Điểm mấu chốt để vừa thích ứng an toàn, vừa phát triển kinh tế

Điểm mấu chốt để vừa thích ứng an toàn, vừa phát triển kinh tế

Thứ 5, 10/02/2022 | 07:00
0
Theo các chuyên gia, trong năm 2022 để phát triển toàn diện thì cần đồng bộ các giải pháp trong việc thích ứng với dịch bệnh và mở cửa các hoạt động.

Việt Nam đã trải qua hơn 2 năm dịch bệnh, lúc này việc thích ứng an toàn, làm sao vừa phục hồi vừa phát triển kinh tế, đời sống xã hội được đảm bảo là điều mà Đảng, Nhà nước và mọi người dân đều hướng tới. Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam về những điểm sáng trong công tác phòng chống dịch, cũng như điểm mấu chốt trong năm 2022 để vừa thích ứng an toàn, vừa phát triển kinh tế.

Không nên quá lo lắng vì Covid-19

Người Đưa Tin (NĐT): Thưa ông, sau hơn 2 năm dịch bệnh, đến nay tỉ lệ tiêm vắc-xin cao, nhưng cũng xuất hiện biến chủng mới. Vậy, chúng ta cần làm gì để không còn lo lắng, sợ dịch Covid-19?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Về biến chủng của Covid-19 thường sẽ quan tâm đến biến chủng lây lan nhanh, gây triệu chứng nặng, vô hiệu hóa vắc-xin. Gần đây có biến chủng Omicron thì triệu chứng không quá nặng và vắc-xin vẫn còn tác dụng. Vì vậy, chúng ta không nên quá lo lắng, cần chấp nhận và mạnh dạn chuyển chiến lược từ “zero F0” sang thích ứng an toàn, phòng chống dịch bệnh một cách có hiệu quả, kiểm soát các ca nhiễm cộng đồng, không để số ca bệnh nặng, số ca tử vong tăng cao.

NĐT: Như ông nói, chúng ta chuyển chiến lược từ “Zero F0” sang thích ứng an toàn, điều này được thể hiện, triển khai trong thực tiễn đã thực sự đem lại hiệu quả?

PGS.TS Trần Đắc Phu:Chúng ta thực hiện theo Nghị quyết 128 của Chính Phủ là mở cửa, nới lỏng các hoạt động, nới lỏng việc đi lại. Chúng ta thích ứng an toàn, kiểm soát rủi ro, tăng cường các biện pháp dự phòng, không thực hiện việc cấm đoán, đặc biệt là cấm đoán việc đi lại. Tôi cho rằng, lúc này cần đồng bộ các giải pháp, đồng bộ các hoạt động trong việc thích ứng với dịch bệnh và mở cửa các hoạt động.

Ví dụ chúng ta chonhập cảnh thì du lịch nước ngoài mới phát triển, khách sạn mới có người ở,học sinh đi học thì các cô giáo mầm non mới có việc, cho phép mở cửa hàng thì những người kinh doanh mới có thể bán hàng…Tuy nhiên, lưu ý là tất cả các hoạt động đều phải được kiểm soát, không buông trôi thả lỏng. Luôn phải thực hiện các biện pháp 5K, đặc biệt với những người nguy cơ cao hay người có tiếp xúc gần.

Sự kiện - Điểm mấu chốt để vừa thích ứng an toàn, vừa phát triển kinh tế

Cần đồng bộ các giải pháp, đồng bộ các hoạt động trong việc thích ứng với dịch bệnh và mở cửa các hoạt động.

Tránh việc phát triển kinh tế mà để dịch bùng phát

NĐT: Vừa phòng, chống dịch bệnh và vừa phát triển kinh tế, là một chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng xin ông cho biết để phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh chúng ta cần ưu tiên điều gì?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Cần ưu tiên những vấn đề mũi nhọn, kinh tế trọng điểm, những ngành nghề liên quan tới phát triển tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Trong đó, mỗi địa phương cần tập trung vào thế mạnh của mình để phát triển như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… Tuy nhiên, phát triển kinh tế vẫn phải đảm bảo mục tiêu thích ứng an toàn, phòng chống dịch bệnh, đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người dân lên trên hết. Tránh việc phát triển kinh tế mà để dịch bệnh bùng phát không kiểm soát được. 

NĐT: Trong năm mới 2022, theo ông điểm mấu chốt là gì để có thể đảm bảo “mục tiêu kép” vừa thích ứng an toàn, vừa phát triển kinh tế và đời sống xã hội?

Sự kiện - Điểm mấu chốt để vừa thích ứng an toàn, vừa phát triển kinh tế (Hình 2).

Điểm mấu chốt và quan trọng nhất vẫn là tiêm vắc-xin.

PGS.TS Trần Đắc Phu: Trong năm nay, điểm mấu chốt và quan trọng nhất vẫn là tiêm vắc-xin. Chính phủ nên chỉ đạo tiêm vắc-xin nhắc lại hay là tiêm vắc-xin cho trẻ em, đó là điều quan trọng nhất hiện nay. Thuốc điều trị Covid-19 cũng là vấn đề quan trọng vì sẽ giảm được các ca bệnh nặng, giảm tử vong.Tiếp nữa, làm sao nâng cao năng lực của y tế cơ sở, y tế dự phòng tại các địa phương, làm sao để kiểm soát các ca nhiễm, không để các ca bệnh nặng. Một trong những yếu tố quan trọng nữa là y tế địa phương, cơ sở tiếp cận được ca nhiễm để tư vấn, điều trị, hạn chế các trường hợp diễn biến nặng và giúp đánh giá diễn biến của dịch bệnh.

