Chính phủ số và câu chuyện đổi mới tư duy phát triển

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 11/11/2021 | 17:20
0
Dù ở hoàn cảnh khó khăn vì dịch nhưng Chính phủ vẫn cung cấp được các dịch vụ trực tuyến gắn kết xã hội, sau dịch bệnh, vai trò của Chính phủ số sẽ tiếp tục duy trì.

Trong chuỗi sự kiện thuộc Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0, hội thảo chuyên đề 6 chiều 11/11 với chủ đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

“Bốn có” của Chính phủ số

Theo ông Nguyễn Thành Phong - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, nhưng cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Chính phủ số bao hàm chính phủ điện tử. 

Chính phủ điện tử đặc trưng bởi “bốn không”, họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. 

Chính phủ số thêm “bốn có”: Có hành động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Kinh tế vĩ mô - Chính phủ số và câu chuyện đổi mới tư duy phát triển

Ông Nguyễn Thành Phong - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ông Phong cho biết, trục liên thông văn bản quốc gia đã được xây dựng nhằm kết nối các hệ thống quản lý văn bản điều hành của các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, đã kết nối 94/94 bộ, ngành, địa phương và kết nối với hệ thống quản lý văn bản điều hành nhà nước.

Từ khi khai trương (12/3/2019) đến ngày 19/8/2021 có tổng số hơn 6,3 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Tỉ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc năm 2020 đạt 90,8% (vượt mục tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 17 của Thủ tướng Chính phủ).

Chính phủ số và câu chuyện chi phí vận hành

Cũng tại hội thảo, ông Vũ Kiêm Văn – Phó Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, số liệu của Cục Tin học hoá cung cấp (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến tháng 10/2021 đã có 24/85 cơ quan ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 52/85 cơ quan ban hành các chương trình kế hoạch chuyển đổi số.

Con số nói trên có sự chuyển biến, tuy nhiên, để nâng cao chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, ông Văn đề xuất các cơ quan cũng cần phải xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Cùng với đó, phải xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ thông tin và chuyển đổi số 5 năm và hàng năm, xây dựng quy định về chia sẻ dữ liệu.

Dẫn khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc, Phó Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, tổ chức này đã có những khuyến nghị trong việc thay đổi nhận thức trong kỷ nguyên số từ chính quyền mệnh lệnh sang chính quyền phục vụ.

Theo ông, khi chính quyền phục vụ cung cấp dữ liệu cho người dân, lúc này, người dân chính là khách hàng của chính quyền và ngược lại, chính quyền là cơ quan cung cấp thông tin dữ liệu cho người dân.

Kinh tế vĩ mô - Chính phủ số và câu chuyện đổi mới tư duy phát triển (Hình 2).

 Ông Vũ Kiêm Văn – Phó Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam.

Tiếp theo, ông Văn nhấn mạnh vai trò của hạ tầng trong phát triển chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh. “Đây là yếu tố tiên quyết phải đi trước một bước, hạ tầng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin trực tuyến cho người dân, giúp ổn định và thông suốt, liên tục”, ông nói.

Yếu tố tiếp theo được ông chỉ ra là câu chuyện về đổi mới tư duy phát triển ứng dụng. Trước đây, tồn tại việc phát triển ứng dụng thường theo mô hình đơn lẻ, mỗi cơ quan một ứng dụng khác nhau, manh mún tạo ra một bất cập là chi phí bảo trì rất lớn. Khi đó, người dân sử dụng cũng rất khó khăn.

Theo ông Văn, việc xây dựng các giải pháp công nghệ là quá trình liên tục chứ không phải làm một lần là xong. Một ứng dụng ra đời sẽ cần rất nhiều chi phí khác trong việc vận hành, phân tích dữ liệu sau này. Và muốn phát huy hiệu quả thì cần chi phí vận hành mãi mãi. Chính vì vậy, cần có cơ chế để các doanh nghiệp công nghệ để đi song hành với các cơ quan nhà nước, nhất là vướng mắc về định giá các dịch vụ công nghệ thông tin…

“Có nhiều tình huống là các bộ ngành cứ giao đầu bài, cho doanh nghiệp làm trước, tuy nhiên lại không tính việc cơ chế tài chính với doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy, những sản phẩm công nghệ làm ra không có tính bền vững là lâu dài cho người dân và doanh nghiệp”, ông Văn bày tỏ.

