Đề xuất thay tên gọi “Luật Tài nguyên nước” thành “Luật Nguồn nước”

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 21/10/2022 | 13:09
0
Theo GS.TS. Lê Hồng Hạnh mặc dù lấy tên là Luật Tài nguyên nước nhưng nội dung của Luật lại bao trùm ngoài phạm vi của tài nguyên nước.

Ngày 21/10, phát biểu tại tọa đàm góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức, GS.TS Lê Hồng Hạnh (Hội Luật gia Việt Nam) cho rằng cần xem xét lại vấn đề cốt lõi nhất của một văn bản Luật đó là phạm vi điều chỉnh.

Theo đó, ở dự thảo Luật lần này, phạm vi điều chỉnh được ghi nhận là “Luật này quy định về quản lý, điều hoà, phân phối, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”.

GS.TS. Lê Hồng Hạnh cho rằng phạm vi điều chỉnh như vậy là “rất không ổn về kỹ thuật lập pháp và vì thế dẫn đến không thể xác định được phạm vi và các nội hàm cần thiết của Luật.”

“Sau này nếu như ban hành xong Luật, chúng ta tổ chức phổ biến tuyên truyền pháp luật không nhẽ lại mời sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá,… đến để lắng nghe. Phải hiểu rằng đối tượng điều chỉnh của Luật phải là hành vi của con người làm tác động đến nước và nguồn nước”, ông Hạnh nêu vấn đề đồng thời cho rằng cần xem xét, đánh giá lại phạm vi điều chỉnh của Luật.

GS.TS. Lê Hồng Hạnh cũng nhấn mạnh Luật không thể chỉ dừng ở mức kêu gọi, hô hào mà phải cụ thể hóa để điều chỉnh hành vi của con người, làm thế nào để hướng hành vi con người vào những điều mong muốn.

Tiêu điểm - Đề xuất thay tên gọi “Luật Tài nguyên nước” thành “Luật Nguồn nước”

GS.TS Lê Hồng Hạnh nêu ý kiến tại hội thảo. (Ảnh: Hữu Thắng)

Về tên gọi của dự thảo Luật, ông Hạnh cho rằng cần nghiên cứu kỹ lại tên gọi để phù hợp hơn với nội hàm quản lý, quy phạm của Luật.

Theo đó, mặc dù lấy tên là Luật Tài nguyên nước nhưng nội dung lại bao trùm ngoài phạm vi của tài nguyên nước. Nước được nhắc đến ở đây không chỉ được tiếp cận dưới dạng tài nguyên (được hiểu là tài sản công, sở hữu toàn dân, do Nhà nước thay mặt quản lý) mà còn ở nhiều dạng thức nằm trong sự quản lý của các chủ thể khác nhau mà pháp luật cho phép.

Do vậy, chuyên gia này đề xuất tên gọi “Luật Nguồn nước” thay vì “Luật Tài nguyên nước”.

Bên cạnh đó, ông Hạnh cho rằng một số khái niệm đã được làm rõ trong các đạo Luật khác như “ô nhiễm nguồn nước”, “suy thoái nguồn nước”,… do đó không cần thiết phải nhắc lại trong dự thảo Luật này nếu như vẫn giữ nguyên cách hiểu.

Thêm vào đó, một số khái niệm được đề cập trong dự thảo Luật còn mông lung, chưa rõ cách hiểu, gây khó khăn trong việc áp dụng Luật.

Nêu ví dụ, GS.TS. Lê Hồng Hạnh dẫn lại khái niệm “Cạn kiệt nguồn nước” là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.

“Khái niệm như thế này thì làm sao có thể xác định được hành vi vi phạm làm cạn kiệt nguồn nước. Việc vận dụng khái niệm này phải dựa vào tính toán số liệu cụ thể chứ không thể chỉ nói khơi khơi như vậy”, ông Hạnh nêu ý kiến.

Tiêu điểm - Đề xuất thay tên gọi “Luật Tài nguyên nước” thành “Luật Nguồn nước” (Hình 2).

Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: Hữu Thắng)

Đặc biệt, chuyên gia này cho rằng Dự thảo Luật đã có bước tiến trong việc đề cập đến vai trò của cộng đồng dân cư tuy nhiên quy định cụ thể chưa rõ ràng và phần lớn còn mang tính chất ‘trang trí”.

Cụ thể, việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa được quy định rõ về phạm vi, cách thức lấy ý kiến, tỷ lệ đồng thuận, đảm bảo thông tin cho quá trình lấy ý kiến,…

Do đó, GS.TS. Lê Hồng Hạnh cho rằng cần bổ sung các quy định cần thiết vào dự thảo Luật để đảm bảo thực sự vai trò tham gia của cộng đồng dân cư trong các vấn đề liên quan đến nguồn nước.

“Tài nguyên nước phải là cốt lõi trong hoạch định chiến lược phát triển đất nước”

Thứ 6, 21/10/2022 | 10:04
Theo PGS.TS. Lê Bắc Huỳnh, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) hiện tại hoàn toàn thiếu các quy định nhằm nhìn nhận tài nguyên nước là một loại tài sản công.

“Bộ TN&MT đang như chiến sĩ không súng trên mặt trận nước”

Thứ 6, 21/10/2022 | 11:06
Theo TS Nguyễn Đình Ninh, công cụ quản lý lĩnh vực nước thuộc quyền quản lý của các bộ khác, vì thế vị thế trong quản lý của Bộ TN&MT rất mờ nhạt.

Bộ TN&MT: Cần phải sửa đổi Luật để đảm bảo giá trị tài nguyên nước

Thứ 3, 21/09/2021 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm giải quyết những vướng mắc, hạn chế phát sinh trong thực tế hiện nay.
Cùng tác giả

Vận tải đường sắt: Làm 3 tháng, lãi vượt xa kế hoạch cả năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:52
Nhờ sự tăng trưởng hành khách trong quý I đặc biệt là dịp tết Nguyên đán, lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp vận tải đường sắt đều đã vượt xa kế hoạch năm 2024.

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục, cổ phiếu tăng trần

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:50
Trong quý đầu tiên của năm 2024, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế nhờ đẩy mạnh khai thác quốc tế, nỗ lực tái cơ cấu và yếu tố mùa vụ cao điểm.

Phó Thủ tướng cho ý kiến việc mở rộng đoạn cao tốc Tp.HCM-Long Thành

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:33
Ngày 3/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dự họp nghe báo cáo phương án đầu tư mở rộng đoạn Tp.HCM - Long Thành, thuộc Dự án đường cao tốc Tp.HCM-Long Thành-Dầu Giây.

Kiên quyết không "cứu" những dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đánh giá toàn diện các nguyên nhân, sớm hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Quốc hội phương án xử lý khó khăn tại một số dự án BOT.

Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu rà soát, kiểm tra việc vé máy bay tăng cao

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:37
Người đứng đầu ngành GTVT yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé, tuyệt đối không để tình trạng tăng giá vé trái quy định.
Cùng chuyên mục

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.