Bỏ ghi xếp loại trên bằng đại học:

Bỏ ghi xếp loại trên bằng đại học: "Mọi thứ cần rõ ràng thì mới mong một nền giáo dục phát triển"

Thứ 2, 07/10/2019 | 09:21
5
TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, bỏ ghi xếp loại trên bằng đại học nếu không có điều kiện thì sẽ không có sự công bằng đối với những sinh viên hàng ngày hàng giờ nỗ lực phấn đấu.

Nếu để thả nổi thì sẽ có hậu quả rõ ràng

Mới đây, theo dự thảo bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến, nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ còn 10 mục; không còn phân loại chính quy hay vừa học vừa làm, loại khá hay giỏi. Những cách gọi như “bằng kỹ sư”, “bằng bác sĩ” cũng sẽ bỏ.

Văn bản này là hướng dẫn cụ thể của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/7/2019).

Trước dự thảo mà bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến, nhiều chuyên gia cho rằng bỏ đi xếp loại thứ hạng bằng tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá hay trung bình sẽ không tạo sự phấn đấu. Những người tốt nghiệp mức điểm vừa, điểm cao không cảm thấy sự phân biệt.

Trước vấn đề này, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học cho biết: “Việc bỏ ghi xếp loại trên bằng đại học là đúng, phù hợp với thông lệ chung của thế giới, thể hiện sự không phân biệt, bình đẳng. Nhưng, nếu bỏ như vậy cần có điều kiện nhất định. Bộ GD&ĐT không nói điều kiện bỏ đi là gì thì sẽ dẫn đến "loạn" như xã hội lo, khi ấy sẽ không có sự công bằng đối với những sinh viên hàng ngày hàng giờ nỗ lực phấn đấu”.

Giáo dục - Bỏ ghi xếp loại trên bằng đại học: 'Mọi thứ cần rõ ràng thì mới mong một nền giáo dục phát triển'

TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học.

TS. Lê Viết Khuyến chỉ ra rằng, như kinh nghiệm của các nước, tất cả các chương trình đào tạo phải xuất phát từ khung trình độ quốc gia.

Nhưng khái niệm khung trình độ quốc gia hiện nay rất chung chung, chưa có gì cụ thể. Khung trình độ quốc gia cần phải xây dựng cụ thể của lĩnh vực đào tạo, ngành đào tạo.

Hơn nữa, quy trình đào tạo hiện nay cũng không rõ ràng. Như hệ vừa học vừa làm đào tạo theo kiểu cắt xén, nhanh gọn. Dư luận còn nhớ đến vụ việc ở Đại học Đông Đô để thấy rõ chúng ta rút ngắn vô tội vạ về việc đào tạo văn bằng. Vấn đề này, tôi nghĩ không chỉ ở trường Đông Đô.

"Tôi cho rằng, chủ chương của bộ GD&ĐT là đúng, mục đích đúng vì làm như vậy không phân biệt người học. Nhưng, tất cả phải có điều kiện để đảm bảo được xã hội chấp nhận. Nếu để thả nổi thì sẽ có hậu quả rõ ràng”, TS lê Viết Khuyến nhận định.

Cần phân loại bằng cấp

Cùng trao đổi với PV, PGS.TS Phạm Ngọc Trung (Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng: “Việc bỏ ghi xếp loại khá, giỏi trên bằng đại học nhiều nước trên thế giới đã làm. Tuy nhiên, nếu như bỏ xếp loại trên bằng đại học thì ngay từ đầu vào trường, hồ sơ của học sinh, sinh viên phải tỉ mỉ, cụ thể đến từng chi tiết thì mới có thể đánh giá rõ năng lực cũng như trình độ của từng người. Có thể, tấm bằng không phản ánh rõ quá trình học của một người nhưng hồ sơ, bảng điểm chính là chứng cứ để người đó có thể tuyển dụng đúng với vị trí của mình”.

Giáo dục - Bỏ ghi xếp loại trên bằng đại học: 'Mọi thứ cần rõ ràng thì mới mong một nền giáo dục phát triển' (Hình 2).

PGS.TS Phạm Ngọc Trung (Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

Việc không phân biệt chính quy hay vừa làm vừa học trên tấm bằng đại học, PGS.TS Phạm Ngọc Trung phân tích thêm, hệ chính quy khi học đã được thống nhất quá rõ. Nhưng hệ tại chức chính là những người vừa học vừa làm, họ không có điều kiện thi đỗ vào các trường chính quy cho nên họ phải đi đường tắt. 

Hiện nay, học tại chức cũng có thể lấy bằng thạc sĩ, điều này gây ra một sự rối loạn trong xã hội, ảnh hưởng không tốt nhiều mặt.

