Đề phòng viêm não Nhật Bản vào mùa dịch, dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Đề phòng viêm não Nhật Bản vào mùa dịch, dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Chủ nhật, 26/05/2019 | 08:24
0
Trong tuần vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm. Đây là bệnh nguy hiểm, bởi có thể để lại di chứng, thậm chí gây tử vong.
Sức khỏe - Đề phòng viêm não Nhật Bản vào mùa dịch, dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Trẻ mắc viêm não Nhật Bản đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Viêm não Nhật Bản truyền qua đường nào?

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tuần qua (từ ngày 13/5 đến 19/5), thành phố ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2019. Đó là bệnh nhi 3 tuổi rưỡi, ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật… Hiện tại, cháu bé đã tỉnh, không còn co giật.

TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong tuần qua, khoa có tiếp nhận một số ca nhập viện được chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Bệnh này đa số ghi nhận mắc ở trẻ lớn từ sau 5 tuổi đến 15-16 tuổi. Những trẻ này mặc dù đã được tiêm đủ 3 mũi theo lịch tiêm chủng, nhưng không được tiêm mũi nhắc lại sau 3-5 năm.

Cũng theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, bệnh viêm não Nhật Bản thường ghi nhận các ca bệnh gia tăng vào mùa hè, nhất là khu vực phía Bắc như Sơn La, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam

Một trong những nguồn lây bệnh được chỉ ra là do vật nuôi như lợn, trâu bò… và muỗi là đường lây truyền trung gian. Tức là khi lợn, trâu bò… mắc bệnh, muỗi đốt phải những động vật này, sau đó đốt sang người và truyền virus bệnh cho người.  

Một số tỉnh miền Bắc có trồng một số loại quả có vị ngọt như Hải Dương, Bắc Giang… mặc dù không phải quả đó mang bệnh cho trẻ, nhưng do một số loài chim mang virus ăn phải những loại quả đó và nếu trẻ ăn phải, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Theo số liệu năm 2018 của Bộ Y tế, không ghi nhận trường hợp tử vong do viêm não Nhật Bản, tuy nhiên, tỷ lệ di chứng để lại còn rất cao, từ 20-40%, có trẻ mặc dù đã qua giai đoạn viêm nhưng vẫn khó thở, vẫn phải dùng tới các biện pháp hỗ trợ. Điều nguy hiểm là các di chứng do viêm não Nhật Bản rất khó hồi phục.

Hiện tại, khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho 3 bé biến chứng nặng từ bệnh này, trẻ không tự thở được.

Dấu hiệu, cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Người mắc bệnh viêm não Nhật Bản khi bị virus tấn công có thể tổn thương hệ thần kinh Trung ương, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp.

Về triệu chứng, viêm não Nhật Bản thường khởi phát rất đột ngột với sốt cao 39 độ C - 40 độ C hoặc hơn. Triệu chứng khởi phát: Đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Ngay trong 1-2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, rối loạn sự vận động nhãn cầu; có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức. Ở một số trẻ nhỏ, ngoài sốt cao có thể thấy đi lỏng, đau bụng, nôn. Cha mẹ cần hết sức chú ý các dấu hiệu bất thường ở trẻ để đưa đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch cho trẻ là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Trong đó, trẻ sẽ được tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi 1, tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; mũi 2, sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3, sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn có vaccine phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới hơn có thể tiêm cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi trở lên và số lượng mũi tiêm giảm đi (chỉ cần tiêm 1-2 mũi).

Cùng với tiêm vaccine thì những biện pháp khác để phòng, chống bệnh cũng rất quan trọng như: Phòng chống muỗi đốt bằng cách ngủ trong màn, sử dụng thuốc/hóa chất diệt muỗi, không cho trẻ em chơi ở gần chuồng gia súc; xây dựng khu chăn nuôi, chuồng trại ở xa nhà; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để hạn chế muỗi có chỗ sinh sản và phát triển.

