Có khoảng 7 tỷ USD đang “chơi vơi” tại các dự án điện gió ở Việt Nam

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 22/12/2021 | 12:04
0
Mỗi ngày trôi qua, 7 tỷ USD của nhà đầu tư và tài sản quốc gia không sinh lời, các ngân hàng cũng không dám giải ngân với các dự án điện gió chưa có COD.

Tại dự thảo Quy hoạch Điện VIII (bản trình Chính phủ tháng 11/2021), nhu cầu điện thương phẩm cả nước ở kịch bản cơ sở vào năm 2030 là 491 tỷ kWh, vào năm 2045 là 887 tỷ kWh. Công suất cực đại kịch bản cơ sở theo đó phải đạt 86,5GW vào năm 2030 và 155GW vào năm 2045.

So với dự thảo hồi tháng 3, dự thảo tháng 11 đã có sự chuyển biến tích cực, khi tỉ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn năm 2030 giảm từ 26,7% về 25,49%, năm 2045 giảm từ 17,1% về 12,9%. Tuy nhiên, công suất thực tế của nhiệt điện than vẫn tiếp tục tăng, lên 39.699MW vào năm 2030 và 43.149MW vào năm 2045.

Cần định chế tài chính rõ ràng

Chia sẻ tại toạ đàm “Tháo gỡ “điểm nghẽn” phát triển năng lượng tái tạo" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 22/12, ông Phạm Như Ánh - Thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, 1/2 các ngân hàng trong nước đang vướng cam kết quốc tế để cho vay điện than.

Ông Ánh đặt vấn đề: “Nếu không thực hiện năng lượng than thì chúng ta làm được năng lượng tái tạo không?”. Trả lời câu hỏi, ông Ánh cho rằng, Việt Nam vẫn cần nguồn năng lượng này và chưa thay thế được trong thời gian sắp tới, tuy tỉ trọng có thể giảm nhưng có thể thấy sản lượng tăng.

Kinh tế vĩ mô - Có khoảng 7 tỷ USD đang “chơi vơi” tại các dự án điện gió ở Việt Nam

Ông Phạm Như Ánh - Thành viên Ban điều hành MB.

Nói về việc cho nhà đầu tư vay vốn đầu tư các dự án điện than hiện nay, đại diện MB cho biết, tất cả các định chế tài chính trên thế giới đang dừng điện than và hiện có 1/2 các ngân hàng trong nước đang vướng cam kết quốc tế để cho vay điện than.

“Như vậy trong giai đoạn dài hạn tới năm 2050, năng lượng quốc gia có vấn đề nếu không thực hiện các dự án điện than chuyển tiếp từ Quy hoạch điện VII sang điện VIII và quy hoạch điện VIII bổ sung”, ông Ánh nói.

Ông Ánh cho rằng có thể nghiên cứu phát hành trái phiếu năng lượng (có thể niêm yết) huy động từ các doanh nghiệp không phải chế tài chính và cá nhân, với kỳ hạn 10-15 năm có thể niêm yết thì mới giải quyết bài toán điện than và các vấn đề của Quy hoạch điện VIII.

Về năng lượng tái tạo, ông Ánh cho biết, MB có dư nợ cam kết 50.000 tỷ cho các dự án năng lượng này. Các dự án điện mặt trời, điện gió ở Việt Nam với quy mô 100 - 200MW là lớn, 3 - 50MW là nhỏ phù hợp các năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, nên doanh nghiệp tham gia nhiều tạo thị trường sôi động. Trong 3 năm vừa qua, phát triển năng lượng tái tạo tốt cho cả các nhà đầu tư và định chế tài chính.

Tuy nhiên, nói về điện gió, ông Ánh chia sẻ rằng: “Hiện có khoảng 7 tỷ USD đang “chơi vơi” tại các dự án điện gió, trong đó các ngân hàng góp 4 tỷ USD theo hình thức cho vay 70% tổng vốn đầu tư, chúng tôi không biết nên gia hạn hay đàm phán ra sao?”.

Kinh tế vĩ mô - Có khoảng 7 tỷ USD đang “chơi vơi” tại các dự án điện gió ở Việt Nam (Hình 2).