Giờ giấu đi chữ chính quy và tại chức trên tấm bằng tức là không còn gốc tích xuất thân từ đâu. Khi ấy, họ có thể ngồi bất cứ ghế nào của hội đồng khoa học, hội đồng nghiệm thu đề tài cấp tỉnh, cấp quốc gia, như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền giáo dục.

“Vì thế, chúng ta cần phải phân biệt, nhưng phân biệt như thế nào là tùy vào những người quản lý. Đã phân biệt trong hồ sơ khi tuyển dụng phải yêu cầu người đưa bằng cấp đó ra để xem xét hồ sơ như thế nào. Mọi thứ cần rõ ràng thì mới mong một nền giáo dục phát triển", PGS.TS Phạm Ngọc Trung đưa ra ý kiến

Mai Thu

Học thạc sĩ khi chưa có bằng đại học: Bộ GD&ĐT đừng "thả nổi", tránh "đệm lót" đào tạo "thạc sĩ ảo"

Thứ 6, 04/10/2019 | 09:48
GS.TS Phạm Tất Dong lo ngại, nếu bộ GD&ĐT không kiểm soát chặt, sẽ xuất hiện trường hợp học không tốt nhưng có “đệm lót” rồi học thẳng thạc sĩ, đào tạo ra những “thạc sĩ ảo” thông qua hình thức học thẳng lên chương trình thạc sĩ mà không cần bằng tốt nghiệp đại học.

Ai ngồi "ghế nóng" trường Đại học Đông Đô giữa "tâm bão" bê bối đào tạo văn bằng 2?

Thứ 4, 28/08/2019 | 16:02
Đại học Đông Đô vừa bổ nhiệm PGS.TS Lê Ngọc Tòng làm Phó hiệu trưởng, TS Phạm Quang Tùng làm thành viên Hội đồng quản trị sau khi hàng loạt lãnh đạo trường bị khởi tố, bắt giam và truy nã.

Hàng trăm học viên Hải Phòng “bơ vơ” khi học xong văn bằng 2 trường đại học Đông Đô mà không nhận được bằng

Chủ nhật, 25/08/2019 | 21:13
Dù đã hoàn thành chương trình học văn bằng 2 ngành Luật Kinh tế, tốt nghiệp từ tháng 6/2019, nhưng hàng trăm học viên Hải Phòng vẫn chưa được cấp bằng. Đơn vị đào tạo chính là trường đại học Đông Đô, nơi nhiều lãnh đạo, cán bộ của trường bị khởi tố, bắt giam về tội Giả mạo trong công tác.
Cùng tác giả

Nghệ sĩ chưa hiểu rõ luật hay e ngại không muốn "làm tới cùng” khi bị "khai tử" trên mạng xã hội?

Chủ nhật, 05/07/2020 | 19:45
Luật sư La Văn Thái cho rằng, việc danh hài Thúy Nga hay một số nghệ sĩ khác từng bị “khai tử” trên mạng xã hội cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng tung tin đồn. Danh hài Thúy Nga nên làm đơn yêu cầu xử lý, thậm chí khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như phòng ngừa cho những người khác.

Băng ổ nhóm chính chưa được diệt tận gốc, dễ lọt lưới và tiếp tục gây họa

Thứ 5, 11/06/2020 | 14:11
Vụ 200 người náo loạn ở Q.Bình Tân, TP.HCM một lần nữa khiến dư luận xã hội lo ngại về hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có quy mô, có thể tập hợp lượng lớn người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, bức xúc dư luận xã hội…

Nguyên tắc sống còn của “hiệp sĩ chống dịch”: “3 diệt” và bao vây dập dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 14:00
Ở tuổi 70, với gần 40 năm gắn bó với chuyên ngành Truyền nhiễm mà ngày nay gọi là chuyên ngành các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới, bác sĩ Ngô việt Hùng đã trải qua không biết bao nhiêu vụ dịch từ lúc mới ra trường. Với ông nghề nghiệp chọn ông chứ không phải do ông chọn.

Cán bộ có con được nâng điểm thi ở Sơn La: “Không quy hoạch, không bổ nhiệm, kiểm điểm có hình thức”

Thứ 4, 09/10/2019 | 07:59
Đó là lời khẳng định của ông Cầm Văn Hoan - Chi cục trưởng cục Kiểm lâm Sơn La khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc sẽ xử lý ông Bùi Minh Hải - cán bộ kiểm lâm có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Sự việc cô giáo liên tục tát học sinh: Không có phương pháp giáo dục không nên làm thầy

Thứ 2, 07/10/2019 | 16:04
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.
Cùng chuyên mục

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm học 2024-2025

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:07
Ngày 8/6 và 9/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội được tổ chức. Kỳ thi năm nay được đánh giá có tính cạnh tranh rất cao.