Có nơi trò không học, thầy không dạy làm sao điểm Sử cao?

Có nơi trò không học, thầy không dạy làm sao điểm Sử cao?

Thứ 6, 13/07/2018 | 18:53
1
Từ kết quả của môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung cho rằng điểm thi này phản ánh đúng tình hình dạy và học môn Lịch sử hiện nay.

Liên quan đến kết quả thấp kỷ lục của môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Phạm Hồng Tung, Chủ biên chương trình GDPT mới môn Lịch sử, Viện trưởng viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội.

Có nơi trò không học, thầy không dạy làm sao điểm Sử cao?

Giáo sư Phạm Hồng Tung.

PV: Thưa ông, từ kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ông có nhận định gì về việc dạy và học nói chung, cũng như môn Lịch sử nói riêng?

GS Phạm Hồng Tung: So với các năm trước thì phổ điểm nhìn chung là thấp hơn hẳn, nhất là với năm 2017 chúng ta chứng kiến một cơn mưa điểm 10, nhưng đến năm nay điểm trung bình chung chỉ trên 5. Hà Nam là nơi có điểm trung bình cao nhất mới chỉ có 5,49 và ngay cả Hà Nội cũng chỉ có 5,04.

Điểm trung bình thấp như vậy thể hiện chất lượng giáo dục của học sinh phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là sau khi chúng ta có nghị quyết 29 đổi mới căn bản đào tạo giáo dục.

Kỳ thi này đã cho chúng ta 1 đáp số với cả xã hội đều biết là chỉ đạt trung bình chung tất cả các môn chỉ trên 5 một chút, thế là rất đáng lo, rất đáng buồn. Cái thứ 2 chúng ta phải quan tâm đến là kết quả thi như vậy có phản ánh đúng kết quả của giáo dục đào tạo không tại sao năm trước cao vút lên còn năm nay lại thấp thế. Nếu kết quả ấy đáng tin cậy thì nỗi buồn còn tăng lên gấp đôi.

Kết quả chung trên 80% cả nước số học sinh dưới trung bình là điều đáng thất vọng ở môn Lịch sử, thế nhưng cũng có dấu hiệu đáng mừng rằng từ 7 điểm đến 7 điểm rưỡi trở lên có hàng nghìn em được đủ để cho các em đó được xét tuyển đại học.

Kết quả như vậy thì tôi cho rằng đánh giá thứ nhất, đề thi đúng đề thi khoa học kết quả phản ánh chung các môn và riêng môn lịch sử là phản ánh trung thực khách quan công bằng chất lượng giáo dục hiện nay.

Giáo sư Sử học Tôi thấy đau lòng khi nhìn vào điểm Sử

PV: Việc điểm thi môn Sử thấp như vậy nói nên điều gì về thực trạng học Sử hiện nay của chúng ta?

GS Phạm Hồng Tung: Điểm Lịch sử thấp và rất thấp nó gây ra tác động xã hội khủng hoảng và buồn đối với các em và cha mẹ, họ đã đặt kỳ vọng vào con em mình và nhất là những thầy cô giáo như chúng tôi thì không chỉ buồn mà đó còn là nỗi đau.

Dân tộc ta đã hội nhập với quốc tế mà hội nhập để không bị hoà tan thì chúng ta phải có ít nhất 2 hành trang tối thiểu trong nhân cách văn hoá, 1 là ngoại ngữ, 2 là lịch sử văn hoá. Không có ngoại ngữ thì không thể tiếp nhận được bất kì thành tựu khoa học công nghệ nào cùng lắm thì chỉ là “nhai lại”, và chúng ta mãi mãi là người đi sau và chìa khoá hội nhập này không được trao vào thế hệ trẻ thì đấy nước này mãi mãi là "bãi thải" của tri thức và công nghệ.

Từ đầu thế kỷ XX nhà báo Nguyễn An Ninh đã nói rằng dân tộc nào mất văn hoá thì dân tộc đó là nô lệ. Văn hoá thì không thể tự phát triển được mà phải dựa vào con người mà con người đó phải biết được truyền thống lịch sử của mình thì văn hoá mới "sâu rễ, bền gốc". Nếu văn hoá không dựa trên lịch sử thì đó là văn hoá ngoại lai. Cho nên nỗi buồn của 2 môn lịch sử và ngoại ngữ quá thấp chính là nỗi đau của dân tộc.

