ĐBQH chất vấn Phó Thủ tướng về xử lý trách nhiệm trong chậm cổ phần hoá

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 09/06/2022 | 18:04
0
Nhận diện vấn đề cổ phần hoá, thoái vốn chậm là tồn tại không mới, song ĐBQH đề nghị Phó Thủ tướng làm rõ hơn việc xử lý trách nhiệm với cá nhân, tập thể liên quan.

Chiều 9/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tham gia làm rõ các vấn đề có liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Tồn tại không mới

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) cho hay, nhiều đại biểu đã chất vấn về tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chậm, không đạt kế hoạch đề ra, gây lãng phí lớn nguồn lực của Nhà nước.

Nhận xét "tồn tại này không mới", đại biểu Cường chất vấn: "Đề nghị Phó Thủ tướng làm rõ hơn hạn chế này. Chúng ta đã xử lý trách nhiệm ai chưa và nếu chưa thì tại sao lại chưa xử lý?".

Tiêu điểm - ĐBQH chất vấn Phó Thủ tướng về xử lý trách nhiệm trong chậm cổ phần hoá

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Ảnh: Quochoi.vn).

Trả lời nội dung này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chủ trương về cổ phần hoá đã có kế hoạch thực hiện triển khai. Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã có danh mục cổ phần hoá 128 doanh nghiệp, thoái vốn 348 doanh nghiệp. Và đến cuối năm 2020, đã cổ phần hoá được 39/128 doanh nghiệp, thoái vốn 106/348 doanh nghiệp, đạt 30% kế hoạch.

Giai đoạn 2021 - 4/2022, theo quyết định số 52 của Thủ tướng Chính phủ hiện các bộ, ngành địa phương tiếp tục thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn đối với các doanh nghiệp chưa hoàn thành theo danh mục đã ban hành trong giai đoạn 2016-2020.

Phó Thủ tướng cũng đánh giá, việc cổ phần hóa không theo đúng kế hoạch, mới chiếm 30% kế hoạch do có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn vừa qua là nhiều doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, đất đai, là những vấn đề cần giải quyết trước khi cổ phấn hoá.

Nguyên nhân nữa là nhiều quy định về cổ phần hóa, thoái vốn được bàn hành theo hướng ngày càng chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm tối đa lợi ích của nhà nước, nên quy trình thực hiện dài hơn. Các doanh nghiệp phải thực hiện lại từ đầu, hoặc một số nội dung công đoạn trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn.

Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công… Nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi cổ phần hóa mới thực hiện sắp xếp, xử lý một số vấn đề như xử lý đất đai theo quy định, là nguyên nhân tiếp theo được ông Minh đề cập.

Tiêu điểm - ĐBQH chất vấn Phó Thủ tướng về xử lý trách nhiệm trong chậm cổ phần hoá (Hình 2).

Phó Thủ tướng Phạm Bình tham gia trả lời chất vấn chiều 9/6 (Ảnh: Quochoi.vn).

Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ việc phối hợp gữa các cơ quan chủ sở hữu với UBND các tỉnh, bộ, ngành liên quan trong việc lập phê duyệt phương án xắp xếp nhà đất, hoặc các vấn đề khác.

Nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới được Phó thủ tướng đề cập là tiếp tục rà soát sửa đổi các văn bản luật liên quan đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn để tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy nhanh cổ phần hóa trong thời gian tới.

Câu hỏi đại biểu nêu là đã xử lý trách nhiệm ai chưa và nếu chưa thì tại sao lại chưa xử lý, Phó Thủ tướng không có hồi âm.

Khoảng 1.000 nhà đất công chưa xử lý

Đại biểu Nguyễn Hồng Hạnh (đoàn Tp.HCM) nêu trong việc quản lý và sử dụng tài sản công, đất công, có tình trạng các kho bãi, dự án của các bộ, ngành ở các địa phương bị bỏ trống, sử dụng không đúng mục đích, có trường hợp không triển khai dự án bị bỏ hoang nhiều. Trong khi đó, quỹ đất của địa phương thì hạn hẹp, thiếu quỹ đất để xây dựng trường học, các công trình cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân.

“Chính phủ đánh giá như thế nào về thực trạng này và có chỉ đạo công tác phối hợp giữa các bộ, ngành để giải quyết tình trạng này như thế nào?”, đại biểu Hạnh chất vấn.

Tiêu điểm - ĐBQH chất vấn Phó Thủ tướng về xử lý trách nhiệm trong chậm cổ phần hoá (Hình 3).

Đại biểu Nguyễn Hồng Hạnh (Ảnh: Quochoi.vn).

Trả lời đại biểu về quản lý sắp xếp tài sản công, đặc biệt đất bỏ hoang phí, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có những văn bản quy định về vấn đề này.

Đó là Nghị định 67/2021 rà soát các cơ sở nhà đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý mà không có nhu cầu sử dụng. Cơ quan đơn vị đó phải lập hồ sơ đề xuất phương án xử lý và thu hồi, điều chuyển, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển giao về cho địa phương quản lý.

Theo tổng hợp của 9 bộ, cơ quan trung ương và 45 địa phương thì tổng số cơ sở nhà đất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính là hơn 10.200.

Kết quả sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất dôi dư là giữ lại, tiếp tục sử dụng hơn 8.100 cơ sở; thu hồi 117; điều chuyển 410 cơ sở giữa bộ, ngành, địa phương tùy theo nhu cầu xử lý thực tế; bán tài sản đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 236; phương án 302 cơ sở chuyển giao về cho địa phương xử lý. Hiện khoảng 1.000 cơ sở chưa xử lý.

Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính tiếp tục rà soát cùng các bộ ngành, địa phương rà soát cơ sở nhà đất, đặc biệt là khu vực để hoang hóa, không sử dụng. Đây cũng là tổng kết Nghị quyết 19 của trung ương về sử dụng hiệu quả đất đai trên cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Ngành giao thông giờ không ai dám làm sai

Thứ 5, 09/06/2022 | 16:06
Bộ trưởng GTVT khẳng định, các khâu thanh, kiểm tra quá trình thi công, xây dựng cao tốc hiện khá chặt chẽ. Ký tá cũng cân đong đo đếm, đảm bảo quy định pháp luật.

Bộ trưởng GTVT: Xem xét xe nào quá tải 20% sẽ tịch thu luôn

Thứ 5, 09/06/2022 | 13:37
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói sẽ nghiên cứu phạt thật nặng xe quá tải, nếu vượt tải đến 20% có thể tịch thu xe.

Tài sản thất thoát trong cổ phần hoá, thoái vốn chủ yếu từ đất đai

Thứ 4, 08/06/2022 | 13:02
Việc phê duyệt phương án sử dụng đất là nút thắt trong quá trình cổ phần hoá, thoái vốn. Đây cũng là nguyên nhân khiến hoạt động này diễn ra chậm chạp thời gian qua.
Cùng tác giả

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Hoà Phát sắp phát hành 581 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 64.000 tỷ

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:16
Hòa Phát vừa công bố phương án chi tiết phát hành 581,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.

Bình quân mỗi tháng có 20.300 DN thành lập mới và quay lại hoạt động

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:45
4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 238,88 tỷ USD - tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.
     
Nổi bật trong ngày

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Anh hùng kể chuyện 5 lần bắn rơi máy bay Mỹ

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Lộc thì những ký ức về một thời khói lửa chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí. Những trận đánh, hay từng “con chim sắt” của Mỹ - Nguỵ bốc cháy cứ dần hiện về trong trí nhớ dù ông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”…

49 năm non sông một dải: Đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Sau 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành thêm nhiều thành tựu to lớn.