Bộ Công Thương đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá bán xăng dầu

Bộ Công Thương đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá bán xăng dầu

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:55
0
Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP.

Đề xuất các doanh nghiệp đầu mối có thể được tự quyết giá bán xăng dầu

Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, giá xăng dầu là mức giá tối đa do Nhà nước công bố định kỳ dựa trên công thức giá xăng dầu cơ sở. Theo cơ chế này, Nhà nước ban hành tiêu chí, công thức tính giá, thông số tính toán giá, can thiệp quá sâu vào quyết định giá của doanh nghiệp.

Nhằm giảm hẳn sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào việc quyết định giá bán của doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh về giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, giúp doanh nghiệp linh hoạt và tự chủ quyết định giá bán xăng dầu trên thị trường, dự thảo Nghị định tiếp cận theo hướng Nhà nước chỉ công bố giá xăng dầu thế giới và một số chi phí cố định. Thương nhân tự công bố giá bán tối đa dựa trên công thức giá do Nhà nước quy định. Giá bán xăng dầu trên thị trường của doanh nghiệp không được cao hơn giá bán tối đa theo công thức đã quy định. Sau khi công bố, thương nhân thông báo giá bán cho cơ quan nhà nước để giám sát.

Theo Bộ Công Thương, giá bán xăng dầu tối đa bằng giá xăng dầu thế giới nhân với tỷ giá ngoại tệ cộng các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường, giá trị gia tăng, cộng tỷ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong đó, các loại thuế kể trên sẽ thực hiện theo quy định pháp luật về thuế.

Trường hợp tỷ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh giá sẽ thực hiện theo kỳ 15 ngày/lần.

Lý giải đề xuất trên, Bộ Công Thương cho rằng xăng dầu là mặt hàng thực hiện bình ổn giá theo quy định của Luật Giá, nên cần có cơ chế kiểm soát giá trần đối với xăng dầu bán lẻ trên thị trường và tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Theo phương án này, việc tính toán chi phí hàng tháng của thương nhân được giảm bớt, đây là cải cách trong tính toán giúp doanh nghiệp và cơ quan quản lý giá không phải tính toán và công bố định kỳ các chi phí.

Đặc biệt, doanh nghiệp phải cạnh tranh về chi phí để chiếm lĩnh thị trường và có quyền bán thấp hơn giá bán tối đa theo công thức tính giá, qua đó loại bỏ được việc áp dụng giá bán xăng dầu vùng 2 của doanh nghiệp.

Đề xuất mới về sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Bên cạnh đề xuất để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá bán xăng dầu, Bộ Công Thương cũng đưa ra đề xuất quan trọng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Theo Bộ Công Thương, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được sử dụng thường xuyên, liên tục theo quy định hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định mới, có ý kiến về việc trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay được thực hiện thường xuyên, liên tục, không có thời gian cụ thể là chưa phù hợp với quy định tại Luật Giá.

Do vậy, cần có cơ chế mới thay cho cơ chế điều hành giá hiện nay và cơ chế này cần được thể hiện công khai, minh bạch để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dự báo được và quyết định tự công bố giá theo quy định của pháp luật. Đây cũng là cơ chế điều hành nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đang áp dụng.

Bộ Công Thương cũng nêu rõ sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ là một trong số các biện pháp bình ổn giá, theo quy định tại Luật Giá hiện hành. Quỹ bình ổn được quy định khá chi tiết tại Luật Giá, nhưng chưa quy định cụ thể khi nào, ở mức độ nào thì sử dụng Quỹ.

Để cụ thể hóa quy định của Luật Giá về bình ổn giá xăng dầu, Nghị định quy định cụ thể trường hợp trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá, ví dụ như: Trường hợp xăng dầu thế giới tăng ở mức ...USD/thùng (chẳng hạn là 120 USD/thùng) trở lên và duy trì trong 15 ngày liên tục, Bộ Công Thương có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng họp, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Luật Giá.

Trước đó, tại kết luận thanh tra công bố đầu năm 2024, Thanh tra Chính Phủ (TTCP) đã nêu rõ việc quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng tồn tại nhiều bất cập dẫn tới bị doanh nghiệp chiếm dụng.

Theo kết luận thanh tra, trong hơn 5 năm, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định chi từ Quỹ bình ổn giá khi giá nhiên liệu chưa tăng, số tiền gần 1.143 tỷ đồng, và chi bình ổn cao hơn mức tăng giá, hơn 318 tỷ đồng.

