Điều kiện để F0 được điều trị tại nhà

Điều kiện để F0 được điều trị tại nhà

Chủ nhật, 22/08/2021 | 06:00
0
Các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc nhẹ, không có dấu hiệu của viêm phổi và hội đủ các điều kiện theo quy định của ngành y tế sẽ được điều trị tại nhà.

Cụ thể, theo Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành ngày 21/8, người nhiễm Covid-19 được quản lý điều trị tại nhà là người được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Đồng thời không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè,...

Bên cạnh đó, F0 điều trị tại nhà cần đáp ứng thêm tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí, gồm: Tiêm đủ 2 mũi hoặc một mũi vắc-xin Covid-19 sau 14 ngày; hoặc có đủ 3 yếu tố gồm: Trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi, không có bệnh nền theo quy định và không mang thai.

Người bệnh điều trị tại nhà phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Cơ sở quản lý sức khỏe người nhiễm Covid-19 hướng dẫn người nhiễm Covid-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị theo quy định.

Đặc biệt, Bộ Y tế lưu ý đối với F0 điều trị tại nhà khi phát hiện một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu,... để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Nhịp thở: Nhịp thở trên 21 lần/phút đối với người lớn; trên 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi hoặc trên 30 lần/phút với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

- SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban,...

- Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng,...

Bộ Y tế khuyến cáo người nhiễm Covid-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ phù hợp với tình trạng sức khỏe; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.

Đặc biệt, F0 không được bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái. Tuyệt đối không ra khỏi nhà trong thời gian cách ly y tế tại nhà.

Bộ Y tế đề nghị cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà hướng dẫn người nhiễm cách thức liên hệ để được xử lý, chuyển viện cấp cứu kịp thời trong các trường hợp bất thường. Trong thời gian đợi chuyển tuyến, các cơ sở quản lý phải hướng dẫn, cấp cứu cho bệnh nhân.

Minh Hoa (t/h theo VnExpress, Sức khỏe & Đời sống)

Vì sao trước khi tiêm vắc xin thường bị tăng huyết áp?

Thứ 7, 21/08/2021 | 14:10
Trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhiều người huyết áp cao đột ngột dù trước đó chưa từng bị tăng huyết áp. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Info: Người mắc bệnh nền có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19?

Thứ 3, 17/08/2021 | 10:21
Theo hướng dẫn mới của bộ Y tế, có 5 nhóm cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trước khi tiêm, trong đó có nhóm người mang bệnh nền, bệnh mạn tính.

Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 sẽ tạo ra kháng thể như thế nào?

Thứ 6, 13/08/2021 | 22:26
Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, vắc-xin là giải pháp hữu ích để phòng dịch Covid-19 nên người dân cần sớm tiêm chủng.

Bao lâu sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 thì có thể mang thai?

Thứ 5, 12/08/2021 | 12:55
Phụ nữ có kế hoạch mang thai thì tiêm vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến dự định này không và tiêm vắc-xin có ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của nhiều người
Cùng chuyên mục

Nữ diễn viên ballet gặp tai nạn “kinh hoàng” khi tập luyện

Thứ 7, 18/05/2024 | 21:30
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một nữ diễn viên ballet trẻ gặp tai nạn “kinh hoàng” trong khi tập luyện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

9X Hồ Văn Vũ: Hành trình từ CEO đến nhà sáng tạo nội dung trên Tik Tok

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:56
Phía sau sự thành công của Tiktok tại thị trường Việt Nam, chính là những tư duy dám đột phá, dám hành động của nhiều con người, điển hình trong số đó là Hồ Văn Vũ - Đối tác phân phối sản phẩm Mỹ Phẩm Đông Anh Collagen X3 đồng thời là nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tik Tok.

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, rất sẵn ở vườn ai không biết "hơi phí"

Thứ 7, 18/05/2024 | 15:30
Hàm lượng carotene chứa trong loại rau này cao hơn 10 lần so với cà chua, dưa chuột.
     
Nổi bật trong ngày

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Cụ ông 74 tuổi trẻ như thanh niên nhờ công thức đơn giản, nhất là cái số 2

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Nhờ những thói quen khác lạ mà cụ ông 74 tuổi trông như thanh niên. Ông từng được trao giải thưởng “Người ông thời trang nhất".

Nữ diễn viên ballet gặp tai nạn “kinh hoàng” khi tập luyện

Thứ 7, 18/05/2024 | 21:30
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một nữ diễn viên ballet trẻ gặp tai nạn “kinh hoàng” trong khi tập luyện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Bác sĩ người Nhật 61 tuổi trẻ như U30 nhờ bí quyết "không tốn một xu"

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Một bác sĩ tim mạch 61 tuổi gây chú ý nhờ ngoại hình trẻ như thanh niên 30 tuổi chỉ nhờ thói quen độc đáo tại nhà, khiến ai cũng ngỡ ngàng.