Điểm nghẽn công nghiệp VN: Không phải 'ngứa chỗ nào là gãi chỗ đó'

Điểm nghẽn công nghiệp VN: Không phải 'ngứa chỗ nào là gãi chỗ đó'

Thứ 5, 08/06/2017 | 09:20
0
“Công nghiệp là ngành liên tục nhập siêu, điều này cho thấy ngành công nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, thiếu chủ động và dễ tổn thương trước biến động của thị trường thế giới”.

Đây chính là điểm yếu của ngành công nghiệp Việt Nam mà Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Đức Hưng chỉ ra tại hội thảo “ Kế hoạch tái cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững” được tổ chức mới đây.

Tiêu dùng & Dư luận - Điểm nghẽn công nghiệp VN: Không phải 'ngứa chỗ nào là gãi chỗ đó'

 Một nghịch lý là nước ta nhập khẩu hàng hóa công nghiệp tập trung chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu (nguồn ảnh: vietnamnet.vn)

Tại hội thảo, đại diện Bộ Công thương cũng giới thiệu cụ thể bản dự thảo kế hoạch cơ cấu ngành công nghiệp, trong đó nêu ra 12 điểm nghẽn đối với ngành này và đặt mục tiêu là khơi thông, xử lý nhanh, có hiệu quả các điểm nghẽn.

Một số điểm nghẽn đáng chú ý như nhập siêu kéo dài trong ngành công nghiệp cho thấy năng lực nội tại còn yếu, mặc dù là nền kinh tế tăng trưởng dựa khá nhiều vào xuất khẩu. Tuy nhiên, nghịch lý là nhập khẩu hàng hóa công nghiệp lại tập trung chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu.

Điều này cũng cho thấy công nghiệp ở nước ta phát triển chưa bền vững, mất cân đối về chuỗi giá trị khi không có khả năng tự cung ứng về nguồn đầu vào và máy móc thiết bị cho sản xuất công nghiệp, dẫn đến ngành công nghiệp trong nhiều năm vẫn cơ bản chỉ có thể phát triển ở khâu gia công. Việc quá bị phụ thuộc vào nhập khẩu và dẫn đến sự thiếu chủ động và dễ tổn thương trước các biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là phải nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Thêm vào đó, việc thu hút và tận dụng nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Quá trình hội nhập và ưu tiên thu hút đầu tư FDI tạo ra môi trường cạnh tranh, áp lực lớn hơn cho các doanh nghiệp nội địa. Không những vậy, phần lớn các ngành công nghiệp cho xuất khẩu ở Việt Nam do các doanh nghiệp FDI nắm giữ…

Trước những điểm nghẽn nêu trên, một số chuyên gia kinh tế đặt ra vấn đề trong khi các nước tiến hành công nghiệp hóa thành công, ngay từ đầu họ đã tận dụng  kinh tế thị trường quốc tế và xây dựng mô hình tổng quát là hướng về xuất khẩu thì nước ta lại “mập mờ” trong việc này.

Cụ thể, theo TS. Bùi Tất Thắng – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phân tích: “Ở một số nước đã thành công về công nghiệp hóa như Hàn Quốc, Nhật Bản… Ngay từ đầu họ đã tận dung kinh tế thị trường quốc tế hiện đại và mô hình tổng quát của họ đều hướng về xuất khẩu, còn nước ta bắt đầu từ thời kỳ đổi mới lại đưa ra một hướng rất nước đôi đó là: Hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những ngành, lĩnh vực mà ta có thế mạnh. Nhưng cuối cùng khi thực hiện lại không thiết kế được chính sách”.

Ông Thắng cho rằng, muốn có mô hình công nghiệp hóa thì phải có tính nhất quán vì đã hướng về xuất khẩu không thể đồng thời thay thế nhập khẩu, điều này sẽ khiến chính sách triệt tiêu nhau và thực thế là vậy. Trong 30 năm đổi mới, ban đầu có thể có một số thành công vì chúng ta xuất khẩu phần lớn những gì ta có, thế nhưng với hướng đi nói trên khi tổng kết lại có kết quả ngược lại là nghiêng mạnh về nội địa chứ không phải xuất khẩu.

Theo ông Thắng, trong vòng từ 5 đến 10 năm trở lại đây, Việt Nam có hai nền kinh tế công nghiệp đó là một nền kinh tế công nghiệp FDI do nước ngoài chi phối và thống lĩnh, chiếm vị trí rất thượng phong, thứ hai là công nghiệp nội địa, công nghiệp quốc gia có xu hướng co lại và dần bị lạc hậu, “ một nền công nghiệp hóa mới có thể chấp nhận việc này không?” – ông Thắng đặt câu hỏi.

Cuối cùng, ông Thắng chốt lại nếu chỉ dừng lại tập trung giải quyết điểm nghẽn thì chưa chắc đã đảm bảo được việc tăng trưởng nhanh và bền vững mà phải xử lý cái ngắn hạn trên nền tảng dài hạn chứ không phải chỉ giải quyết theo kiểu “ thấy ngứa chỗ nào thì gãi chỗ đó”.