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh Trung ương (não bộ). Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Nhật Bản năm 1871 và tại Việt Nam vào năm 1952. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do muỗi đốt lợn và chim hoang mang bệnh rồi truyền sang người. Khác với muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết sống ở khu vực quanh nhà, muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản thường có màu nâu, thích sống ở khu vực ao, cánh đồng, có thể bay xa trong vòng bán kính 3km.

Quốc Tiệp (tổng hợp)

Y học hiện đại với bệnh viêm đại tràng như thế nào?

Chủ nhật, 19/05/2019 | 11:15
Đây là câu hỏi mà có khá nhiều người thắc mắc. Khi bị viêm đại tràng chúng ta dùng thuốc Tây có người thấy khỏi được luôn, có người lại thấy có giảm triệu chứng nhanh, nhưng cứ khi nào có ăn uống đồ gì không hợp lại thấy đi ngoài trở lại? Cảm giác dùng không đỡ mấy, hoặc cứ ngừng là triệu chứng quay lại?

Hầu hết các bệnh nhi mắc viêm não chưa được tiêm phòng vắc xin

Thứ 3, 23/04/2019 | 20:38
Hiện tại, khoa Điều trị tích cực, trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho gần 30 bệnh nhi mắc viêm não và viêm màng não. Hầu hết các bệnh nhi chưa được tiêm phòng vắc xin. 
Cùng tác giả

Tin bão số 1 cập nhật mới nhất: Tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10

Thứ 7, 13/06/2020 | 09:34
Trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và có khả năng mạnh thêm.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc 2 dự án hàng không

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:02
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án sân bay phục vụ huấn luyện của e.KQ 920 tại Bình Thuận và hạ tầng, doanh trại tạm thời của e.KQ 920 tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa (Dự án e.920) và Dự án Cảng hàng không Phan Thiết.

Khóa chặt nguy cơ lây bệnh bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để trong nước

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 6/4/2020.

Quy định giá mua điện mặt trời

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, quy định giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm về phòng, chống COVID-19

Thứ 2, 06/04/2020 | 21:33
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất vụ hàng chục người nhập viện sau khi ăn tiết canh ở Thái Bình

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:45
Sau bữa tiệc tại đám cưới ở Thái Bình có ăn tiết canh dê, hàng chục người có triệu chứng phải nhập viện, trong đó có một người đã tử vong.

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: Bánh mì nhiễm vi khuẩn Salmonella, E.coli

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:08
Mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, một số mẫu khác nhiễm khuẩn E.coli.

Tp.HCM: 2 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Thứ 3, 07/05/2024 | 13:58
Ngày 7/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 thông tin về tình hình sức khỏe 2 bệnh nhi nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.
     
Nổi bật trong ngày

Đừng cố nói "Tôi ổn"

Thứ 3, 07/05/2024 | 12:30
Sao bạn phải gồng mình với câu: Tôi ổn, khi lòng bạn còn đầy những ngổn ngang? Cái câu đó không giúp bạn trông cứng cỏi hơn đâu!

Hai người đàn ông "bỗng dưng muốn khóc" vì nhặt được "kho báu" 3 tỷ

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:30
Một người đàn ông U50 vô tình đánh rơi nhẫn trên đồng cỏ nên rủ bạn đi tìm lại bằng được, không ngờ thứ anh ta đào lên lại là một "kho báu" giá trị tiền tỷ.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Bỏ nắm muối vào vị trí này trong nhà, ai cũng muốn thử vì công dụng "kỳ diệu"

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:30
Hạt muối nhìn có vẻ bình thường nhưng thực chất nó có rất nhiều công dụng thực tế chưa được biết đến, thử ngay mẹo hay dưới đây bạn sẽ bất ngờ với công dụng.

Đi bơi, cô gái bất ngờ vớt được nửa cân vàng dưới hồ

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:30
Trong kỳ nghỉ, thiếu nữ 16 tuổi bất ngờ phát hiện ra một thỏi vàng nặng 0,5 kg nằm sâu dưới đáy hồ.