Tôi vẫn luôn khuyến cáo, nhắc đi nhắc lại là không bao giờ chủ quan và luôn chủ động phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, đã xuất hiện những biến chủng mới nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát được, tuy nhiên tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp và mọi người dân luôn luôn phải đề phòng.

NĐT: Xin cảm ơn chia sẻ của ông!

Cơ hội cho tăng trưởng và phát triển toàn diện

Trao đổi thêm với Người Đưa Tin dưới góc nhìn kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng điểm mấu chốt trong năm 2022 đó là làm sao để sống chung an toàn với dịch bệnh. Khi dịch bệnh không bùng phát, vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh vừa sống chung với đại dịch thì mới có hy vọng tăng trưởng kinh tế khá hơn: “Việc đầu tư vào trang thiết bị y tế cũng như thuốc, vắc-xin phòng chống biến thể của Covid-19 là điều quan trọng nhất, từ đó chúng ta mới có thể mở cửa toàn diện nền kinh tế và sống chung được với đại dịch. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5%, tôi cho rằng phải thực hiện sống chung an toàn, vắc xin + 5K và mở cửa toàn diện nền kinh tế. Đồng thời, cải thiện chi phí giúp cho các chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh lưu thông một cách tốt nhất, từ đó nền kinh tế mới quay trở lại bình thường, chi phí mới giảm thấp, hàng hóa đáp ứng đầu ra đầu vào thì lúc đó sản xuất sẽ có cơ hội tăng trưởng. Bên cạnh đó, năm 2022 chúng ta cũng cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, sẽ thúc đẩy các ngành nghề kinh tế khác tăng trưởng và phát triển. Nếu chúng ta sống chung an toàn với đại dịch, sản xuất kinh doanh tốt thì việc người dân quay trở lại tiêu dùng là điều đương nhiên vì trong năm 2021 tiêu dùng trong nước của chúng ta giảm sút, người dân tiêu tiết kiệm. Vì vậy, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước cũng là một trong các yếu tố quan trọng, là cơ hội để tăng trưởng và phát triển”.

Hoàng Bích - Thu Lan

Chính thức ban hành gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng

Thứ 2, 31/01/2022 | 11:20
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ.

Khởi động gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ chậm nhất trong quý I/2022

Thứ 6, 28/01/2022 | 18:27
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, Bộ KH&ĐT đã tham mưu cho Chính phủ triển khai ngay gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội, chậm nhất bắt đầu trong quý I/2022.

Sức mua tăng ngày cận Tết, doanh nghiệp hối hả phục vụ người dân

Thứ 4, 26/01/2022 | 07:00
Trong những ngày sát Tết Nguyên đán, sức mua tăng đột biến, các siêu thị, doanh nghiệp cũng hoạt động hết công suất để phục vụ người dân với nhiều chương trình khuyến mãi bùng nổ.
Cùng tác giả

Xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 33 của UBTVQH

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tại phiên họp thứ 33.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Tập trung tối đa, chuẩn bị kỹ lưỡng kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:45
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý ưu tiên, tập trung tối đa, mọi mặt để chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, khoa học Phiên họp thứ 33 của UBTVQH và kỳ họp thứ 7.

Chất lượng dịch vụ của 10 doanh nghiệp bưu chính năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa thông tin về tình hình chất lượng dịch vụ bưu chính của một số doanh nghiệp bưu chính năm 2023.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Nghị quyết trình Quốc hội về đất đai

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
Việc xây dựng các Nghị quyết của Quốc hội để thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doa
Cùng chuyên mục

“Cú bắt tay ngầm” gây thiệt hại lớn của cán bộ quản lý Nhà nước với DN tư nhân

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:09
Nhiều vụ án tham nhũng, chức vụ có sự cấu kết chặt chẽ, tinh vi giữa cán bộ Nhà nước với các công ty, doanh nghiệp tư nhân.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Yêu cầu triển khai việc trả phí đăng kiểm bằng chuyển khoản, quẹt thẻ

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:45
Việc các Trung tâm đăng kiểm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt gây mất thời gian, không tạo thuận lợi cho người dân và không phù hợp với chủ trương của Nhà nước.

Thu ngân sách Nhà nước 4 tháng ước đạt 43,1% dự toán

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:45
Lũy kế thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 4 tháng năm 2024 ước đạt 733,4 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Bộ trưởng Tô Lâm: Hải Phòng thực hiện bằng được mục tiêu giảm tội phạm

Thứ 5, 09/05/2024 | 18:36
Đây là đề nghị của Bộ trưởng Tô Lâm tại cuộc làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ Tp.Hải Phòng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh địa phương.
     
Nổi bật trong ngày

Xúc động Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn"

Thứ 5, 09/05/2024 | 09:10
Những câu chuyện về cuộc đời và hành trình nuôi chí lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện một cách chân thực và đầy xúc động trong chương trình này.

Nghệ An: 4 tháng đầu năm 2024 đã giải ngân gần 989 tỷ đồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:55
UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị giao ban toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và 3 chương trình MTQG.

Bộ GTVT ủng hộ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư cao tốc Phủ Lý - Nam Định

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ GTVT cho rằng việc Thủ tướng giao UBND tỉnh Nam Định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Phủ Lý - Nam Định là có cơ sở.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Hải Phòng: 50 gian hàng dự Triển lãm quốc tế điều khiển và tự động hóa

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:07
Các gian hàng tập trung vào các lĩnh vực mô hình hóa, mô phỏng và điều khiển quá trình sản xuất, công nghệ vật liệu, năng lượng mới, năng lượng tái tạo.