Bức tâm thư của giáo viên hợp đồng sắp thất nghiệp ở Hải Dương

Bức tâm thư của giáo viên hợp đồng sắp thất nghiệp ở Hải Dương

Hà Công Luân
Thứ 2, 15/01/2018 | 16:00
5
Trước nguy cơ thất nghiệp sau nhiều năm công tác, một giáo viên đã gửi bức tâm thư của mình tới Báo Người Đưa Tin để bày tỏ sự lo lắng của một người muốn tận tâm với nghề.

Mới đây báo Người Đưa Tin nhận được bức tâm thư đến từ một giáo viên hợp đồng (Xin được giấu tên) đang công tác tại một trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Chúng tôi xin đăng tải một phần bức thư:

Giáo dục - Bức tâm thư của giáo viên hợp đồng sắp thất nghiệp ở Hải Dương

Ảnh minh họa.

Tôi viết những dòng tâm thư này gửi đến quý báo giữa lúc dư luận đang rất nóng vì việc các giáo viên ở Phú Yên bị dừng hợp đồng, giáo viên ở Kim Bảng( Hà Nam) bị cắt hợp đồng hàng loạt sau kì thi tuyển dụng viên chức năm 2017. Và hơn nữa tôi viết trong tâm thế của một giáo viên đã 8 năm tròn đứng trên bục giảng, giờ đây sắp phải ngừng hợp đồng trong tủi hổ, ê chề.

Tôi là một trong số hơn 4.000 giáo viên hợp đồng tại Hải Dương đang chờ đợi quyết định của sở Giáo Dục và Đào tạo Hải Dương cùng Uỷ ban nhân dân Tỉnh cho con đường tương lai phía trước. Bản thân tôi ra trường đã 8 năm và làm việc ở một trường ban đầu là mô hình trường THPT bán công. Năm 2013 trường chúng tôi vui mừng được đón nhận tin chuyển sang mô hình trường công lập. Khi còn là mô hình cũ, tôi đã được sở Giáo Dục và Đào tạo Hải Dương kí quyết định tuyển dụng vào hình thức hợp đồng cơ hữu (còn gọi là hợp đồng không xác định thời hạn).

Năm 2014, sở Giáo Dục Hải Dương có quyết định đặc cách cho các giáo viên đủ thời gian đóng bảo hiểm 48 tháng liên tục vào viên chức. Riêng tôi mặc dù đã kí hợp đồng cơ hữu nhưng do ra trường sau, thời gian đóng bảo hiểm chưa đủ nên tôi đành chờ đợi một cơ hội khác. Năm 2016, Sở tổ chức kì thi tuyển viên chức trên địa bàn toàn tỉnh, chúng tôi tham gia thi cùng tất cả giáo viên trẻ mới ra trường, các giáo viên ở các trường ngoài có nguyện vọng mà trường họ đang giảng dạy không có chỉ tiêu.

Dù công tác lâu năm, dù có thành tích (bản thân tôi đã tham gia kì thi giáo viên giỏi tỉnh môn Ngữ Văn và được công nhận là giáo viên giỏi cấp THPT) nhưng chúng tôi không được bất kì một sự ưu tiên nào dù là nhỏ nhất. Sau kì thi, trường chúng tôi có sự xáo trộn khá nhiều. Những giáo viên trong trường bị thay thế bởi giáo viên bên ngoài, sinh viên mới ra trường.

Chúng tôi có người bị cắt hợp đồng, còn lại hợp đồng theo tiết với số tiền 50.000/ tiết và không được đóng bảo hiểm xã hội. Ngày 29/12/2017, Uỷ ban Nhân dân tỉnh có công văn rà soát, sắp xếp lại toàn bộ cơ cấu trong đó cắt toàn bộ giáo viên hợp đồng vượt số lượng chỉ tiêu tỉnh giao. Nhưng vấn đề đặt ra là theo cơ cấu của Bộ, trường tôi là trường loại 2 gồm 24 lớp. Theo đó cơ cấu các môn sẽ là 61 giáo viên.

Nhưng hiện tại trường tôi có 57 biên chế (gồm cả văn phòng, thủ quỹ, kế toán và ban giám hiệu). Vậy theo tinh thần công văn của tỉnh, số phận chúng tôi nói riêng và hơn 4000 giáo viên hợp đồng trong tỉnh sẽ đi về đâu? Và liệu sau khi cắt rồi có tiến hành tuyển lại vào những năm sau hay không? Sự việc này đã tác động không nhỏ đến cuộc sống của chúng tôi đặc biệt là vấn đề tâm lí và tinh thần. Mỗi ngày đến trường, cùng với các bài giảng là nỗi lo về tương lai phía trước: Chúng tôi sẽ làm gì, sẽ đi đâu?

Hẳn chúng ta còn nhớ những giọt nước mắt đầy ám ảnh của các giáo viên ở Thanh Hóa khi bị thuyên chuyển xuống bậc mầm non mà không biết bao giờ sẽ được về lại vị trí cũ, cô giáo ở Hải Phòng đã chọn cho mình cái chết khi bị thuyên chuyển công tác… Đằng này, chúng tôi sẽ phải từ bỏ con đường mình đã chọn để tìm một hướng đi mới trong mặc cảm, tủi hổ, ê chề.

Bao nhiêu năm ăn hoc, chừng ấy năm cống hiến, với các thành tích đạt được lại phải dừng lại sau một quyết định của các cấp có thẩm quyền. Mong những người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Hải Dương hãy nhìn lại đến chúng tôi để có những quyết sách thật hợp tình hợp lí tạo điều kiện cho chúng tôi yên tâm công tác, tiếp tục được cống hiên cho nền giáo dục tỉnh nhà.

Được biết, tâm thư cô giáo này bày tỏ nỗi lo không chỉ của mình mà còn của 4.000 giáo viên khác đang có nguy cơ thất nghiệp sau một công văn chỉ đạo của sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương gửi các phòng GD&ĐT về việc "chuẩn bị xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên... trong các cơ sở giáo dục công lập".

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Hải Dương: Đã tìm thấy tài xế gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn

Thứ 7, 13/01/2018 | 15:19
Sau nhiều ngày gây ra tai nạn chết người, bỏ mặc nạn nhân bên đường rồi bỏ trốn, tài xế đã đến Công an huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để khai báo.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.