Chính phủ đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế năm 2023

Chính phủ đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế năm 2023

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 22/07/2022 | 21:17
0
Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 cần phải dựa vào bối cảnh trong nước và quốc tế để đưa ra những mục tiêu phù hợp.

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023.

Theo đó, mục tiêu phát triển năm 2023 phấn đấu đạt được mục tiêu Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030, thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

Tuy nhiên, các mục tiêu, định hướng phải nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH và kế hoạch đầu tư công.

Đánh giá Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen. Kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá cả nguyên vật liệu sản xuất, lạm phát có nguy cơ gia tăng.

Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới và xu hướng thúc đẩy thích ứng, mở cửa sau dịch Covid-19, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, tăng cường hợp tác của các quốc gia vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước, dịch bệnh ở một số nước còn diễn biến phức tạp.

Trước tình hình như vậy, trong nước, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định; dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát; quy định về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" đã được phát huy...

Chính sách - Chính phủ đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế năm 2023

Nhiều mục tiêu được đặt ra cho năm 2023.

Lưu ý đến những vấn đề thế giới để xây dựng kế hoạch

Đánh giá nền kinh tế sẽ phải tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế do chưa hoặc chậm được khắc phục, cũng như các vấn đề về già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, áp lực lạm phát khi nhu cầu trong nước phục hồi,...

Trong bối cảnh đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023, tập trung nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH.

Đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ukraine, chính sách phòng chống dịch Covid-19 và thương mại của các đối tác, rủi ro của thị trường bất động sản, tài chính.

Trong quá trình thực hiện không chủ quan, tự mãn với thành tích đã đạt được; quán triệt, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực một cách hiệu quả và không hình thức, trước hết là trong hệ thống hành chính nhà nước; kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Chú trọng kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh bằng thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp; chủ động xử lý hiệu quả những vấn đề tồn đọng kéo dài.

 

 

 

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam, hạ dự báo khu vực châu Á

Thứ 5, 21/07/2022 | 10:52
ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương còn 4,6% năm 2022, đồng thời nâng dự báo lạm phát trong khu vực.

Giá dầu hạ nhiệt trước nguy cơ suy thoái kinh tế

Thứ 5, 21/07/2022 | 11:17
Giá dầu đang rơi vào cuộc giằng co giữa nguồn cung thắt chặt do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nguy cơ suy thoái kinh tế và nhu cầu sụt giảm.

Tín dụng nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 25% so với dư nợ toàn nền kinh tế

Thứ 3, 19/07/2022 | 10:45
Quy mô tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt gần 2,8 triệu tỷ đồng, chiếm gần 25% so với dư nợ toàn nền kinh tế với trên 14,3 triệu khách hàng còn dư nợ.
Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.
Cùng chuyên mục

Từ 1/7 mống mắt sẽ được thu nhận thế nào khi làm Thẻ Căn cước?

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:31
Từ 1/7, sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập tại cơ quan công an cùng với khuôn mặt và vân tay khi người dân đi làm Thẻ Căn cước. Vậy việc thu nhận mống mắt...

Hà Nội: Đề xuất hỗ trợ 100% phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID

Thứ 7, 11/05/2024 | 18:28
Đây là nội dung trong tờ trình về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND TP quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.

Nghị định quy định hoạt động thông tin cơ sở

Thứ 7, 11/05/2024 | 14:24
Nghị định tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đảm bảo và bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin.

Hà Nội: Tất cả bộ phận một cửa thu phí không dùng tiền mặt từ 1/6

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:29
Các cơ quan bố trí lực lượng tại bộ phận một cửa để hỗ trợ các trường hợp chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thiết bị để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Cải cách tiền lương: Có thể sống bằng lương, bù trượt giá?

Thứ 6, 10/05/2024 | 20:00
Bộ Nội vụ cho biết khi cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cán bộ, công chức có mức lương thấp nhất không dưới 5 triệu đồng để họ có thể sống được bằng lương.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội: Tất cả bộ phận một cửa thu phí không dùng tiền mặt từ 1/6

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:29
Các cơ quan bố trí lực lượng tại bộ phận một cửa để hỗ trợ các trường hợp chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thiết bị để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Đề xuất hỗ trợ 100% phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID

Thứ 7, 11/05/2024 | 18:28
Đây là nội dung trong tờ trình về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND TP quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.

Nghị định quy định hoạt động thông tin cơ sở

Thứ 7, 11/05/2024 | 14:24
Nghị định tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đảm bảo và bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin.

Từ 1/7 mống mắt sẽ được thu nhận thế nào khi làm Thẻ Căn cước?

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:31
Từ 1/7, sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập tại cơ quan công an cùng với khuôn mặt và vân tay khi người dân đi làm Thẻ Căn cước. Vậy việc thu nhận mống mắt...