Cần nhân lực lớn giáo viên môn tích hợp, thí sinh cân nhắc lựa chọn

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 4, 21/02/2024 | 17:37
0
Việc mở chuyên ngành đào tạo chính quy giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý được kỳ vọng sẽ là giải pháp then chốt cho những vướng mắc hiện nay.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã cho phép Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý và Sư phạm Khoa học tự nhiên trình độ đại học. Việc có thêm ngành đào tạo chính quy môn học tích hợp được đánh giá là đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn, giải quyết những vấn đề vướng mắc của môn học này hiện nay.

Theo đó, môn tích hợp là môn học mới trong Chương trình GDPT 2018, áp dụng giảng dạy trong các trường THCS từ năm 2021. Trong đó, môn Khoa học tự nhiên tích hợp từ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học của chương trình cũ. Môn Lịch sử và Địa lý tích hợp từ môn Lịch sử và Địa lý của chương trình cũ.

Trao đổi với Người Đưa Tin về nhóm ngành mới, ông Trần Bá Trình – Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Đối với 2 ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý và Sư phạm Khoa học tự nhiên sẽ có thời lượng đào tạo giống với các ngành sư phạm khác với khoảng 136 tín chỉ. Trong đó, môn lý luận chung chiếm khoảng 25%, các môn nghiệp vụ khoảng 25% và các học phần chuyên môn chiếm 50%”.

Theo ông Trình, các môn nghiệp vụ của 2 ngành sẽ tập trung vào dạy trực tiếp môn học tích hợp phục vụ cho Chương trình GDPT 2018 ở cấp THCS với khoảng 13 tín chỉ, chia thành 4 học phần then chốt. “Mục tiêu đảm bảo sau khi tốt nghiệp người học có thể đủ năng lực giảng dạy được ở cấp THCS”, ông Trình nói.

Giáo dục - Cần nhân lực lớn giáo viên môn tích hợp, thí sinh cân nhắc lựa chọn

Việc dạy môn tích hợp đang gặp nhiều khó khăn liên quan đến đội ngũ giáo viên (Ảnh: Hữu Thắng).

Đối với các học phần đào tạo về chuyên ngành, cũng sẽ chia theo lĩnh vực như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý và có sự tương đương với các ngành Sư phạm đơn môn.

“Điều này cũng tạo thuận lợi cho sinh viên học chương trình 2 (học song song 2 văn bằng). Sinh viên các ngành đơn môn sang năm thứ 2 có thể học chương trình ngành Khoa học tư nhiên. Các học phần trùng lặp sẽ được công nhận chuyển điểm sang ngành 2, điều này tạo điều kiện rút ngắn thời gian đào tạo”, ông Trình thông tin thêm.

Cũng theo ông Trần Bá Trình mặc dù đây là năm đầu tiên tuyển sinh ngành đào tạo dạy môn tích hợp nhưng với cấu trúc chương trình như trên nếu thuận lợi chỉ khoảng hơn 2 năm sau sẽ có sinh viên tốt nghiệp và tham gia vào thị trường lao động.

Đây cũng là nét đặc sắc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khi có tỉ lệ không nhỏ sinh viên ra trường có 2 bằng giúp có thêm năng lực chuyên môn.

Ông cũng cho rằng, việc chính thức mở thêm ngành mới đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp được kỳ vọng giải quyết những khó khăn khi giảng dạy môn học này hiện nay.

“Có chương trình đào tạo chính quy sẽ giúp chỉ cần một giáo viên có thể giảng dạy môn tích hợp. Đây là giải pháp căn bản toàn diện, trong thời gian triển khai chương trình mới tiếp theo đây sẽ là giai đoạn chuyển đổi từ đội ngũ dạy đơn môn và học chứng chỉ bồi dưỡng sang đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, cung ứng nguồn nhân lực đang thiếu hiện nay”, ông Trần Bá Trình đánh giá.

Giáo dục - Cần nhân lực lớn giáo viên môn tích hợp, thí sinh cân nhắc lựa chọn (Hình 2).

Ngành đào tạo mới mở ra nhiều cơ hội việc làm cho thí sinh (Ảnh: Hữu Thắng).

Thông tin thêm về kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm nay, ông Trình cho biết, năm nay, kỳ thi vẫn giữ ổn định như những năm trước đặc biệt là đề thi vẫn bám theo chương trình GDPT 2006.

Tuy nhiên, năm 2024 ngoài 7 trường sư phạm trọng điểm năm nay có thêm Trường Đại học Y dược Thái Bình công nhận điểm thi của nhà trường. Cùng với đó, có thêm điểm thi tại Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng để tạo điều kiện cho các thí sinh ở miền Trung có thể tham dự.

