Cần nhanh chóng chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Cần nhanh chóng chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Nguyễn Phương Anh
Thứ 5, 27/04/2023 | 17:32
0
Chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng bền vững là điều kiện tiên quyết để giải quyết khủng hoảng liên quan đến mất an ninh lương thực, mất đa dạng sinh học.

Sau 3,5 ngày làm việc tích cực, ngày 27/4/2023, hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm (LTTP) lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đăng cai tổ chức tại Hà Nội đã bế mạc.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, với 9 phiên họp chính thức các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận để tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, bao trùm, mang tính đột phá để cùng nhau chuyển đổi hệ thống LTTP lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Nội dung thảo luận tập trung vào 4 vấn đề: Mô hình/kiến trúc toàn cầu về hệ thống LTTP; các chính sách và quản trị quốc gia và địa phương về hệ thống LTTP; các mô hình tiêu thụ và sản xuất của hệ thống LTTP; các phương thức thực hiện chuyển đổi hệ thống LTTP. 

5 thông điệp từ hội nghị LTTP

Sau các phiên thảo luận hiệu quả, tích cực, hội nghị đã rút ra các kết luận cụ thể. Đầu tiên, chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng bền vững và có khả năng chống chịu, phục hồi là điều kiện tiên quyết để giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan đến mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng, sức khỏe, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, cũng như giá tiêu dùng và năng lượng cao.

Kinh tế vĩ mô - Cần nhanh chóng chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm

Toàn cảnh phiên họp báo sau bế mạc hội nghị LTTP.

Bên cạnh đó, chuyển đổi hệ thống LTTP cần được tiếp cận từ toàn cầu. Cần sử dụng cách tiếp cận bao trùm, đa ngành, đa lĩnh vực và mang tính hệ thống trong chuyển đổi hệ thống LTTP. Chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững cần gắn với các yếu tố có liên quan bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và thương mại…

Việc chuyển đổi hệ thống LTTP ở từng quốc gia đòi hỏi phải có đủ quyết tâm chính trị và sự tham gia, phối hợp của tất cả các ngành, lĩnh vực, các bên liên quan từ trung ương tới địa phương, sự phối hợp của các tổ chức quốc tế, khu vực nhà nước và tư nhân. 

Cuối cùng, để chuyển đổi hệ thống LTTP thành công, đòi hỏi phải huy động các nguồn lực bao gồm khoa học công nghệ, tài chính, sự tham gia và đổi mới sáng tạo. Trong đó, về nguồn lực tài chính: Chính sách tài chính cho chuyển đổi hệ thống LTTP cần nhất quán và toàn diện ở cấp toàn cầu, quốc gia và địa phương. 

Vai trò và vị thế của Việt Nam sau hội nghị

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thuỵ Sỹ Christian Hoffer, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm, mô hình tốt trong chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Việc chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam cho các đại biểu tham gia Hội nghị lần thứ 4 bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến, thông qua các phương tiện truyền thông góp phần quan trọng vào chuyển đổi hệ thống LTTP toàn cầu theo định hướng trên.

Không chỉ đi tiên phong trong chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững, Việt Nam khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực đặc biệt thông qua chương trình hợp tác Nam – Nam.

Vai trò và vị thế được tăng cường là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy hợp tác Nam – Nam nhằm đảm bảo an ninh lương thực và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, bao trùm và chống chịu tại các quốc gia đang phát triển; 

Đồng thời, thiết lập mạng lưới đổi mới sáng tạo LTTP cho khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam trong khuôn khổ đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam để mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải và bền vững;

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, các đối tác phát triển và các quốc gia; đồng thời, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, mô hình thực hành tốt với các nước để cùng nhau chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững.

Kinh tế vĩ mô - Cần nhanh chóng chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

Chia sẻ tại phiên bế mạc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, sản xuất và tiêu dùng bền vững và chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm là một trong số các nội dung cần nhanh chóng hành động ngay.

Hệ thống lương thực, thực phẩm của Việt Nam đang hướng tới cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu. Để triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”, Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp, tư nhân và người dân chung tay thực hiện theo các định hướng ưu tiên của Chính phủ.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, thời gian tới, Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế như: FAO, UNDP và các đối tác phát triển khác để triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia này.

Cùng với đó Thứ trưởng nhấn mạnh, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo để tăng cường giáo dục, truyền thông cho cộng đồng về thói quen ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng, tiêu dùng hợp lý - tránh thất thoát lãng phí thực phẩm và có trách nhiệm.

Xem thêm:

Thu hẹp chi phí sản xuất, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giải bài toán phát triển nông nghiệp nhưng không phá rừng

Chuyển đổi hệ thống lương thực vẫn chưa đạt được mục tiêu dự kiến

Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng hệ thống lương thực bền vững

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về hướng đi của khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Thứ 3, 25/04/2023 | 11:07
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, khoa học công nghệ trong nông nghiệp để tạo ra thương hiệu và giá trị gia tăng, hướng tới mục tiêu giảm chi phí.

Chuyển đổi hệ thống lương thực vẫn chưa đạt được mục tiêu dự kiến

Thứ 2, 24/04/2023 | 15:28
Theo đại diện WWF, mỗi một quốc gia cần dựa trên những đặc điểm riêng để xây dựng hệ thống an ninh lương thực phù hợp với vấn đề môi trường, đa dạng sinh học.

Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng hệ thống lương thực bền vững

Thứ 2, 24/04/2023 | 12:07
Việt Nam cần phải hành động mạnh mẽ để đảm bảo hệ thống lương thực thực phẩm thích ứng thông minh với tác động ngày càng nghiêm trọng từ môi trường và dịch bệnh.
Cùng tác giả

Vợ chồng Chủ tịch thoái hết vốn, điều gì đang xảy ra ở Cà phê Gia Lai?

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:45
Trong bối cảnh công ty kinh doanh sa sút với nhiều cảnh báo, vợ chồng Chủ tịch HĐQT Cà phê Gia Lai Trịnh Đình Trường đã cùng nhau thoái vốn, thu về hơn 19 tỷ đồng.

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Cổ phiếu tăng 94% từ đầu năm, một công ty chi hơn 80 tỷ đồng trả cổ tức

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:08
Nếu hoàn tất trả cổ tức đợt 3 năm 2023, Khử trùng Việt Nam sẽ chi ra tổng số tiền khoảng 125 tỷ đồng chi trả cổ tức cho cổ đông công ty.

Giá heo tăng và cuộc đua lợi nhuận của doanh nghiệp ngành chăn nuôi

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:23
Trước tăng trưởng của giá thịt heo, doanh nghiệp ngành chăn nuôi chứng kiến chiều phục hồi ở cả doanh thu và lợi nhuận, song chỉ có HAGL dường như đứng ngoài cuộc...

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...
Cùng chuyên mục

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Giá vàng 20/5: Vàng thế giới tăng thẳng đứng

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:28
Giá vàng thế giới tăng mạnh, có thời điểm lên mức cao nhất 2.439 USD/ounce. Trong nước, vàng SJC cũng tăng cao.