Chủ tịch VITAS: Nếu không “sản xuất xanh”, DN dệt may sẽ mất đơn hàng

Chủ tịch VITAS: Nếu không “sản xuất xanh”, DN dệt may sẽ mất đơn hàng

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 6, 18/03/2022 | 21:38
0
Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang từng bước chuyển đổi công nghệ sản xuất bằng năng lượng sạch.

Ngày 18/3, bên lề Hội thảo Năng lượng tái tạo – Nguồn năng lượng sạch và bền vững cho ngành dệt may Việt Nam, Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

“Xanh hóa” sản xuất dệt may, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Thưa ông, vì sao ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi sản xuất bằng năng lượng sạch?

Đa số doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đã tiếp nhận những yêu cầu “xanh hóa trong sản xuất” như: Thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải. Đây cũng là những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế.

Tại Hội nghị COP 26, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, từ đó đã đặt ra 4 vấn đề đối với ngành dệt may Việt Nam. Một là, đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của mục tiêu mà COP 26 đề ra đối với Việt Nam. Hai là, các điều khoản trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia

Ba là, yêu cầu của các nhãn hàng khi Việt Nam xuất khẩu sản phẩm ra thế giới. Cuối cùng, việc cam kết với người tiêu dùng toàn cầu về sự minh bạch, tính an toàn của sản phẩm dệt may, không phải chỉ cho thị trường nội địa mà còn có thị trường xuất khẩu toàn cầu.

Công cuộc chuyển đổi sản xuất của ngành dệt may Việt Nam bằng nguồn năng lượng sách cần nhận thức của con người từ cấp quản trị doanh nghiệp, người tiêu dùng và người vận hành hệ thống sản xuất công nghiệp dệt may. Nguyên tắc đảm bảo minh bạch, rõ ràng khi thực hiện cam kết phải đi đôi với giải pháp cụ thể.

Hiện tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho các giải pháp phát triển bền vững, đáp ứng khoảng 60% yêu cầu của các nhãn hàng và dự kiến tăng lên mức 80% vào năm năm 2022-2023.

Kinh tế vĩ mô - Chủ tịch VITAS: Nếu không “sản xuất xanh”, DN dệt may sẽ mất đơn hàng

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) khẳng định, doanh nghiệp ngành dệt may cần nhanh chóng thay đổi phương thức sản xuất theo hướng bền vững, đám ứng tiêu chuẩn về môi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh khi các hiệp định thương mại có hiệu lực.

Để thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chính sách hỗ trợ ra sao, thưa ông?

Rào cản lớn nhất hiện nay với các doanh nghiệp là khoản đầu tư lớn khi đầu tư máy móc, công nghệ. Tuy nhiên, không phải vì thấy khó mà dừng lại. Nếu để mất khách hàng thì doanh nghiệp sẽ không thể duy trì hoạt động nên, chuyển đổi theo hướng “xanh hóa” là vấn đề cấp bách của các doanh nghiệp.

Tôi cho rằng, giải pháp mang tính then chốt là nguồn tài chính đầu tư cho vấn đề này như thế nào. Ngành dệt may Việt Nam sẽ phải nỗ lực từ nguồn tài chính hiện có, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế cùng tham gia đồng hành với Chính phủ Việt Nam về cam kết của Việt Nam với thế giới.

Cùng với đó, các tổ chức tín dụng cũng dành khoản ngân quỹ, đồng hành và cam kết cho sự phát triển hạ tầng, công nghệ, thiết bị và nguồn lực con người để vận hành giải pháp cho nền công nghiệp dệt may Việt Nam phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, các loại hóa chất sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may phải giảm tối đa hoặc không ảnh hưởng đến môi trường, người tiêu dùng mà điều này cần sự đồng hành của nhà sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm cũng như kỹ thuật, công nghệ.

Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng còn rủi ro

Hiện nay là thời điểm sắp kết thúc quý I/2022, ông có đánh giá ra sao về thách thức của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới?

Doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại như bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ hay dịch bệnh khiến tình trạng doanh nghiệp thiếu lao động trở thành vấn đề nan giải.

Thời điểm này, giá nhiên liệu tăng kéo theo chi phí vận tải tăng cao, đồng thời tình trạng thiếu container vẫn là nút thắt lớn cần tháo gỡ. Chúng tôi dự báo phải đến nửa cuối năm 2022, khi số lượng container đóng mới được cung cấp ra thị trường vấn đề vận tải mới bắt đầu được giải quyết và logistics tiếp tục là những khó khăn tác động không nhỏ đến xuất khẩu nói chung và ngành dệt may nói riêng.

Hơn nữa, giá sợi bông và sản lượng sản xuất sẽ tăng trong nửa đầu năm nay, nhưng biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất sợi bông có thể sẽ điều chỉnh trong nửa cuối năm. Do đó, ước tính hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc sẽ có biên lợi nhuận gộp của năm 2022 sẽ giảm so với năm 2021 do chi phí vải đầu vào cao trong 6 tháng đầu năm nay.

Kinh tế vĩ mô - Chủ tịch VITAS: Nếu không “sản xuất xanh”, DN dệt may sẽ mất đơn hàng (Hình 2).

Ngành dệt may Việt Nam ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tăng trước khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng còn nhiều rủi ro, thách thức.

Riêng với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp ngành dệt may ghi nhận tình hình ra sao, thưa ông?

Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Do đó, năm 2022, ngành dệt may Việt Nam phấn đấu đạt 42,4-43 tỷ USD.

Tuy nhiên, rủi ro mà xuất khẩu dệt may Việt Nam phải đối mặt là sự phụ thuộc vào các thị trường trọng điểm. Hiện, xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào 2 thị trường chính là Trung Quốc, chiếm khoảng 71% xuất khẩu mặt hàng sợi và Mỹ, chiếm 56% xuất khẩu hàng may mặc, thời trang. Vì thế, bất kỳ thay đổi nào ở 2 thị trường này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành dệt may Việt Nam.

Cảm ơn ông!

Chi phí đầu vào tăng cao bào mòn lợi nhuận của Dệt may Thành Công

Thứ 5, 17/03/2022 | 10:10
Hai tháng đầu năm 2022, doanh thu của Dệt may Thành Công đạt 654,6 tỷ đồng, tăng 14%, song lợi nhuận chỉ đạt 38,6 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ.

Giá bông đe dọa lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may

Thứ 5, 06/01/2022 | 13:16
Năm 2022, ngành dệt may sẽ giữ đà phục hồi khi kế hoạch phát triển nguồn cung vải trong nước rõ ràng hơn, tuy nhiên khó có thể xảy ra trong một sớm một chiều.

Chủ tịch Dệt may Thành Công: Đơn hàng không thiếu, chỉ thiếu lao động

Thứ 6, 17/12/2021 | 14:25
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đối mặt với vấn đề dù đơn hàng đã có sẵn nhưng không dám nhận nhiều vì không chủ động được nguồn lao động.
Cùng tác giả

Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Báo chí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:39
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Báo chí Tp.HCM đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa chính quyền Thành phố với báo chí và người dân.

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,

Biến động giá vàng: Tp.HCM đảm bảo nguồn cung, bình ổn thị trường vàng

Thứ 5, 16/05/2024 | 22:08
Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải.

Tp.HCM: Vì sao có dự án chống ngập nhưng Tp.Thủ Đức vẫn ngập do mưa?

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:01
Thành phố Thủ Đức mới có một dự án duy nhất đã hoàn thiện là hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân nên vẫn còn tình trạng ngập khi mưa lớn, triều cường.

Tp.HCM có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè kinh doanh ở quận 1

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:35
Sau một tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè kinh doanh, UBND quận 1 nhận được đăng ký của 92 người và đã thông qua 30 trường hợp trong số đó.
Cùng chuyên mục

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.