Theo ông Phạm Như Ánh, hiện có khoảng 7 tỷ USD đang “chơi vơi” tại các dự án điện gió.

Theo ông, đây là ảnh hưởng khách quan bởi dịch Covid-19, qua đó khiến các dự án chịu ảnh hưởng tối thiểu 4 tháng.

“Cứ mỗi ngày trôi qua, 7 tỷ USD của nhà đầu tư và tài sản quốc gia không sinh lời, các ngân hàng cũng không dám giải ngân với các dự án điện gió chưa có COD”, ông Ánh nói và nhấn mạnh, cần có tháo gỡ để các dự án này sinh ra dòng tiền, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia và các nhà đầu tư có bức tranh tài chính sáng sủa. Ông cũng đề nghị Bộ Công Thương cần có cơ chế gia hạn tối thiểu 4 tháng do ảnh hưởng bởi Covid-19.

Về điện gió ngoài khơi, đây là tương lai năng lượng với sức gió lớn, ổn định hơn, suất đầu tư lớn. Để huy động nguồn lực trong nước cần có giải pháp huy động được nguồn vốn trong nước. 

Theo đại diện MB Bank, các dự án dùng tài nguyên quốc gia này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước. Do nhà đầu tư trong nước chưa đủ nguồn lực làm điện gió ngoài khơi, cần có chính sách để chia giai đoạn thực hiện dự án.

“Có thể chia ra để giá điện cao hơn đảm bảo truyền tài trong năm đầu, các năm thứ 2, thứ 3 có thể thấp hơn để đảm bảo giá bình quân dự án Nhà nước mua. Mặt khác, việc chia nhỏ như trên cũng giúp các nhà đầu tư và định chế tài chính tham gia một cách hiệu quả”, ông gợi ý.

3 rào cản cần tháo gỡ cho năng lượng tái tạo

Ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho biết, giai đoạn 2020 - 2050, hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi sâu sắc từ phần lớn dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang tăng cường hiệu quả, dựa trên năng lượng tái tạo và thực hiện điện khí hóa rộng rãi trong khi tăng tính linh hoạt của hệ thống.

Theo ông Vy, để thực hiện hóa được chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, thời gian qua, Việt Nam đã ưu tiên đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển ngành năng lượng làm cơ sở xây dựng, phát triển thị trường năng lượng tái tạo. Đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.

Kinh tế vĩ mô - Có khoảng 7 tỷ USD đang “chơi vơi” tại các dự án điện gió ở Việt Nam (Hình 3).

Ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA).

Tuy nhiên, theo vị Phó Chủ tịch Hiệp hội, các chính sách hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn, bất cập trong phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

“Thực tế cho thấy, vẫn chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án. Ngoài ra, còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn dụng các công nghệ năng lượng tái tạo, nhất là giá FIT cho các dự án năng lượng tái tạo được áp dụng thống nhất trong cả nước có thể dẫn đến hạn chế nguồn lực cho phát triển”, ông Vy nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bá Sản - đại diện Ban quản lý năng lượng, Tập đoàn T&T cho rằng, với các doanh nghiệp hiện nay, nhìn chung có 3 rào cản cần được tháo gỡ để phát triển năng lượng tái tạo.

Nêu ra rào cản thứ nhất, ông Sản nói về vấn đề lưới điện truyền tải chưa phát triển đồng bộ so với tốc độ phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Trong khi đó, bối cảnh và xu thế cho thấy tỉ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo ngày càng lớn và tiếp tục gia tăng trong tổng công suất nguồn điện ở Việt Nam.

Thực tế này đặt vấn đề cần cho phép và thu hút các doanh nghiệp tư nhân làm hạ tầng truyền tải điện được coi là một trong những giải pháp đột phá để tháo gỡ "điểm nghẽn" trong các tuyến đường dây truyền tải điện.

Rào cản thứ 2 được ông nói đến chính là tính dài hạn, thông suốt của chính sách. Theo ông Sản, phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Đảng và đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị, do vậy, nguồn điện mặt trời và điện gió đã gia tăng nhanh chóng trong các năm gần đây. Tuy nhiên, điện mặt trời đã bị chững lại từ sau 1/1/2021 và gần đây là điện gió sau 1/11/2021.

