Chính phủ: Giá điện không

Chính phủ: Giá điện không "gánh" lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN

Đặng Ngọc Thuỷ
Thứ 4, 22/05/2019 | 11:27
1
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội khẳng định việc tăng giá điện từ ngày 20/3 đã thực hiện đúng theo luật Điện lực và quyết định của Thủ tướng, đồng thời giải đáp hầu hết các vấn đề dư luận quan tâm như khoản tiền gửi 42.000 tỷ đồng của EVN, nghi vấn giá điện gánh lỗ đầu tư ngoài ngành hay hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến...

Ngày 21/5, liên quan đến vấn đề điều hành giá điện được dư luận quan tâm thời gian gần đây, Chính phủ đã gửi báo cáo tới Quốc hội, tập trung vào các nội dung chính đang được Đại biểu Quốc hội khóa XIV và cử tri cả nước quan tâm. 

Vì sao chọn thời điểm tăng giá vào 20/3?

Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2019, Chính phủ đã xem xét điều hành điều chỉnh giá điện theo đúng qui định tại luật Điện lực và Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, đồng thời thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc điều chỉnh giá khí, giá than bán cho điện, thuế bảo vệ môi trường và phân bổ một phần các khoản chênh lệch tỷ giá còn treo trong các năm trước. 

Về việc cân nhắc lựa chọn thời điểm tăng giá (từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3) là theo đề xuất của liên Bộ và Tổng cục Thống kê.

Theo quy luật, chỉ số CPI thường tăng cao vào tháng 2 (dịp nghỉ tết Âm lịch) và sẽ giảm mạnh trong tháng 3, nên sẽ không tác động nhiều đến chỉ số CPI bình quân cả năm và kiềm chế được lạm phát kỳ vọng. Theo đánh giá của liên Bộ Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê, dự kiến điều chỉnh giá điện bán lẻ bình quân tăng bình quân 8,36% vào ngày 20/3/2019 sẽ làm CPI cả năm tăng 0,3%.

Mặt khác, việc cân nhắc thời điểm điều chỉnh giá điện vào ngày 20/3/2019, đã được Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá tính toán tổng thể để đồng bộ với các điều chỉnh về giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế, học phí, dự kiến CPI của tháng 3 năm 2019 và cả năm 2019 nhằm đảm bảo CPI của cả năm nằm trong khoảng từ 3,3 – 3,9%, thấp hơn 4% mức CPI chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua.

Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ, theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, giá điện sẽ được xem xét điều chỉnh từ tháng 6/2018 (sau 06 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất là ngày 01/12/2017). Tuy nhiên, căn cứ thực tế, Chính phủ đã quyết định không điều chỉnh giá điện trong năm 2018. Điều này đã góp phần kiềm chế lạm phát ở mức 3,54% và giúp tăng trưởng tổng sản phẩm GDP đạt 7,08% - mức tăng trưởng đạt kỷ lục năm 2018. 

Giá điện không gánh lỗ ngoài ngành của EVN

Một vấn đề khác được dư luận đặc biệt quan tâm là những khoản lỗ ngoài ngành của tập đoàn Điện lực Việt Nam liệu có được tính vào chi phí cấu thành giá điện hay không?.

Về điều này, báo cáo của Chính phủ khẳng định, các khoản chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán và không bao gồm các khoản chi phí đầu tư ra ngoài ngành của EVN.

Việc tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân đã được EVN, bộ Công Thương thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc xác định mức giá bán lẻ điện bình quân.

Trước đó, báo cáo của EVN về việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN, các khoản đầu tư ngoài ngành cơ bản đã được Tập đoàn thoái hết vốn nên không có các khoản lỗ đầu tư ngoài ngành.

Cụ thể, EVN đã thực hiện thoái toàn bộ vốn đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh điện với tổng giá trị vốn thoái vốn thành công theo mệnh giá thực hiện là 2.214 tỷ đồng, tổng giá trị vốn thu về 2.341 tỷ đồng, thặng dư vốn 127 tỷ đồng.