PV: Theo ông nguyên nhân từ đâu dẫn tới tình trạng này?

GS Phạm Hồng Tung: Có rất nhiều nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Có nhóm nguyên nhân từ chính trương trình đào tạo sách giáo khoa cũ nằm trong chính cách phương thức tổ chức học tập và giảng dạy lịch sử hiện nay đã bóp chết tình yêu lịch sử ngay từ cấp tiểu học với cách nhồi nhét vào mớ kiến thức có sẵn áp đặt, sau đó bắt người ta phải thuộc dài dằng dặc những số liệu và hơn nữa không nói cho người học biết mục đích của việc học lịch sử để làm gì.

Những ngành đạo tạo hot từ chối không tuyển sinh môn lịch sử dẫn đến các em đầu tư "học lệch". Ngoài ra, hiệu chứng môn chính môn phụ khiến các nhà trường chỉ tập trung vào các môn tự nhiên vô hình bóp chết dần mòn môn lịch sử trong nhà trường.

Tôi đã từng biết nhiều nơi trò không học Sử, thầy không dạy Sử để lấy thời lượng đó để ôn thi những môn khác. Rõ ràng môn Lịch Sử chưa được đặt đúng chỗ trong xã hội dẫn đến cả thầy và trò không có động lực để dạy và học.

PV: Theo ông bộ GD&ĐT có lỗi gì trong việc để cho việc học Sử gặp nhiều vấn đề như vậy?

GS Phạm hồng Tung: Bộ đã quá chậm chạp trong việc đổi mới cách dạy và học môn Lịch sử. Ngoài ra, muốn đổi mới thì ngoài đổi mới toàn diện tổ chức đào tạo giáo dục môn lịch sử trong nhà trường như đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy... thì hệ thống giáp dục quốc dân phải đổi mới để tuyệt đối loại bỏ hội chứng môn chính môn phụ để phân luồng học sinh dựa trên năng lực và sở thích của học sinh. Gia đình và xã hội cũng phải chung tay nếu không muốn mất nước khi không có giặc thì rõ ràng phải đổi mới cách nhìn nhận đối với môn học này.

PV: Xin cảm ơn ông!

Công Luân - Nguyên Lâm (Thực hiện)

Chàng trai Hà Tĩnh đỗ thủ khoa khối C kỳ thi THPT Quốc gia

Thứ 6, 13/07/2018 | 15:16
Với tổng điểm 28,5 (Địa lý 10; Văn 9,25; Sử 9,25), Phan Trung Kiên, trú Hà Tĩnh trở thành thí sinh có điểm số cao nhất khối C toàn quốc kỳ thi THPT Quốc gia.

Điểm thi Sử thấp kỷ lục: Chẳng có gì phải ngạc nhiên

Thứ 6, 13/07/2018 | 14:52
Với kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, có lẽ, kết quả môn Lịch sử không làm nhiều thầy cô và các nhà chuyên môn bất ngờ.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu chỉ rõ 3 lý do khiến điểm Sử thấp kỷ lục

Thứ 6, 13/07/2018 | 14:06
Thầy giáo Trần Trung Hiếu, chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An rất buồn nhưng không bất ngờ khi điểm thi môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2018 thấp kỷ lục.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.

Tp.HCM: Tinh gọn trường chuyên lớp chọn, phát huy hiệu quả bồi dưỡng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:31
Từ năm học 2025-2026, Sở GD&ĐT Tp.HCM sẽ dừng tuyển lớp 10 chuyên ở các trường THPT đại trà, hướng đến sắp xếp lại trường chuyên.

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:25
Trong số gần 550 người liên quan đến ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh thì có đến 117 học sinh.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 6/5/2024: Miền Bắc sắp đón mưa lớn, giảm nhiệt

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (6/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 6/5: Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”; Ấu trùng trong tai bé gái 16 tháng tuổi...

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:25
Trong số gần 550 người liên quan đến ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh thì có đến 117 học sinh.

Tp.HCM: Tinh gọn trường chuyên lớp chọn, phát huy hiệu quả bồi dưỡng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:31
Từ năm học 2025-2026, Sở GD&ĐT Tp.HCM sẽ dừng tuyển lớp 10 chuyên ở các trường THPT đại trà, hướng đến sắp xếp lại trường chuyên.