Chuyện ở xóm chăn bò thuê trên đỉnh đèo Chư Sê

Chuyện ở xóm chăn bò thuê trên đỉnh đèo Chư Sê

Hồ Hải Nam
Thứ 5, 30/06/2022 | 06:07
0
Xuất phát từ nhiều vùng quê khác nhau, cùng chung cảnh nghèo khó, họ tụ tập về đỉnh đèo Chư Sê thành lập xóm chăn bò thuê, định cư lập nghiệp.

 “Cao bồi” nơi đỉnh đèo

Xóm chăn bò thuê nằm trên đỉnh đèo Chư Sê ở làng Ring, xã H’Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Không biết xóm chăn bò được hình thành từ lúc nào, ban đầu chỉ lác đác vài ba túp lều tạm bợ của những người Ja Rai bản địa làm công việc chăm coi đàn bò thuê cho chủ. Dần dà, có thêm nhiều người từ nhiều vùng miền có hoàn cảnh khốn khó quy tụ về đỉnh đèo làm công việc chăn bò thuê.

Đến nay, trên đỉnh đèo có đến vài chục nóc nhà mọc lên, người dân xung quanh thường gọi nơi đây với cái tên gần gũi xóm chăn bò thuê. Nhờ sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó những “cao bồi” tay trắng chăn bò thuê năm xưa đã đổi vận, có người sở hữu đàn bò có đến hàng trăm con.

Từ tuyến đường Hồ Chí Minh theo hướng Gia Lai – Đăk Lăk, đến đoạn đường tránh Chư Sê, rẽ trái vào tuyến Quốc lộ 25, xuôi theo khoảng 30km, xóm chăn bò nằm tách biệt ngay trên đỉnh đèo.

Trước mắt chúng tôi là hình ảnh vài chục ngôi nhà được lợp bằng tôn tạm bợ. Thoang thoảng bao trùm trong gió mùi khai đặc trưng không lẫn vào đâu được của xóm chăn bò. Ngoài bãi đất trống, hàng trăm con bò lớn nhỏ đủ loại đang nhai rơm.

Dân sinh - Chuyện ở xóm chăn bò thuê trên đỉnh đèo Chư Sê

Xóm “chăn bò” trên đỉnh đèo Chư Sê, xã H’Bông, huyện Chư Sê, Gia Lai.

Trò chuyện với PV Người Đưa Tin, bà Nguyễn Thị Quy (SN 1965) chia sẻ, bà không biết rõ xóm chăn bò được hình thành từ lúc nào. Ngày đầu bà đến đây làm công việc chăn bò thuê chỉ lác đác một vài ba túp lều tạm bợ của người dân địa phương.

Trải qua từng năm, số lượng người tìm đến đây chăn bò thuê ngày càng nhiều nhà cửa cứ thế mọc lên nhiều. Mỗi khi nhắc đến địa điểm này, để dễ nhận biết người dân khu vực lân cận họ thường gọi với cái tên xóm chăn bò.

Bà Quy tâm sự: “Tôi mồ côi cha mẹ, bản thân lại bị tật một bên chân, di chuyển khó khăn. Vì cuộc sống ở quê vất vả, cách đây hơn 20 năm tôi rời quê Quảng Ngãi, lên huyện Chư Sê để lập nghiệp.

Để bám trụ cuộc sống nơi đất khách, tôi làm đủ mọi nghề từ hái tiêu, hái cà phê thuê, làm cỏ mướn. Sau này, tôi mày mò xuống gặp chủ để xin vài chục con bò về chăn thuê.

“Xin chăn bò không dễ, bởi nhiều chủ họ thấy tôi bị khuyết tật ở chân nên không nhận. Tình cờ, một hôm tôi đi cắt lúa thuê gần trang trại bò và xin được nhận bò chăn thuê. Thấy tôi dù bị tật, hoàn cảnh khó khăn nhưng chịu khó nên ông chủ đã đồng ý và hỗ trợ tiền”, bà Quy nhớ lại.

