Cần khoan thư sức doanh nghiệp để nuôi dưỡng niềm tin và phục hồi

Lê Mạnh Quốc
Thứ 2, 15/01/2024 | 20:25
0
Năm 2024 là lúc cần tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp hơn bao giờ hết để nuôi dưỡng niềm tin và năng lực phục hồi của DN cũng như tổng thể nền kinh tế.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) mới đây đã có báo cáo chuyên đề gửi Thủ tướng Chính phủ về khảo sát tình hình doanh nghiệp cuối năm 2023 và nhận định bối cảnh kinh doanh năm 2024.

Sức lực của DN cần được vun đắp kịp thời

Theo đó, trên cơ sở kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp, Ban IV đánh giá mặc dù thời kỳ khó khăn của các doanh nghiệp vẫn đang tiếp diễn nhưng niềm tin đã quay trở lại.

Cụ thể, so với các con số của khảo sát tháng 4/2023, tình hình của doanh nghiệp đã lạc quan hơn, thể hiện niềm tin đã quay trở lại. Tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá tích cực/rất tích cực tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay gấp 2,7 lần so với khảo sát tháng 4; tỉ lệ đánh giá tích cực/rất tích cực về kinh tế ngành hiện tại gấp 2,5 lần; tỉ lệ đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế vĩ mô 12 tháng tới gấp gần 3 lần.

Tỉ lệ doanh nghiệp dự kiến mở rộng quy mô mạnh tăng gấp 2 lần; tỉ lệ mở rộng quy mô vừa phải tăng gấp 2,5 lần. Các chỉ số, chỉ báo khác về triển vọng tiếp cận vốn, triển vọng thị trường, đánh giá hiệu quả hỗ trợ của chính quyền địa phương đều có tỉ lệ, điểm đánh giá cao hơn khảo sát tháng 4; phản ánh rõ nét niềm tin của doanh nghiệp đã dần quay trở lại.

Kinh tế vĩ mô - Cần khoan thư sức doanh nghiệp để nuôi dưỡng niềm tin và phục hồi

Ban IV đánh giá mặc dù thời kỳ khó khăn của các doanh nghiệp vẫn đang tiếp diễn nhưng niềm tin đã quay trở lại.

Tuy nhiên, tình hình và triển vọng kinh tế qua góc nhìn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong tổng số 2.734 doanh nghiệp tham gia khảo sát, vẫn có 82,4% doanh nghiệp đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2023; 69,1% đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế năm 2024.

Về sức mạnh nội tại và dự kiến kinh doanh, có 72,8% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong năm 2024. 

Trong số các doanh nghiệp dự kiến còn hoạt động năm 2024, có 58,9% có thể giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 16,6% giảm trên 50%. Có 60,2% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu, trong đó tỉ lệ giảm trên 50% doanh thu là 17,3%.

“Số liệu khảo sát và thống kê cho thấy rằng, doanh nghiệp kiệt sức là sự thật, đặc biệt sau 2 năm Covid-19 và 2 năm phải đối mặt với những bất ổn của kinh tế vĩ mô toàn cầu. Nếu không được vun đắp kịp thời, sức lực của doanh nghiệp sẽ cạn kiệt.

Vì thế, năm 2024 là thời điểm cần tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp hơn bao giờ hết để nuôi dưỡng niềm tin và năng lực phục hồi của doanh nghiệp cũng như tổng thể nền kinh tế”, Ban IV khẳng định.

5 khó khăn chính của doanh nghiệp

Trong bối cảnh nêu trên, Ban IV cho biết nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã nhận được một tỉ lệ nhất định doanh nghiệp đánh giá hiệu quả; hoạt động điều hành của chính quyền địa phương cũng đã nhận được sự đánh giá tích cực.

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh năm 2024 nhiều biến số, bên cạnh tinh thần chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần phải nỗ lực hơn, đặc biệt trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ 5 khó khăn chính: (1) Khó khăn về đơn hàng; (2) Khó khăn về dòng tiền; (3) Khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật; (4) Nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế; (5) Khó khăn về tiếp cận vốn vay.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và qua kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, Ban IV cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu vượt qua khó khăn, niềm tin và nội lực của doanh nghiệp vì thế đã trở lại.

Tuy nhiên, 2024 vẫn là một năm nhiều biến số do bối cảnh toàn cầu còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới nội tại quốc gia, trong khi nội lực của doanh nghiệp đã bị bào mòn, do đó, sự quyết liệt, kịp thời phải liên tục được duy trì, lan tỏa từ Thủ tướng, Chính phủ đến các Bộ ngành, cấp cơ sở nhằm tiếp tục đồng hành hiệu quả, trợ lực, vun đắp niềm tin để người dân và doanh nghiệp vượt khó.

Kinh tế vĩ mô - Cần khoan thư sức doanh nghiệp để nuôi dưỡng niềm tin và phục hồi (Hình 2).

2024 được dự báo vẫn là một năm nhiều biến số do bối cảnh toàn cầu còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới nội tại quốc gia. 

Bên cạnh đó, khi bối cảnh thế giới nhiều biến số nhưng vai trò của Việt Nam không ngừng được củng cố trên trường quốc tế, đây là “thời điểm vàng” của cải cách, giải quyết triệt để những vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng như của mô hình phát triển để tạo ra các động lực phát triển mới.

Mô hình phát triển kinh tế dựa trên thâm dụng tài nguyên, nguồn lực đã đến lúc chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên hiệu quả, sáng tạo với các xu hướng xanh và số. Việt Nam đang có thế và lực để tận dụng cơ hội, phát triển kinh tế dựa trên sáng tạo và công nghệ.

Do đó, Ban IV đề xuất Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công để nâng cao chất lượng các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia và cơ sở hạ tầng kết nối nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh dài hạn.

 

Đặc biệt Xây dựng các chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân một cách thực chất; hình thành và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt vì đây là động lực quan trọng để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

Chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh và tuần hoàn để hòa nhịp xu hướng phát triển bền vững của thế giới.

Kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm trong năm thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 12/01/2024 | 07:00
Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại trong năm thứ ba liên tiếp, từ 2,6% vào năm 2023 xuống 2,4% trong năm 2024.

Công nghiệp mất vai trò chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thứ 5, 11/01/2024 | 14:13
Trong giai đoạn 2019-2023, dù là 2 năm khủng hoảng lớn, công nghiệp vẫn có đóng góp giá trị cao, nhưng năm nay công nghiệp mất vai trò động lực.

Thủ tướng: Cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn

Thứ 6, 05/01/2024 | 10:51
Cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn, thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém… là một trong những định hướng phát triển kinh tế năm 2024.
Cùng tác giả

Phê duyệt quy hoạch sân bay Liên Khương

Thứ 2, 20/05/2024 | 17:44
Bộ GTVT vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng cao tốc La Sơn - Hòa Liên

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Cao tốc đoạn La Sơn - Hòa Liên dài 66 km, hiện có quy mô 2 làn xe, bề rộng mặt đường 12 m, tốc độ thiết kế 60 km/h, đã đưa vào khai thác từ tháng 4/2022.

Bộ GTVT đề nghị rà soát suất đầu tư cao tốc Phủ Lý-Nam Định vì quá cao

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nam Định liên quan phương án đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định.

Phó Thủ tướng chỉ đạo "gỡ khó" vật liệu san lấp cho dự án giao thông

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:38
Các Bộ, ngành theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để tình trạng thiếu vật liệu ảnh hưởng tiến độ dự án.

Kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:10
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký quyết định kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. 
Cùng chuyên mục

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.
     
Nổi bật trong ngày

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.