3 đề xuất cải thiện thứ hạng Chính phủ điện tử

Xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hợp Quốc năm 2020 tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia, 23/47 châu Á và 6/11 Đông Nam Á. Trong nội dung trình bày tại hội thảo, ông Vũ Kiêm Văn cũng đưa ra 3 nhóm đề xuất để cải thiện thứ hạng quốc tế Chính phủ điện tử Việt Nam.

Thứ nhất, cải thiện dịch vụ công trực tuyến. Ông Văn cho rằng, ở yếu tố này, cần lựa chọn các dịch vụ công nhiều người dân quan tâm, mức độ truy cập tiềm năng nhiều như khai sinh, khai tử, kết hôn, thuế, giáy phép lái xe, giấy phép kinh doanh, môi trường, căn cước công nhân, visa, bảo hiểm xã hội, thanh toán điện, nước, gas,…

Việc cải thiện dịch vụ trực tuyến cũng cần định hướng cho từng địa phương hướng đến việc phát triển đặc thù riêng. Phân loại các dịch vụ công trực tuyến hướng đến từng đối tượng cụ thể riêng như người trẻ; phụ nữ/đàn ông, người khuyết tật, người cao tuổi, người nhập cư.

Cùng với đó, phải đảo bảo tính dễ sử dụng, tính liên tục và ổn định của các dịch vụ công trực tuyến, tăng cường phương thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, phát triển ứng dụng trên các nền tảng đa kênh có khả năng tuỳ biến và mở rộng nhanh.

Thứ hai, xây dựng mô hình Chính phủ số vận hành dự trên dữ liệu. Với chính phủ số, dữ liệu là trung tâm, quyết định dựa trên dữ liệu, bởi dữ liệu là nguồn lực chủ chốt, là tài sản chiến lược của cơ quan nhà nước.

Thứ ba, thích nghi với đại dịch Covid-19. Theo ông Văn, dịch Covid-19 cho thấy, ngay trong hoàn cảnh khó khăn thì Chính phủ vẫn cung cấp được các dịch vụ trực tuyến, duy trì sự lãnh đạo của Chính phủ, tạo sự gắn kết xã hội.

Thời gian tới, vai trò của chính phủ số sẽ tiếp tục được duy trì trong và sau dịch bệnh. Tuy nhiên, bài toán đặt ra với Chính phủ số Việt Nam đó là xây dựng chiến lược ngắn-trung-dài hạn trong việc đảm bảo sự phát triển nhân lực trong đại dịch Covid-19.

Kinh tế số tại Việt Nam vẫn là nền tảng giao dịch có sẵn

Thứ 5, 11/11/2021 | 10:03
Theo ông Nguyễn Thành Phong, việc phát triển kinh tế số tại Việt Nam vẫn dựa trên các nền tảng có sẵn của thế giới, còn nền tảng phát triển trong nước thì hạn chế.

“Đo lường kinh tế số là một bài toán lớn”

Thứ 4, 10/11/2021 | 06:45
Theo ông Nguyễn Trọng Đường, kinh tế số, xã hội số là một khái niệm mới, việc đo lường kinh tế số là một bài toán lớn mà cả thế giới cũng đang trăn trở đi tìm.

Xây dựng Chính phủ điện tử là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chủ nhật, 14/04/2019 | 09:00
Việt Nam xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu để tạo nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện.
Cùng tác giả

Thủ tướng: Sớm giải quyết nguồn vật liệu cho cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 20:01
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng yêu cầu giải quyết xong các vấn đề về mỏ nguyên vật liệu ngay trong tháng 5 này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 19:48
Chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.

Giá vàng 12/5: Vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới kết thúc tuần tăng giá. Giá vàng trong nước giảm mạnh cuối tuần nhưng vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng.

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp: Mở rộng cơ hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 07:00
Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam vừa được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp.