải có tư duy “nghĩ lớn, làm lớn”

Thứ 5, 24/03/2022 | 11:28
Khối doanh nghiệp Nhà nước cũng cần được “cởi trói”, cần thay đổi tư duy để có các dự án quy mô lớn, có tính chất lan tỏa đối với các nền kinh tế khác.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa xứng với nguồn lực

Thứ 5, 24/03/2022 | 10:15
DNNN tuy nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế, nhưng không có các dự án có quy mô đủ lớn tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa, nâng cao sức cạnh tranh cho Việt Nam.
Cùng tác giả

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
Cùng chuyên mục

Những lưu ý về lịch nghỉ lễ 2/9 năm nay, người lao động cần biết

Thứ 7, 11/05/2024 | 10:10
Đợt nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 kéo dài 4 ngày, bao gồm 2 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh và 2 ngày nghỉ hằng tuần.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thủ tướng chủ trì hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:38
Sáng 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Biểu đồ “thăng” dần lên của quan hệ Việt Nam - Brazil sau 35 năm

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Trong 35 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Brazil đã và đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn.
     
Nổi bật trong ngày

Những lưu ý về lịch nghỉ lễ 2/9 năm nay, người lao động cần biết

Thứ 7, 11/05/2024 | 10:10
Đợt nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 kéo dài 4 ngày, bao gồm 2 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh và 2 ngày nghỉ hằng tuần.