BRICS có thể phát triển thành đối trọng với G7: Không phải chuyện đùa!

BRICS có thể phát triển thành đối trọng với G7: Không phải chuyện đùa!

Chủ nhật, 13/08/2023 | 10:52
1
Sức hấp dẫn tiềm năng của BRICS nằm ở chỗ nó đang trở thành “một lực lượng cân bằng trong các vấn đề thế giới”.

Các nước BRICS có tiềm năng thay đổi trật tự thế giới hiện tại và biến liên minh của họ thành một đối trọng với G7 trên vũ đài toàn cầu, nhà báo Anthony Rowley cho biết trong bài viết của mình, được xuất bản hôm 12/8 trên tờ báo nổi tiếng của Hong Kong (Trung Quốc) là South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng - SCMP).

Trong bài viết với tựa đề “Thách thức của BRICS đối với trật tự kinh tế đã được thiết lập không phải chuyện đùa”, ông Rowley nhắc lại rằng hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới đã bày tỏ mong muốn tham gia BRICS hoặc hợp tác với tổ chức này, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Theo ông Rowley, khối này đang xây dựng ảnh hưởng lớn hơn trong việc cải cách hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế cũng như đảm bảo tiếng nói và quyền bỏ phiếu lớn hơn cho các quốc gia đang phát triển tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Họ đã cho ra mắt Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) và các thành viên đang thúc đẩy các thỏa thuận dự trữ và tiền tệ mới. NDB – hay còn gọi là Ngân hàng BRICS – đã tài trợ cho 98 dự án trị giá tổng cộng 33,2 tỷ USD. 

Sức hấp dẫn tiềm năng của BRICS nằm ở chỗ nó đang trở thành “một lực lượng cân bằng trong các vấn đề thế giới”, nhà báo kỳ cựu nhận định.

Nhóm BRICS được thành lập vào năm 2006. Ban đầu, nó bao gồm 4 quốc gia – Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Theo ông Rowley, lúc đầu bộ tứ này quá đa dạng về kinh tế và phân tán về mặt địa lý đến mức nó không thể phát huy hiệu quả. Nhưng từ năm 2010, sau khi Nam Phi gia nhập, nhóm này đã trở nên “toàn cầu” hơn so với các nhóm khu vực khác.

Thế giới - BRICS có thể phát triển thành đối trọng với G7: Không phải chuyện đùa!

Nhóm BRICS được thành lập vào năm 2006. Ban đầu, nó bao gồm 4 quốc gia – Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Nam Phi gia nhập nhóm vào năm 2010. Ảnh: IOL

Trong bài viết của mình, nhà báo Rowley cũng dẫn các nhận định của chuyên gia cấp cao không thường trú tại Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council) Hùng Trần.

Theo vị chuyên gia tại Atlantic Council, BRICS “có thể phát triển để trở thành đối trọng với nhóm G7 trong các vấn đề thế giới, dẫn đến tác động sâu sắc đối với quan hệ quốc tế”.

Hiện tại, tổ chức này tiếp tục xây dựng ảnh hưởng lớn hơn trên trường toàn cầu bất chấp sự khác biệt hiện có giữa hai thành viên là Trung Quốc và Ấn Độ.

Cả Bắc Kinh và Delhi đều nhất trí với mục tiêu của NDB là cung cấp 30% nguồn tài chính bằng đồng nội tệ của các nước thành viên.

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 sẽ diễn ra vào ngày 22-24/8 tại Johannesburg và do Nam Phi chủ trì. Dự kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là lãnh đạo BRICS duy nhất tham dự sự kiện theo hình thức trực tuyến và có bài phát biểu qua liên kết video.

Theo Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Nam Phi Naledi Pandor, tại Hội nghị Thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo của các nước BRICS sẽ thảo luận về khả năng mở rộng nhóm này. Theo bà, 23 quốc gia, bao gồm cả Iran, đã nộp đơn chính thức xin gia nhập BRICS.

BRICS là một tổ chức không chính thức bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Từ viết tắt BRICS được bắt nguồn từ chữ cái đầu tiên của tên các quốc gia bằng tiếng Anh. Tổ chức hướng tới mục tiêu phát triển hợp tác toàn diện giữa các nước thành viên về kinh tế, tài chính, giáo dục, khoa học, văn hóa và các lĩnh vực khác.

Các nước BRICS có tiềm năng tăng trưởng kinh tế đáng kể: Chiếm hơn 32% GDP, gần 30% diện tích lãnh thổ và 40% dân số thế giới, sản xuất gần 1/2 sản lượng lúa mì và gạo trên thế giới, đồng thời sở hữu khoảng 15% trữ lượng vàng của thế giới.

Minh Đức (Theo SCMP, TASS)

Lộ trình mở rộng BRICS vấp phải “đá tảng”

Thứ 7, 29/07/2023 | 16:10
Trong khi Trung Quốc nhiệt tình muốn mở rộng khối, 2 quốc gia thuộc BRICS đang kêu gọi thận trọng về khả năng mở rộng nhanh chóng.

Nga: Tổng thống Pháp “không phù hợp” làm khách tại Thượng đỉnh BRICS

Thứ 5, 22/06/2023 | 16:55
Nếu được mời, Tổng thống Pháp Macron sẽ là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên dự Hội nghị Thượng đỉnh của các nền kinh tế mới nổi BRICS do Trung Quốc và Nga dẫn dắt.

Đồng minh lâu năm của Nga để ngỏ khả năng gia nhập BRICS thay vì EU

Thứ 2, 19/06/2023 | 10:53
Nhóm BRICS do Trung Quốc và Nga dẫn dắt hiện chiếm hơn 32% GDP, 40% dân số, đồng thời sở hữu khoảng 15% trữ lượng vàng của thế giới.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:15
Thiết kế độc đáo này có thể được sử dụng trong phát triển hàng không quân sự khi NATO tiến hành một nghiên cứu lớn về máy bay trực thăng thế hệ tiếp theo.

Ông Putin xin lỗi đã làm phiền người dân Cáp Nhĩ Tân

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Tổng thống Nga đã xin lỗi người dân về các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được triển khai trong thời gian ông ở thăm. Ông Putin nói đùa: “Chúng tôi sẽ rời đi sớm”.

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin xin lỗi đã làm phiền người dân Cáp Nhĩ Tân

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Tổng thống Nga đã xin lỗi người dân về các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được triển khai trong thời gian ông ở thăm. Ông Putin nói đùa: “Chúng tôi sẽ rời đi sớm”.

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:15
Thiết kế độc đáo này có thể được sử dụng trong phát triển hàng không quân sự khi NATO tiến hành một nghiên cứu lớn về máy bay trực thăng thế hệ tiếp theo.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.