Được biết, Bộ Công thương là đơn vị được Chính phủ giao đề án “ Kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020” và sẽ trình Thủ tướng trong tháng 6/2017.

Thiên Di

Cùng tác giả

Sắp hết thời gian thí điểm, số phận Uber, Grab ra sao?

Thứ 7, 02/12/2017 | 06:46
Thời gian thí điểm xe hợp đồng công nghệ theo Quyết định 24 của bộ Giao thông Vận tải đang bước vào những ngày cuối cùng. Đến tháng 1/2018 liệu có tiếp tục thực hiện hay sẽ dừng lại?

Lần đầu tiên 2 khách hàng cùng ẵm Jackpot 2 trị giá gần 2 tỷ

Thứ 5, 30/11/2017 | 17:11
Kỳ quay số mở thưởng 00052/17, công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã xác định được 2 vé trúng thưởng giải Jackpot 2 sản phẩm Power 6/55, mỗi giải trị giá 1.846.275.500 đồng.

Bài toán thiệt – hơn giữa Uber, Grab và taxi truyền thống

Thứ 5, 30/11/2017 | 06:43
Sau gần 2 năm thí điểm xe ứng dụng công nghệ như Uber, Grab, taxi truyền thống đã vấp phải nhiều khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường bởi các quy định còn nhiều hạn chế.

Bộ Công thương đang triển khai bán 53,59% vốn điều lệ tại Sabeco

Thứ 4, 29/11/2017 | 11:19
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang triển khai bán 53,59% vốn điều lệ của Sabeco do bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu.

Sáng nay (29/11) sẽ công bố kế hoạch thoái vốn tại Sabeco

Thứ 4, 29/11/2017 | 07:07
Theo nguồn tin từ bộ Công Thương, trong buổi sáng hôm nay sẽ công bố kế hoạch và phương án thoái vốn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Cùng chuyên mục

Thu hồi, tiêu hủy một lô sáp nẻ Vaseline

Thứ 5, 23/05/2024 | 13:07
Cục Quản lý Dược cho biết lý do thu hồi là nhãn sản phẩm không đáp ứng quy định về nhãn sản phẩm.

Giá nông sản hôm nay 23/5: Cà chua được giá, vải thiều đã hạ cánh tại châu Âu

Thứ 5, 23/05/2024 | 12:25
Cao su biến động không đồng nhất, hồ tiêu, cà phê đồng loạt tăng nóng, cà chua được mùa, được giá, nông dân Lạng Sơn phấn khởi.

Thanh Hóa tích cực "đẩy thuyền" để ngành du lịch vươn khơi

Thứ 5, 23/05/2024 | 11:00
Với thành công bước đầu, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có văn bản nhằm kịp thời chấn chỉnh các hành vi tiêu cực, và tăng cường nâng cao chất lượng du lịch địa phương.

Giá dầu thế giới tiếp đà "lao dốc" phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 5, 23/05/2024 | 10:35
Giá xăng dầu thế giới trượt dài. Dự báo nhiều khả năng giá xăng trong nước có thể biến động nhẹ trong kỳ điều chỉnh tới.

Vé máy bay giảm, cơ hội kích cầu du lịch ở nhiều địa phương

Thứ 5, 23/05/2024 | 10:11
Việc giá vé máy bay được kéo giảm và các hãng phối hợp cùng địa phương quảng bá du lịch tới người dân, được cho là sẽ kích cầu du lịch dịp cao điểm hè.
     
Nổi bật trong ngày

Thu hồi, tiêu hủy một lô sáp nẻ Vaseline

Thứ 5, 23/05/2024 | 13:07
Cục Quản lý Dược cho biết lý do thu hồi là nhãn sản phẩm không đáp ứng quy định về nhãn sản phẩm.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát hiện hàng trăm giày, dép giả mạo nhãn hiệu CROCS

Thứ 4, 22/05/2024 | 20:55
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phát hiện một cửa hàng chuyên kinh doanh bày bán giày, dép có dấu hiệu giả mạo giả mạo nhãn hiệu “CROCS”.

Vải thiều Thanh Hà lên kệ siêu thị Úc, giá hơn nửa triệu đồng/kg

Thứ 4, 22/05/2024 | 07:00
Lô vải thiều đầu tiên trong năm nay của huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã chính thức lên quầy siêu thị tại Úc và được bán với giá gần 600.000 đồng/kg.

Giá vàng 23/5: Vàng thế giới và trong nước cùng "lao dốc"

Thứ 5, 23/05/2024 | 09:46
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm xuống còn 2.482,4 USD/ounce. Tại thị trường trong nước, vàng SJC "bốc hơi" tới 1,1 triệu đồng mỗi lượng.

Xuất khẩu gạo sang EU: Còn nhiều dư địa tăng trưởng

Thứ 5, 23/05/2024 | 07:00
Tận dụng các cơ hội từ Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp Việt đã đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU, mang lại kết quả tích cực cả về doanh thu và thị phần.