Riêng khoản vốn đầu tư còn lại 7,5% vốn điều lệ tương ứng 187,5 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Tài chính Điện lực đang kinh doanh có lợi nhuận và trả cổ tức hàng năm sẽ được EVN thực hiện thoái vốn trong năm 2019.

Tiêu dùng & Dư luận - Chính phủ: Giá điện không 'gánh' lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN

EVN khẳng định không có khoản lỗ đầu tư ngoài ngành.

Về khoản tiền hơn 42.000 tỷ gửi ngân hàng 

Về số dư tiền gửi ngân hàng tại báo cáo tài chính hợp nhất tập đoàn EVN thời điểm 30/6/2018 là 42.798 tỷ đồng, báo cáo của Chính phủ cho biết đây là tổng số tiền gửi ngân hàng tại 253 đơn vị thành viên cấp 2 và cấp 3 thuộc Tập đoàn để phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng.

"So với số dư nợ phải trả ngắn hạn tại cùng thời điểm của EVN (hơn 106 ngàn tỷ đồng), thì số dư tiền gửi nêu trên chưa đủ để sử dụng cho trả nợ ngay các nhà cung cấp nhiên liệu (khí, than, dầu), bán điện (55 ngàn tỷ đồng), chi phí phải trả ngắn hạn tiền mua điện của các nhà máy điện (10 ngàn tỷ đồng), trả nợ ngân hàng đến hạn (22 ngàn tỷ đồng), thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (2,5 ngàn tỷ đồng) và các khoản phải trả phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng (16,5 ngàn tỷ đồng).

Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, tiền điện thường tập trung vào cuối tháng nên số dư tiền gửi của EVN vào các ngày cuối tháng (thời điểm lập báo cáo quyết toán) thường cao hơn so với các ngày còn lại", báo cáo nêu rõ.

Một số khoản vay nước ngoài các đơn vị phải sử dụng tài khoản đặc biệt  hoặc giải ngân một lần về tài khoản chuyên dụng của Người vay theo quy định của Hiệp định vay nên đã tăng thêm số dư tiền gửi của các đơn vị.

Do nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh quá lớn nên với số dư tiền gửi trên mới giúp cho EVN và các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, mỗi đơn vị phải duy trì một số dư tiền gửi phục vụ cho công việc thường xuyên và xử lý đột xuất.

Đối với Công ty mẹ - EVN, trung bình 01 tháng của năm 2018 thực hiện chi thanh toán khoảng 18.806 tỷ đồng cho thanh toán tiền mua điện và chi phí đầu tư chưa kể thanh toán các khoản chi phí khác.

Đối với các Công ty nhiệt điện cần có một số lượng tiền lớn để mở L/C thanh toán nhiên liệu nhập khẩu hoặc thanh toán cho các đơn vị cung cấp trong nước.

Trong lĩnh vực đầu tư, EVN có số dư nợ vay rất lớn vì thế nhu cầu trả nợ trong năm tương đối cao đòi hỏi EVN phải duy trì số dư đủ để trả nợ khi đến hạn để đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong tương lai.

Cần thiết phải xây dựng giá điện bậc thang

Điện năng là một hàng hóa đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, việc lưu trữ điện năng rất đắt và tốn kém. Khi huy động các nhà máy điện phát điện, về nguyên tắc ngành điện sẽ huy động các nhà máy điện có giá rẻ phát điện trước, nhà máy đắt phát điện sau cho đến khi đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.

Nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, hiện nay rất nhiều nước trên thế giới kể cả các nước tiên tiến như Nhật, Hàn Quốc hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… đều áp dụng giá điện theo các bậc thang và giá điện theo bậc thang sau cũng cao hơn so với bậc thang đầu tương tự như Việt Nam.

Căn cứ số liệu do EVN cung cấp, ý kiến của các hộ sử dụng điện, các cơ quan báo chí, các học giả, Bộ Công Thương đã xem xét, kiểm tra tính toán điều chỉnh cơ cấu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo các kịch bản giảm từ 6 bậc xuống 5, 4, 3 bậc. Các kịch bản cho thấy việc điều chỉnh số bậc sẽ ảnh hưởng đến nhóm khách hàng thu nhập trung bình, thấp - phân khúc khách hàng chủ yếu của EVN, chiếm khoảng 50% tổng số hộ, tương đương gần 13 triệu hộ sử dụng điện sinh hoạt.