Trước đó, trao đổi với Người Đưa Tin, bà Chu Cẩm Thơ - Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đánh giá: “Việc các trường sư phạm cần thay đổi mục tiêu, chương trình, mô hình đào tạo đã trở thành yêu cầu bức thiết từ lâu, nhưng thực tế có rất ít sự thay đổi ở các trường đào tạo giáo viên để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn”.

Theo chuyên gia dạy học tích hợp cần được đưa vào đào tạo giáo viên như là một phương pháp dạy học, đồng thời  nội dung liên môn, các khoa học cơ sở cho môn học cũng cần được chú trọng đưa vào chương trình đào tạo.

“Việc này sẽ cung cấp cho những người đang học nghề sư phạm những hiểu biết và kỹ năng dạy học, là những điều kiện cần để giảng dạy trong bối cảnh ngày nay”, bà Thơ bày tỏ.

Tại buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đánh giá việc dạy học tích hợp là điểm nghẽn, điểm khó nhất trong triển khai chương trình mới trong những năm qua.

"Có những nhà giáo đủ năng lực nên đã dạy được tích hợp với đủ hợp phần. Nhưng phần nhiều, vẫn đang chia ra thành các học phần riêng với các mạch kiến thức riêng. Sách giáo khoa vẫn đang biên soạn với các phần riêng biệt. Nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giáo viên, dù đã được tập huấn, việc đảm nhiệm môn tích hợp vẫn đang là thách thức rất lớn", Bộ trưởng nêu.

Căn cứ vào thực tế triển khai, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ xem xét để có thể điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS. Song, điều chỉnh như thế nào để không xáo trộn và không gây sốc là việc cần cân nhắc.

Tuyển sinh 2024: Nhiều trường Đại học không xét tuyển bằng học bạ

Thứ 2, 19/02/2024 | 09:59
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2024, một số trường đại học đã lên phương án bỏ xét tuyển bằng kết quả học bạ ở bậc THPT.

Nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2024

Thứ 4, 14/02/2024 | 16:35
Về cơ bản, phương thức tuyển sinh 2024 của nhiều trường vẫn giữ ổn định như năm ngoái.

Từ năm học 2024-2025, sẽ có 2 lần xét tốt nghiệp THCS trong một năm

Thứ 2, 15/01/2024 | 11:30
Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở.
Cùng tác giả

Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được công nhận nếu đảm bảo chất lượng

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:17
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.

Nhà trường phải chịu trách nhiệm với nội dung giảng dạy cho học sinh

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:52
Theo chuyên gia, nhà trường cần có đội ngũ giáo viên đủ chuyên môn về đào tạo để lựa chọn những nội dung đúng với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh.

IDP cấp hơn 56.000 chứng chỉ IELTS trái với quy định

Thứ 4, 08/05/2024 | 22:12
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị công ty IDP đề xuất hướng xử lý đối với những chứng chỉ đã cấp khi chưa được phép.

Nhiều ngành thuộc khối khoa học tự nhiên thí sinh vẫn chưa biết tới

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:22
Các ngành khoa học cơ bản, khoa học sự sống đào tạo nhân lực nòng cốt cho đất nước nhưng vẫn thiếu nguồn tuyển sinh.

Sửa đổi quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:37
Theo đó, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân là một trong những quy trình đề nghị xét tặng danh hiệu.
Cùng chuyên mục

Nữ giáo viên vực dậy sau nỗi đau, viết tiếp giấc mơ bục giảng

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:00
Bị chồng cũ kích nổ mìn tự chế, cô mất một tay, hỏng một mắt. Vực dậy sau nỗi đau, hằng ngày cô vẫn đứng lớp, làm việc thiện giúp học sinh nghèo.

Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được công nhận nếu đảm bảo chất lượng

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:17
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.

"Số phận" hơn 56.000 chứng chỉ IELTS cấp sai: Bài toán quản lý và xử lý

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:50
Hàng chục nghìn chứng chỉ ngoại ngữ cấp sai quy định. Thông tin này khiến nhiều thí sinh hoang mang không biết liệu có bị ảnh hưởng đến việc xét miễn thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH sắp tới hay kết quả trúng tuyển, tốt nghiệp ĐH trước đó.

Nhà trường phải chịu trách nhiệm với nội dung giảng dạy cho học sinh

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:52
Theo chuyên gia, nhà trường cần có đội ngũ giáo viên đủ chuyên môn về đào tạo để lựa chọn những nội dung đúng với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh.

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Dự báo thời tiết ngày 10/5/2024: Miền Bắc mưa rất lớn

Thứ 6, 10/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (10/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Dự báo thời tiết ngày 9/5/2024: Mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 5, 09/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (9/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tin mới nhất về đợt không khí lạnh yếu: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:00
Đợt không khí lạnh yếu kết hợp với hội tụ gió trên cao nên thời tiết các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông.