Dấu hiệu “trục lợi chính sách” ở Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương [Bài 1]: Hồ sơ xin ưu đãi của doanh nghiệp bị “om” để vòi tiền “bôi trơn"?

Thứ 2, 15/01/2024 | 08:10
5
Trưởng phòng và 1 nhân vật bí ẩn (được giới thiệu bởi chuyên viên) Phòng Công nghiệp hỗ trợ “gợi ý” DN “chung chi” hàng trăm triệu đồng để được "giải quyết" hồ sơ.

Ai cố tình bỏ qua những dấu hiệu sai phạm được báo chí cung cấp?

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về Phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành. Sau đó Bộ Công Thương có Thông tư số 55/2015/TT-BCT Quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển, đã giúp số lượng không nhỏ doanh nghiệp nhận được những chính sách ưu đãi.

Tuy nhiên, trong bức tranh nhiều điểm sáng đó, một vài cá nhân ở Cục Công nghiệp đã tạo ra những nét mờ không đáng có bằng việc vòi tiền “bôi trơn” đầy tinh vi.

Quá trình tác nghiệp để thực hiện chuyên đề phòng, chống tham nhũng ở lĩnh vực thực thi chính sách - pháp luật, nhóm PV Tạp chí Đời sống và Pháp luật (Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật) đã thu thập được những tư liệu khá rõ ràng về việc, một vị trưởng phòng và nhân vật liên quan có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi khi thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp.

Hồ sơ điều tra - Dấu hiệu “trục lợi chính sách” ở Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương [Bài 1]: Hồ sơ xin ưu đãi của doanh nghiệp bị “om” để vòi tiền “bôi trơn'?

Bộ Công Thương mới đây đã có tờ trình gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tiếp thu các ý kiến với Dự thảo sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 111) về phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều chính sách ưu đãi mới được đề xuất.

Những dấu hiệu đó gây bức xúc đối với nhiều doanh nghiệp và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến việc thực thi một chính sách quan trọng trong bối cảnh họ đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức.

Trên tinh thần xây dựng và ý thức trách nhiệm của một cơ quan báo chí trong lĩnh vực pháp luật, Tạp chí Đời sống và Pháp luật đã có Văn bản số 227/CV-ĐSPL vào ngày 15/8/2023 đề nghị lãnh đạo Bộ Công Thương dành thời gian cho phép nhóm PV được gặp gỡ, làm việc để báo cáo nội dung, cung cấp tư liệu và trao đổi xung quanh sự việc. Qua đó, chúng tôi mong muốn góp phần giúp các cơ quan Nhà nước nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý cán bộ cũng như phát huy tối ưu vai trò tham mưu xây dựng chính sách.

Ngày 24/8/2023, tại buổi làm việc với lãnh đạo Cục, nhóm PV cung cấp một số bằng chứng ban đầu về những hành vi lệch chuẩn để vòi tiền “bôi trơn” của cán bộ nêu trên với kỳ vọng, Bộ Công Thương sớm làm rõ sai phạm, chấn chỉnh những bất cập (nếu có) trong việc triển khai thực thi chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ phía PV, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp khẳng định: “Quan điểm của lãnh đạo Cục, nếu kiểm tra thấy đúng sự thật thì chắc chắn không bao giờ dung túng cho những sự việc như thế”.

Tuy nhiên, gần 2 tháng sau buổi làm việc, vị lãnh đạo này thông tin không chính thức rằng: Cán bộ có dấu hiệu tiêu cực đã được luân chuyển sang vị trí khác và cảm ơn sự hợp tác của Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Đáng chú ý, theo nguồn tin của PV, Trưởng phòng Công nghiệp hỗ trợ được luân chuyển giữ chức vụ Chánh Văn phòng của Cục - tương đương, thậm chí có thể nói là quan trọng hơn vị trí cũ - với hoa tươi và những lời chúc mừng nồng nhiệt.

Cho đến nay, hoàn toàn không có phản hồi chính thức nào về việc kiểm tra và xử lý nghiêm túc những dấu hiệu sai phạm tương đối rõ ràng xảy ra tại Cục Công nghiệp. Và cũng trong thời gian này, Tạp chí Đời sống và Pháp luật tiếp tục nhận được nhiều ý kiến xung quanh việc “om” hồ sơ xin ưu đãi của doanh nghiệp để vòi tiền “bôi trơn” ở đơn vị này.

Nhận thấy vụ việc đang có nguy cơ “chìm xuồng”, với những động thái qua loa, chiếu lệ từ phía những người có thẩm quyền, Tạp chí Đời sống và Pháp luật (Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật) khởi đăng loạt bài chuyên đề: “Những dấu hiệu “trục lợi chính sách” ở Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương”.

Cục Công nghiệp “om” hồ sơ của doanh nghiệp?

Được biết, công ty T.S đã nộp hồ sơ đề nghị xác nhận ưu đãi gửi Bộ Công Thương vào ngày 30/5/2023. Đến ngày 10/7/2023 (hơn 1 tháng sau), công ty nhận được Công văn số 168/CN-CNHT đề ngày 6/6/2023 được ký bởi Phó Cục trưởng Phạm Tuấn Anh. Nội dung công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đầy đủ và hợp lệ gửi về Cục trước 15/7/2023.