Chưa phát hiện gian lận tiền điện của khách hàng

Trước những phản ánh của người dân về hoá đơn tiền điện tăng đột biến, Chính phủ cho biết, đã chỉ đạo Bộ Công Thương, EVN và các cơ quan liên quan kiểm tra, giải đáp thoả đáng cho người dân, doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương về giá điện cho thấy, ngành điện đã thực hiện đúng quy định trong niêm yết công khai giá điện mới, ghi và chốt chỉ số công tơ, tiền điện...

"Đến nay, chưa phát hiện các trường hợp gian lận, cố tình tính toán sai tiền điện đối với các khách hàng sử dụng điện", báo cáo Chính phủ khẳng định.

Cùng đó, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc thanh tra theo chỉ đạo của Thủ tướng việc tăng giá điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện. Báo cáo này sẽ hoàn thành và báo cáo Thủ tướng trong tháng 6.

Tiếp thu phản ánh của người dân, Bộ Công Thương và EVN sẽ đề xuất cách tính biểu giá điện bậc thang mới để giảm bù chéo giữa các nhóm khách hàng dùng điện và nhu cầu sử dụng điện thực tế của người dân.

Về việc kiểm tra giá điện tăng cao, báo cáo của Chính phủ cho biết do sản lượng tiêu thụ của khách hàng tăng do thời tiết nắng nóng, tác động của việc điều chỉnh giá điện và kỳ ghi chỉ số công tơ dài hơn 3 ngày so với tháng trước.

Tiêu dùng & Dư luận - Chính phủ: Giá điện không 'gánh' lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN (Hình 2).

Qua kiểm tra, Chính phủ chưa phát hiện các trường hợp gian lận, cố tình tính toán sai tiền điện đối với các khách hàng sử dụng điện

Thống kê của EVN cho thấy, từ 20/ 3 đến 4/5, toàn Tập đoàn tiếp nhận và giải đáp 71.504 yêu cầu của khách hàng liên quan đến hóa đơn tiền điện. Trong đó có 14.541 kiến nghị của khách hàng, chiếm tỷ lệ gần 20% thắc mắc về chỉ số công tơ điện, hoá đơn tiền điện. “Các thắc mắc của khách hàng đã được trả lời 100%, các khách hàng đều hài lòng, đồng ý với kết quả giải quyết”, báo cáo nêu rõ.

Đối với 8 thắc mắc, phản ánh của khách hàng qua mạng xã hội (Facebook) đã được đơn vị chủ động liên hệ xử lý, sau khi được đơn vị giải thích khách hàng đã hiểu nguyên nhân và chủ động gỡ bài viết trên mạng xã hội.

Bộ Công Thương thông tin chính thức kết quả kiểm tra giá điện

Chủ nhật, 19/05/2019 | 15:49
Việc chốt chỉ số côngtơ, phát hành hóa đơn tiền điện tại một số khách hàng sử dụng điện sản xuất lớn cho thấy, các tổng công ty điện lực và công ty điện lực đã thực hiện đúng quy định.

Bộ Công Thương hứa sẽ chỉnh sửa giá điện luỹ tiến

Thứ 7, 04/05/2019 | 17:17
Đây là quan điểm của lãnh đạo Bộ Công Thương về biểu giá điện và vấn đề tiền điện tăng cao trong thời gian qua.

Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ tăng giá điện của EVN

Thứ 7, 04/05/2019 | 09:25
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp cùng các Bộ ngành làm rõ việc tính toán giá điện của EVN. Chỉ đạo trên xuất phát từ bức xúc của dư luận liên quan đến việc giá điện chỉ tăng hơn 8% nhưng hóa đơn tiền điện lại tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.