Dân sinh - Chuyện ở xóm chăn bò thuê trên đỉnh đèo Chư Sê (Hình 2).

Nhiều người từ tỉnh khác vào huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai lập nghiệp bằng nghề chăn bò thuê rồi giờ thành chủ của đàn bò trăm con.

Theo bà Quy, chân bị tật, di chuyển khó khăn nên khi phải trông vài chục con bò dưới cái tiết trời nắng như đổ lửa ở địa hình dốc đứng của đỉnh đèo rất vất vả. Hồi đó, tiền công chăn bò thuê mỗi ngày chỉ có 10 - 20 nghìn đồng/ ngày. Tuy đồng lương ít ỏi, nhưng bà luôn chịu khó dành dụm từng đồng, rồi dần dần mua đàn bò cho riêng mình.

Ngoài ra, mỗi năm còn được ông chủ trang trại cho một con bò về nuôi để làm vốn. Đến nay, bà Quy sở hữu đàn bò hơn 100 con.

Bà Quy phấn khởi chia sẻ: “Mỗi tháng, tôi xuất bán từ 3 - 5 con, trung bình giá từ 10 - 40 triệu đồng/con (tùy theo bò to hay nhỏ). Ngoài ra, tôi còn có thêm thu nhập từ việc bán phân bò với số tiền thu được khoảng hơn 70 triệu đồng/năm.

Dân sinh - Chuyện ở xóm chăn bò thuê trên đỉnh đèo Chư Sê (Hình 3).

Đàn bò trăm con từ bàn tay trắng của bà Nguyễn Thị Quy, 57 tuổi, làng Ring, xã Hbông, Chư Sê, Gia Lai.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Đạo (SN 1965) cũng là một trong những người di cư lên làng Ring, xã H’Bông từ rất sớm để hành nghề chăn bò thuê.

Ông Đạo cho biết, năm 2003 hai vợ chồng ông dắt theo 2 người con rời quê hương Bình Định lên đây kiếm sống. Năm 2003, ông nhận chăn thuê 30 con bò.

Sau 4 năm làm nghề chăn bò thuê, ông Đạo đã tích góp và mua cho mình 40 con bò. Từ đó, ông tập trung chăm đàn bò của gia đình và trồng thêm cây hồ tiêu để phát triển kinh tế.

“Đến thời điểm hiện tại, tôi đã có tổng cộng 80 con bò. Mỗi tháng sẽ xuất bán 2 - 4 con, trung bình giá một con là 8 triệu - 30 triệu (tùy vào kích cỡ từng con). Như vậy, gia đình tôi thu được hơn 100 triệu đồng/năm, có tháng không bán được con nào cả vì còn tùy vào khách họ cần bò.

Còn phân bò bán mỗi khối khoảng 500 nghìn đồng, cũng thu được 50 - 60 triệu đồng/năm. Thu nhập từ việc bán bò và phân của nó giúp gia đình tôi khá giả hơn, có điều kiện lo cho con cái ăn học và trang trải cuộc sống”, ông Đạo cho hay.

Dân sinh - Chuyện ở xóm chăn bò thuê trên đỉnh đèo Chư Sê (Hình 4).

Nhiều người ở tỉnh khác bám trụ tại vùng đất nghèo này cả 20 năm và sẽ tiếp tục với nghề nuôi và chăn thả bò.

Xóm chăn bò "đổi vận"

Trao đổi với PV, ông Phạm Hữu Viên, Chủ tịch UBND xã H’bông cho biết: “Tổng đàn bò trên địa bàn xã năm 2020 là 4.724 con, đến năm 2021 là 6.010 con, kế hoạch đề ra trong năm 2022 đạt 6.100 con. Trong đó tổng đàn bò của làng Ring gần 1.800 con. Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi bò ở làng Rinh nói riêng và cả xã nói chung đang cho thu nhập cao.

Người dân làng Ring chủ yếu sống bằng nghề chăn bò, có hộ chăn nuôi bò của gia đình, có hộ thì chăn nuôi thuê cho các trang trại. Cuộc sống của xóm dân cư này những năm gần đây được nâng lên đáng kể. Dù không giàu có nhưng thu nhập từ chăn nuôi bò cũng giúp cho nhiều hộ gia đình trở nên khá giả”.

Theo ông Viên, hiện nay ở một số nơi vẫn còn tình trạng thả rông gia súc. Tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, mang đậm tính tự cung, tự cấp. Chính vì vậy, UBND xã phải thường xuyên chủ động tuyên truyền để đảm bảo tiêm phòng dịch bệnh, phát triển trồng cỏ để tự chủ về nguồn thức ăn.

UBND xã đang kiến nghị về xây dựng một số chuỗi liên kết chăn nuôi và triển khai các đề án, dự án, mô hình nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua mô hình chăn nuôi đang là thế mạnh của vùng.

Nỗ lực vượt khó để phát triển kinh tế

Thứ 2, 07/03/2022 | 18:07
Cùng với các biện pháp linh hoạt trong phòng chống dịch bệnh, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã có những định hướng, vượt khó để duy trì các hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Kinh tế - Xã hội, ANQP trong năm 2021 được phát triển ổn định.

Doanh nghiệp vượt khó, tái cấu trúc để thích nghi

Chủ nhật, 29/08/2021 | 15:44
Đợt dịch thứ 4 bùng phát đã khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục rơi vào khó khăn, đuối sức. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp đã coi đó là cơ hội để tái cấu trúc mạnh mẽ.
Cùng tác giả

Gia Lai: Cuộc sống khởi sắc nơi ngôi làng bệnh phong

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:00
Không còn cảnh mặc cảm, rụt rè, người dân làng bệnh phong đã hòa nhập với xã hội, khát vọng vươn lên, xây dựng cuộc sống khởi sắc.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Gia Lai: Tai nạn liên hoàn làm 2 người tử vong

Thứ 7, 18/05/2024 | 18:16
Một vụ tai nạn liên hoàn vừa xảy ra trên quốc lộ 14 khiến 2 người chết.

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.

“Biệt đội” thiện nguyện vá đường xuyên đêm

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:15
Đêm khuya, khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ, những thành viên thiện nguyện của “biệt đội” vá đường bắt đầu lên đèn làm việc.
Cùng chuyên mục

Tài xế thoát nạn sau tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:51
Cabin xe tải đông lạnh bẹp dúm sau cú tông vào đuôi xe tải phía trước trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Người đi đường đã nỗ lực cứu tài xế bị kẹt bên trong.

Lâm Đồng: 4 cháu bé rơi xuống hồ tưới, đuối nước thương tâm

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:20
Thấy bạn bị rơi xuống hồ chứa nước, trong lúc tìm cách cứu bạn,  3 em còn lại cũng rơi xuống hồ tử vong thương tâm.

Đắk Lắk: Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đuối nước trong dịp hè

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:51
Tai nạn đuối nước liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gây tổn thất nặng nề cho gia đình và xã hội. Các ngành chức năng đang đẩy mạnh các giải pháp.

Gia Lai: Cuộc sống khởi sắc nơi ngôi làng bệnh phong

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:00
Không còn cảnh mặc cảm, rụt rè, người dân làng bệnh phong đã hòa nhập với xã hội, khát vọng vươn lên, xây dựng cuộc sống khởi sắc.

Vụ cháy tại Công ty TNHH Xin Rong: Nỗ lực cứu chữa một công nhân bị bỏng nặng

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:11
Một công nhân bị bỏng nặng sau vụ cháy tại Công ty TNHH Xin Rong ở Khu công nghiệp Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
     
Nổi bật trong ngày

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:39
Sau những trận mưa lớn đầu mùa, tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu mùa nấm mối. Người dân kéo nhau vào rừng đi săn "lộc trời".

Nữ công nhân làm theo lời Bác, nghị lực vượt lên số phận

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:28
Vượt lên nghịch cảnh, nữ công nhân nhỏ bé đã được tôn vinh là điển hình Công nhân Nghệ An làm theo lời Bác năm 2024.

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).