Kinh tế vĩ mô - Có khoảng 7 tỷ USD đang “chơi vơi” tại các dự án điện gió ở Việt Nam (Hình 4).

Ông Nguyễn Bá Sản - Đại diện T&T Group cho biết, hiện còn quá nhiều rào cản cần được tháo gỡ để phát triển năng lượng tái tạo.

“Điều này thể hiện cơ chế chính sách của chúng ta chưa liên tục, đang bị đứt gãy và gián đoạn. Đây cũng được coi một điểm nghẽn cần khơi thông dòng chảy và cần có một hành lang pháp lý thông suốt, thông thoáng, rõ ràng và liên tục. Các cơ chế chính sách áp dụng trong thời gian vừa qua chưa đưa ra được định hướng lâu dài", đại diện T&T Group nhấn mạnh và cho rằng, cần xem xét gia hạn giá FIT đối với các dự án điện gió dở dang cho đến khi có cơ chế chuyển đổi tiếp nối.

Rào cản thứ 3, theo ông Sản, là Việt Nam đang thiếu đi một Quy hoạch tổng thể đầy đủ để hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn điện gió ngoài khơi - loại hình năng lượng mà Việt Nam có tiềm năng rất lớn (tiềm năng kỹ thuật có thể đạt từ 160GW đến 475GW).

"Chúng ta chưa có một quy hoạch tổng thể, như quy hoạch không gian biển, quy hoạch điện gió ngoài khơi, cũng như các hướng dẫn, chỉ dẫn cần thiết, rõ ràng cho các bước đi trong quá trình thực thi như từ xin giấy phép khảo sát, đo gió, khu vực, địa điểm nào sẽ ưu tiên phát triển dự án trong giai đoạn đến 2030 và sau 2030", ông nói.

Tăng trưởng lợi nhuận của công ty điện than sẽ tốt hơn điện khí

Thứ 4, 22/12/2021 | 06:00
SSI dự báo tình hình thủy văn nhiều khả năng kém thuận lợi trong năm tới, làm tăng nhu cầu tiêu thụ nhiệt điện, sản lượng tiêu thụ điện năm tới sẽ tăng trưởng 9%.

Nhu cầu cho xe điện ở Việt Nam sẽ “ngốn” 10 nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình

Thứ 3, 21/12/2021 | 16:20
Khi phát triển xe điện, nhu cầu sử dụng điện sẽ rất lớn, nhất là các trạm sạc nhanh sẽ làm tăng phụ tải đáng kể lên hệ thống điện lưới quốc gia.

Lưu trữ năng lượng là xu thế tất yếu khi phát triển điện tái tạo

Chủ nhật, 12/12/2021 | 19:04
Việc phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng ở Việt Nam khi nguồn điện từ năng lượng tái tạo tăng cao là xu thế tất yếu nhằm đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định.

Điện gió sẽ là trụ cột của năng lượng Việt Nam trong tương lai

Thứ 4, 01/12/2021 | 13:49
Việt Nam là một trong 4 nước hoạt động mạnh mẽ nhất về năng lượng gió tại khu vực Đông Nam Á, đòi hỏi có kế hoạch hành động cụ thể phát triển nguồn năng lượng này.

Tăng điện than, giảm điện tái tạo là “bước lùi” đầu tư năng lượng?

Thứ 6, 17/09/2021 | 07:30
Các chuyên gia năng lượng lo ngại việc “ưu ái” điện than trong Quy hoạch Điện VIII khi xu thế giá than ngày càng đắt đỏ sẽ sẽ tạo áp lực lớn đối với giá điện.
Cùng tác giả

Tân Chủ tịch Quốc hội: Tôi nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Thứ 2, 20/05/2024 | 16:09
Sau khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự to lớn, là trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hết năm 2023, số nợ thuế đạt hơn 163.000 tỷ đồng

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:51
Theo Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, tình hình nợ thuế có xu hướng tăng và ngày càng cao, tác động bất lợi đến việc xử lý thu hồi nợ thu hồi nợ thuế.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.
Cùng chuyên mục

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
     
Nổi bật trong ngày

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.