EVN lý giải về khoản tiền khổng lồ 42.000 tỷ gửi ngân hàng không kỳ hạn

Thứ 2, 29/04/2019 | 17:02
Liên tục báo lỗ và đề nghị tăng giá điện song EVN lại cho thấy tập đoàn có tiềm lực tài chính khá mạnh khi dư hơn 42.000 tỷ đồng gửi ngân hàng tại thời điểm cuối quý II/2018. Tuy vậy, số tiền khổng lồ này lại được gửi không kỳ hạn - hưởng mức lãi suất gần như bằng không khiến dư luận đặt ra nhiều dấu hỏi.
Cùng tác giả

Hà Nội: Phá đường dây hơn 300 gái bán dâm "hàng tuyển"

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:04
Dường dây với hơn 300 gái bán dâm được Hưng tuyển chọn với yêu cầu ngoại hình cao, chủ yếu là "tay vịn" từ các quán karaoke.

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật ông Lê Thanh Hải

Thứ 4, 08/05/2024 | 18:44
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Tp. HCM bị đề nghị kỷ luật do chịu trách nhiệm trong các vi phạm liên quan đến vụ Vạn Thịnh Phát.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự toàn dân

Thứ 3, 07/05/2024 | 08:00
Với nghệ thuật quân sự tài tình, dân tộc ta đã đưa quân Pháp từ bất ngờ này đến kinh ngạc khác, cuối cùng làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Phát tán clip đánh ghen lên mạng: Vẫn có thể bị xử lý dù không bị kiện

Thứ 2, 06/05/2024 | 19:01
Hành vi đăng tải, phát tán clip nhạy cảm như đánh ghen hay video đồi truỵ công khai lên mạng xã hội hoặc nhóm chat...dù không bị kiện cáo vẫn có thể bị xử lý.

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua đầu tư chứng khoán

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:49
Các đối tượng cung cấp cho nạn nhân các giấy tờ pháp lý của công ty để “con mồi” dễ dàng tra cứu thông tin và tin tưởng rồi theo chỉ dẫn của đối tượng lừa đảo.
Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu giảm mạnh

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:31
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ chiều nay (9/5).

Giá nông sản hôm nay 9/5: Dừa xiêm Tiền Giang khan hàng, cà phê Robusta quay đầu tăng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:31
Dừa xiêm Tiền Giang khan hàng, sốt giá; hồ tiêu nội địa đảo chiều; cà phê Robusta tăng giá; thủ phủ dưa hấu Quảng Nam thắng lớn, nông dân tất bật thu hoạch.

Kiên Giang: Xử phạt 3 cơ sở kinh doanh điện thoại nhập lậu ở Phú Quốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 20:59
Ngày 8/5, tin từ Cục QLTT Kiên Giang, Đội QLTT số 4 trình cấp có thẩm quyền xử phạt 3 cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu với số tiền là 110 triệu đồng.

Tiếp tục Lễ hội Sông nước Tp.HCM, định vị thương hiệu du lịch

Thứ 4, 08/05/2024 | 20:24
Lễ hội Sông nước Tp.HCM lần 2 sắp được tổ chức sẽ tiếp tục khai thác du lịch đường thủy, tạo sức bật kinh tế dịch vụ cho địa phương.

Kiên Giang: Chuyển cơ quan điều tra vụ bán 25 máy nổ nhập lậu

Thứ 4, 08/05/2024 | 17:57
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự.
     
Nổi bật trong ngày

Giá nông sản hôm nay 9/5: Dừa xiêm Tiền Giang khan hàng, cà phê Robusta quay đầu tăng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:31
Dừa xiêm Tiền Giang khan hàng, sốt giá; hồ tiêu nội địa đảo chiều; cà phê Robusta tăng giá; thủ phủ dưa hấu Quảng Nam thắng lớn, nông dân tất bật thu hoạch.

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hóa nguyên liệu vững đà hồi phục

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:48
Chỉ số MXV-Index chốt ngày 7/5 tăng 0,55% lên 2.300 điểm, nối dài đà hồi phục sang ngày thứ 3 liên tiếp; đồng thời đạt mức cao nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây.

Bình Thuận tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 12:45
Tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của người Hàn Quốc.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.