Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thêm việc đổi tên tòa án

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 22/11/2023 | 17:24
0
Một số ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thêm việc đổi tên tòa án, nếu cần phải thay đổi thì phải đổi mới một cách toàn diện và thực chất.

Không chỉ là bình mới - rượu cũ

Chiều 22/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi).

Phát biểu ý kiến, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, cần cân nhắc thêm việc đổi tên Tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, Tổ chức của Tòa án nhân dân huyện thành tòa án phúc thẩm, tòa án sơ thẩm, cũng như là việc thành lập tòa án sơ thẩm chuyên biệt.Đại biểu cũng cho rằng, cần đánh giá kỹ tác động khi thành lập tòa án sơ thẩm chuyên biệt.

Trên thực tế những vụ việc khó, phức tạp trong lĩnh vực liên quan phá sản, thương mại quốc tế, sở hữu trí tuệ… cũng không nhiều, bình quân 8 năm thi hành luật, mỗi năm có khoảng 200 vụ việc cả nước.

Do đó, đề nghị nên nghiên cứu, nếu thành lập thì nên quy định cụ thể việc thành lập tòa sơ thẩm chuyên biệt có thể theo lãnh thổ tùy tình hình và nhu cầu thực tế.

Về lựa chọn ngẫu nhiên thẩm phán, đại biểu Hải đề nghị làm rõ cơ chế để thực hiện phân công ngẫu nhiên như thế nào? Phương thức, cách thức thực hiện phân công ngẫu nhiên? Yêu cầu nào để đảm bảo được thực hiện nguyên tắc vô tư, khách quan trong phân công xét xử.

Đối thoại - Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thêm việc đổi tên tòa án

ĐBQH Mai Văn Hải.

Nếu phân công ngẫu nhiên sẽ xảy ra có trường hợp vụ án khó mà giao cho thẩm phán, hội thẩm năng lực hạn chế thì sẽ không thể có chất lượng xét xử tốt được.

Đại biểu đề nghị nên quy định căn cứ vào tính chất vụ án, năng lực của thẩm phán, hội thẩm để Chánh án phân công cho phù hợp.

Về phương thức tổ chức xét xử tại toà án, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị cần đánh giá lại việc tổ chức phiên toà trực tuyến theo Nghị quyết 33 của Quốc hội.

Trên cơ sở đó cần cụ thể hoá hơn nữa điều kiện tổ chức phiên tòa trực tuyến và cũng chỉ nên quy định đối với những vụ án có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, không liên quan đến bí mật Nhà nước.

Nêu ý kiến, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) cho biết, tại Khoản 1, Điều 4 dự thảo Luật quy định: Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm: Tổ chức của Tòa án nhân dân Tối cao, Tổ chức của Tòa án nhân dân Cấp cao, Tổ chức của Tòa án nhân dân phúc thẩm; Tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm, Tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Toà án quân sự.

Như vậy, tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hiện nay sẽ được thay bằng Tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm và phúc thẩm. Qua tờ trình của Tổ chức của Tòa án nhân dân Tối cao, sự thay đổi này nhằm mục đích bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại các điều luật cho thấy vẫn không khác gì nhiều so với luật hiện hành. Các tòa án này vẫn được tổ chức và có thẩm quyền theo địa hạt tương ứng với các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

Nhìn chung, sự thay đổi này chỉ là ở tên gọi, còn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong, cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng, giám sát của cơ quan dân cử địa phương, quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan... vẫn được thực hiện theo quy định hiện hành. Hơn nữa, toà án cấp phúc thẩm nhưng vẫn xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền.

Đại biểu cho rằng, sự thay đổi này chỉ là bình mới - rượu cũ. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thêm, nếu cần phải đổi mới một cách toàn diện và thực chất, còn nếu chưa đủ điều kiện, tính khả thi thì nên giữ như quy định của luật hiện hành.

Dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn

Về mô hình tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, đại biểu Đỗ Văn Yên (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu)cho biết, dự thảo luật đổi tên Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp huyện.

Đại biểu cho rằng, việc thay đổi tên gọi này mà không đi kèm với sự thay đổi nào về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tòa án để đáp ứng với chủ trương của Đảng như trong Nghị quyết số 27 là chưa đồng bộ. Ôngđề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc kỹ, có lộ trình thay đổi cho phù hợp. 

Phát biểu tranh luận với ý kiến đại biểu về quan điểm không nên đổi tên tòa án thành Tòa án nhân dân sơ thẩm và Tòa án nhân dân phúc thẩm, đại biểu Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) cho rằng, độc lập trong xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính mới đảm bảo độc lập, khách quan. Tuy nhiên, dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn về nội dung này.

Ông Thân nhấn mạnh, việc điều chỉnh tên sơ thẩm và phúc thẩm thay cho cấp huyện, cấp tỉnh là một nội dung khó và thực hiện Nghị quyết số 49 năm 2005 của Bộ Chính trị và mới đây nhất là Nghị quyết 27 của Trung ương Đảng.

Đối thoại - Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thêm việc đổi tên tòa án (Hình 2).

ĐBQH Lê Xuân Thân.

Đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh nhằm đảm bảo độc lập về xét xử theo thẩm quyền của cơ quan tòa án, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, có như vậy mới đảm bảo tính nghiêm minh, công minh của tòa án, mới thực hiện được nhiệm vụ của Hiến pháp giao cho tòa án là bảo vệ công lý.

Theo ông Thân ban soạn thảo nên đưa vào các nội dung một cách cụ thể hơn, đó là sửa thẩm quyền của tòa án trong các luật tố tụng dân sự, hành chính và hình sự. Riêng hình sự không sửa thẩm quyền của Viện Kiểm sát và cơ quan điều tra.

Đồng thời, lập Tòa sơ thẩm không theo địa giới hành chính trên cơ sở tổng kết, đánh giá và xem xét lại hệ thống của tòa án cấp huyện hiện nay. Ngoài ra, tỉnh ủy, thành ủy thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với tòa án sơ thẩm; Tòa án nhân dân Tối cao vẫn quản lý tòa án địa phương về toàn bộ các công việc liên quan tới nhiệm vụ và vấn đề về tổ chức.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định theo hướng tập trung năng lực cho xét xử sơ thẩm của tòa án sơ thẩm; không phân biệt thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp mà chỉ là thẩm phán.

ĐBQH: Xử lý nghiêm nếu để người tố cáo bị trả thù, trù dập

Thứ 4, 22/11/2023 | 11:43
Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tập trung xử lý và kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra điểm nóng.

ĐBQH nghẹn ngào khi phản hồi phần trả lời của Chánh án TAND Tối cao

Thứ 3, 21/11/2023 | 17:11
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy không giấu nổi cảm xúc khi tiếp tục tranh luận với Chánh án TAND tối cao về hai vụ án liên quan Vũ "nhôm" và cựu Chủ tịch Đà Nẵng.

ĐBQH Trần Công Phàn: Cần tăng cường việc phối hợp để tìm ra chân lý

Thứ 3, 21/11/2023 | 13:59
ĐBQH Trần Công Phàn nhận thấy chất lượng điều tra, truy tố, xét xử được nâng lên; đúng người đúng tội và không có trường hợp làm oan người vô tội.
Cùng tác giả

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo mời tham gia hội nhóm để đầu tư tài chính

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:55
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...
Cùng chuyên mục

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Cần đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Trồng vài cây thuốc phiện ngâm rượu chữa bệnh có bị xử phạt không?

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:30
Theo Bộ Công an, hành vi trồng cây thuốc phiện với bất kỳ mục đích gì đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành.