Cúng Rằm tháng Bảy, cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?

Cúng Rằm tháng Bảy, cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?

Thứ 6, 21/08/2020 | 15:31
0
Cúng Rằm tháng Bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu lan báo hiếu, trong những ngày này con cái thường làm mâm cúng để tưởng nhớ công lao của đấng sinh thành.

Theo giáo lý nhà Phật, trong dịp lễ Vu Lan, người dân nói chung và bà con Phật tử ngoài việc lên chùa cài hoa hồng, tụng kinh cầu siêu, cúng dường trai tăng… còn thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát (còn gọi là lễ xá tội vong nhân).

Theo đó, lễ cúng cô hồn và lễ Vu Lan cùng thực hiện trong một ngày nhưng mang ý nghĩa khác nhau. Một bên là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một bên là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

Thông thường bàn thờ tổ tiên của người Việt thường có 3 bát hương: Bát hương ở giữa là thờ Phật, bát hương bên phải là thờ thần linh thổ công, bát hương bên trái thờ gia tiên. Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất, sau đó là lễ thần linh và cuối cùng là mâm lễ gia tiên.

Đời sống - Cúng Rằm tháng Bảy, cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì?

Rằm tháng Bảy là ngày để con cháu tưởng nhớ gia tiên-Ảnh: Internet

Người làm lễ, sau khi cúi đầu lạy phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện có thể tụng kinh niệm phật. Nếu ai chưa biết tụng kinh niệm phật thì đọc bài kinh Vu Lan, đây là bài kinh được nhiều người biết, sách viết về kinh Vu Lan được bán nhiều tại các chùa.

Tiếp đến là lễ cúng tạ ơn các thần linh và dâng mâm cơm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát, cầu bình an cho gia đình.

Trình tự gồm:

Cúng Phật: Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh.

Cúng thần linh và gia tiên: Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.

Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Người Việt vẫn thường dạy con cháu, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa. Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc ... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

Cúng chúng sinh: Cuối cùng là lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái  ở kiếp trước... Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên.

Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có: Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, rồi chỉ đường cho cô hồn nương nhờ chốn cửa chùa.

Phương Anh (Tổng Hợp)

Lại tràn ngập bánh trung thu Trung Quốc giá vài ngàn đồng

Thứ 5, 23/07/2020 | 08:03
Bánh trung thu mini Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ "chợ mạng" tới hàng tạp hoá với giá thành siêu rẻ chỉ từ 2.000-4.000 đồng/cái thu hút người mua, bất chấp dấu hỏi về chất lượng sản phẩm.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt nhất?

Thứ 5, 15/08/2019 | 09:03
Tuy rằng cúng rằm không phải là điều quá xa lạ đối với dân ta mỗi khi 15 âm lịch hàng tháng. Tuy nhiên vẫn không ít người thắc mắc nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì sẽ truyền đạt các mong muốn đến tổ tiên, thần linh tốt nhất.

Văn khấn và mâm cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất

Thứ 4, 14/08/2019 | 08:50
Có nhiều bài văn khấn và các mâm cúng rằm tháng 7, tùy từng địa phương. Dưới đây là bài văn khấn và mâm cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất.
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Bắt quả tang chồng ngoại tình, người phụ nữ bắn vào chân chồng

Thứ 2, 20/05/2024 | 19:45
Một người phụ nữ đã bắn vào chân chồng mình sau khi phát hiện anh ta ngoại tình với một người phụ nữ khác.

Tp.HCM: Phát hiện một cơ sở “giảm béo chuẩn y khoa” không phép

Thứ 2, 20/05/2024 | 17:51
Ngày 20/5, Sở Y tế Tp.HCM đã phát hiện một cơ sở đăng ký Hộ kinh doanh và Công ty TNHH có cùng một tên ChungNam quảng cáo giảm béo trái phép.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, tuy mọc dại đầy mương nhưng ví như "thuốc bổ"

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:30
Loại rau mọc dại được nhiều người biết đến như một loại rau gia vị, nhưng không phải ai cũng biết hết tác dụng "vàng 10" của nó đối với sức khỏe.

Khách bức xúc vì quán cà phê tính phí gần 19.000 đồng cho cốc nước lọc

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:13
Người phụ nữ bức xúc vì bị quán cà phê tính phí cốc nước lọc 1 SGD (khoảng 18.700 đồng).
     
Nổi bật trong ngày

Cụ bà U70 trẻ như thiếu nữ nhờ 8 năm chỉ làm điều này, dễ đến nỗi ai cũng có thể làm theo

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:00
Một cụ bà U70 sở hữu vóc dáng trẻ trung, không chút mỡ thừa, mỗi khi ra đường bà thường bị nhận nhầm là cô gái 30 tuổi.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, tuy rẻ nhưng ví như một vị "thuốc quý"

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:30
Một loại rau ví như "cỏ nhỏ", tuy mùi vị rất khó ăn nhưng ai đã biết ăn thì lại ghiền. Không chỉ vậy nó còn là một vị thuốc quý chữa một số bệnh rất hiệu nghiệm.

Loại quả dại xưa không ai ngó nay thành đặc sản mùa hè,120.000 đồng/kg

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:25
Loại quả này có vị chua chua, chát chát lạ miệng, dùng để ăn vặt hay nấu canh chua, kho cá đều ngon.

Vào rừng đào măng, ông lão "nhặt" được túi tiền hơn 24 tỷ đồng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:30
Vụ việc xảy ra đã lâu nhưng vẫn gây rúng động dư luận Nhật Bản suốt thời gian dài.

Anh nông dân kiếm hàng trăm triệu nhờ nuôi con “dị ứng với nước”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:30
Cách đây khoảng 6 năm, anh Trương Dụng (ngụ ấp 61, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ) đã mạnh dạn nuôi con đặc sản này ở vùng đất Sông Nhạn và đã gặt hái thành công.