Hồ sơ điều tra - Dấu hiệu “trục lợi chính sách” ở Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương [Bài 1]: Hồ sơ xin ưu đãi của doanh nghiệp bị “om” để vòi tiền “bôi trơn'? (Hình 2).

Thành phần hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị được nêu rõ tại khoản 2, Điều 5, thời hạn giải quyết hồ sơ nêu tại Điều 8, của Thông tư số 55/2015/TT-BCT.

Ngày 12/7/2023, sau khi bổ sung theo chỉ đạo của Công văn 168, công ty T.S tiếp tục gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương và được Bộ này tiếp nhận, sau đó chuyển Cục Công nghiệp vào ngày 18/7/2023. Trong nội dung tiếp nhận có chữ ký nháy của Phó Cục trưởng Tuấn Anh và ghi “k/c” cán bộ tên Thụy, Phòng Công nghiệp hỗ trợ. 

Từ đó cho đến ngày PV thực hiện bài viết (ngày 30/9/2023), công ty T.S chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía Cục. Được biết, ngày 29/9/2023, công ty T.S có công văn đề nghị trả kết quả hồ sơ xin xác nhận ưu đãi theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy là sau đúng 4 tháng nộp hồ sơ, với rất nhiều gian truân, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ theo quy định. Cũng phải nói thêm rằng, Điều 8, Thông tư số 55/2015/TT-BCT quy định rất rõ ràng về Thời hạn giải quyết: “1.Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; 2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định nội dung hồ sơ, trường hợp cần thiết sẽ kiểm tra thực tế tại cơ sở. Cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo kết quả xác nhận ưu đãi chậm nhất sau ba mươi (30) ngày làm việc”.

Ngoài công ty T.S, không ít doanh nghiệp khác cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự, ví dụ như trường hợp của công ty S.L.

Cụ thể, ngày 3/8/2023 phía S.L đã gửi hồ sơ đề nghị xác nhận ưu đãi tới Bộ Công Thương. Đơn đề nghị được chuyển Cục Công nghiệp để xử lý (vào ngày 4/8/2023). Được biết, nội dung tiếp nhận này có ý kiến chỉ đạo của Phó Cục trưởng Tuấn Anh và ghi “k/c” cán bộ Phòng Công nghiệp hỗ trợ tên Sơn.

Đến ngày 24/8/2023 (tức sau 20 ngày tiếp nhận hồ sơ – PV), phía Cục Công nghiệp ban hành Công văn số 270/CN-CNHT trả lời hồ sơ chưa đủ điều kiện và đề nghị công ty giải trình, hoàn thiện bổ sung hồ sơ trước 30/8.

Ngày 29/8/2023 công ty S.L đã bổ sung và giải trình theo yêu cầu của Công văn 270/CN-CNHT. Từ đó đến thời điểm PV thực hiện bài viết (ngày 30/9/2023), cũng giống trường hợp công ty T.S, công ty S.L chưa nhận được giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận ưu đãi.

Trước những phản ánh nêu trên, PV Tạp chí Đời sống và Pháp luật đã có những ghi nhận thực tế. Đáng nói, trong quá trình vào vai doanh nghiệp, PV nhận được “gợi ý” chi phí hàng trăm triệu đồng để được “giải quyết” hồ sơ đến từ chính Trưởng phòng và một nhân vật bí ẩn (được giới thiệu bởi chuyên viên) của Phòng Công nghiệp hỗ trợ - nơi được coi là “trạm barie” với vai trò thẩm định hồ sơ trước khi trình lên lãnh đạo Cục, Bộ phê duyệt – giới thiệu.

Đối chiếu với các quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP và Thông tư số 55/2015/TT-BCT cho thấy, không phát sinh bất cứ khoản chi phí nào khi doanh nghiệp muốn xin ưu đãi.

Trên thực tế, những chính sách khuyến khích của Nhà nước cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong phát triển công nghiệp hỗ trợ cả về số lượng và chất lượng...

Chia sẻ tại Tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 22/9, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện đạt khoảng 5.000 doanh nghiệp và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ hiện nay cũng đang cung cấp đủ trong nước và xuất khẩu đi một số thị trường trên thế giới, như các sản phẩm dây cáp điện, hộp số, các linh kiện nhựa,… Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ.

Vậy, thực hư của các khoản chi phí này như thế nào? Liệu rằng, có tồn tại câu chuyện “phải bôi trơn” mới được hưởng “ưu đãi” do cán bộ thuộc Phòng Công nghiệp hỗ trợ tự đặt ra hay không? Những ai là người đã “ra giá” với doanh nghiệp? Nhân vật bí ẩn là ai? Có việc cố tình “om” hồ sơ để tư lợi cho cá nhân hay không?...

Mời Quý độc giả đón đọc: Những dấu hiệu “trục lợi chính sách” tinh vi và trắng trợn ở Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương – Bài 2: Giáp mặt nhân vật bí ẩn, hé lộ chi phí “bôi trơn” khủng.

Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thì việc cắt giảm các chi phí là rất quan trọng. Do vậy, được vay ưu đãi, miễn giảm thuế hay bảo lãnh không thế chấp… sẽ giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi liên kết với các nhà sản xuất.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Trong nỗ lực chung đó, Bộ Công Thương là cơ quan thuộc Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực, phát huy vai trò của mình trong tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về Phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nghị định 111 có đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Theo quy định tại Nghị định, các chính sách ưu đãi đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm Dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ là dự án đầu tư tại Việt Nam để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Ưu đãi chung bao gồm: ưu đãi Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tín dụng, thuế giá trị gia tăng v.v… theo Điều 12.

Phòng Công nghiệp hỗ trợ, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương là đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp trước khi trình các cấp lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Sau đó, để Nghị định triển khai một cách hiệu quả, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số: 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. Thông tư với 3 chương, 12 điều, thể hiện rất rõ tinh thần “Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp”, “Mọi chính sách đều hướng đến người dân và doanh nghiệp”.

Được biết, hằng trăm doanh nghiệp đã được thụ hưởng ưu đãi từ chính sách tốt đẹp này. Theo quy định, các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin xác nhận ưu đãi đầy đủ tại Phòng Công nghiệp hỗ trợ, nếu không có vướng mắc thì sẽ được trình lãnh đạo Cục, lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Nhóm Phóng viên

Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo khiến hàng nghìn tỷ Quỹ bình ổn xăng dầu bị chiếm dụng

Thứ 6, 05/01/2024 | 08:01
Theo Thanh tra Chính phủ, việc Bộ Công Thương quản lý lỏng lẻo khiến một số thương nhân kinh doanh xăng dầu chiếm dụng và sử dụng sai mục đích Quỹ bình ổn giá.

Bắt nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Thứ 5, 04/01/2024 | 17:17
Ông Hoàng Quốc Vượng - nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bắt Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Thứ 5, 21/12/2023 | 16:54
Cơ quan An ninh điều tra đã thi hành Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Ủy ban Kiểm tra TW kết luận loạt vi phạm tại Bộ Công Thương

Thứ 4, 20/12/2023 | 18:09
Nhiều vi phạm tại Bộ Công Thương đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn lực xã hội.
Cùng tác giả

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Nợ vay của Tập đoàn Hoà Phát tăng cao kỷ lục

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:21
Quý I/2024, tổng nợ vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức cao kỷ lục – đạt hơn 77.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Cùng chuyên mục

Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan kháng cáo bản án sơ thẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:52
Mới đây, từ trại giam, bị cáo Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Vụ 7 người chết ở Yên Bái: Công bố nguyên nhân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:44
Theo Cơ quan CSĐT tỉnh Yên Bái, nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong là do nhân viên cân băng liệu dùng cán chổi chọc vào rơle đóng điện khiến máy nghiền số 3 quay.

Vụ khai thác khoáng sản trái phép ở Bình Thuận: Thu hơn 90 lượng vàng

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:25
Hiện Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp chặt chẽ với Viện KSND tỉnh Bình Thuận để triển khai hoạt động tố tụng, mở rộng điều tra vụ án.

Án tù cho trùm giang hồ Thảo "lụi” chỉ đạo con trai huy động đàn em gây án

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:31
Xuất phát từ mâu thuẫn về việc đập phá nhà cửa và đánh người làm thuê, bị cáo Thảo đã đồng ý để Nguyễn Thanh Hào gọi đàn em gây rối trật tự công cộng.

Nạo vét, tuồn cát ra ngoài tỉnh: Chủ tịch Bình Định chỉ đạo kiểm tra

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:53
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn kiểm tra, xử lý vụ việc Người Đưa Tin phản ánh.
     
Nổi bật trong ngày

Án tù cho trùm giang hồ Thảo "lụi” chỉ đạo con trai huy động đàn em gây án

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:31
Xuất phát từ mâu thuẫn về việc đập phá nhà cửa và đánh người làm thuê, bị cáo Thảo đã đồng ý để Nguyễn Thanh Hào gọi đàn em gây rối trật tự công cộng.

Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:15
Laia Martin một nghệ sĩ dương cầm người Tây Ban Nha bị người hàng xóm cũ của cô kiện vì chơi đàn quá nhiều.

Vụ 7 người chết ở Yên Bái: Công bố nguyên nhân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:44
Theo Cơ quan CSĐT tỉnh Yên Bái, nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong là do nhân viên cân băng liệu dùng cán chổi chọc vào rơle đóng điện khiến máy nghiền số 3 quay.

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen để cướp tài sản của 2 nữ sinh

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:57
Sau khi đạp xe nạn nhân ngã xuống đường, Đại và Đạt chạy đến ngồi lên xe cảnh giới để Giàu và Vương đến dàn cảnh đánh ghen rồi cướp dây chuyền vàng và điện thoại.

Vụ khai thác khoáng sản trái phép ở Bình Thuận: Thu hơn 90 lượng vàng

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:25
Hiện Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp chặt chẽ với Viện KSND tỉnh Bình Thuận để triển khai hoạt động tố tụng, mở rộng điều tra vụ án.