Tuy nhiên, từ kỳ điều hành ngày 1/1/2017 đến 23/4/2018, văn bản điều hành giá của cơ quan quản lý không rõ ràng, dẫn tới 19 doanh nghiệp đầu mối trích lập sai Quỹ bình ổn xăng dầu với xăng RON95 hơn 1.013 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này cũng chi sai từ quỹ gần 680 tỷ.

Theo quy định, Quỹ bình ổn giá chỉ được sử dụng trong trường hợp cấp bách, khi giá tăng cao bất thường ảnh hưởng tới đời sống người dân, song thực tế liên Bộ Công Thương – Tài chính sử dụng quỹ này liên tục trong thời gian dài, khi không có biến động về giá.

Việc này cũng dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm, thiếu quy chế phối hợp, phân công giữa Bộ Tài chính – cơ quan chủ trì quỹ, và Bộ Công Thương – cơ quan phối hợp trong quản lý Quỹ bình ổn, kiểm tra, giám sát thương nhân xăng dầu đầu mối.

Bộ Công Thương cũng chỉ ra, Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại quản lý Quỹ bình ổn, dẫn tới 7 doanh nghiệp sử dụng quỹ sai mục đích bình ổn giá, hơn 7.927 tỷ đồng. Số tiền này đã được doanh nghiệp để tại tài khoản thanh toán trong nhiều kỳ, không kết chuyển về tài khoản quỹ.

Trong đó, 3 doanh nghiệp đã trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn với khối lượng xăng dầu vượt sổ sách, dẫn tới trích lập sai gần 4,8 tỷ đồng và chi sai từ quỹ này gần 22,6 tỷ đồng. Một doanh nghiệp trích lập thiếu vào quỹ hơn 3 tỷ đồng, và một đơn vị thực hiện sai nguyên tắc kế toán số tiền điều chỉnh vào quỹ, gần 10,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý (Bộ Công Thương, Tài chính) không nắm rõ số dư đầu kỳ, số trích lập, sử dụng hay lãi của quỹ này tại một số doanh nghiệp khi ba năm liên tiếp, các doanh nghiệp đầu mối và ngân hàng thương mại nơi họ mở tài khoản Quỹ bình ổn xăng dầu không gửi sao kê.

Hệ thống phân phối xăng dầu hiện tồn tại các loại hình, gồm thương nhân đầu mối, phân phối và đại lý bán lẻ, nhượng quyền. Theo Bộ Công Thương, số lượng thương nhân phân phối xăng dầu tăng nhanh thời gian qua tạo thêm nguồn hàng cho doanh nghiệp bán lẻ, đa dạng hệ thống, nhưng cũng phát sinh bất cập.

Chẳng hạn, quy định cho phép thương nhân phân phối mua hàng của nhau đã gây khó khăn trong kiểm soát nguồn cung. Thực tế, tình trạng đứt gãy nguồn cung xăng dầu năm 2022 cho thấy, nhiều đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu mua bán lòng vòng xăng dầu, khiến nguồn cung bị rối loạn.

Vì thế, ở lần sửa này Bộ Công Thương dự tính siết lại quản lý hệ thống phân phối xăng dầu. Trong đó, thương nhân phân phối có thể chỉ được mua xăng dầu tư đầu mối, không được mua bán lẫn nhau.

Với doanh nghiệp bán lẻ, dự thảo mới đề xuất 3 hình thức, gồm đại lý bán lẻ xăng dầu cho doanh nghiệp đầu mối hoặc thương nhân phân phối; nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc mua xăng dầu từ đầu mối, thương nhân phân phối để bán lẻ tại cửa hàng.

Bộ Công Thương cũng tính siết quản lý với doanh nghiệp đầu mối. Ví dụ, họ sẽ phải đảm bảo tổng nguồn xăng dầu tối thiểu 100.000 m3/tấn một năm. Quy định này nhằm siết lại việc nhiều thương nhân đầu mối được cấp giấy phép, nhưng không thực hiện hoặc được ưu ái không phải thực hiện phân giao hạn mức nhập khẩu.

Các đầu mối sẽ phải kết nối dữ liệu kinh doanh, kho xăng dầu khi thuê kho với Bộ Công Thương. Dự kiến, họ có 24 tháng chuẩn bị, thực hiện việc này sau khi nghị định mới có hiệu lực.

T.M

Xử nghiêm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các QLTT các tỉnh chủ động, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử.

Doanh nghiệp xăng dầu liên tiếp bị ngân hàng siết nợ

Thứ 4, 27/03/2024 | 16:48
Mới đây nhất, công ty TNHH MTV Dầu khí Bông Sen Vàng đã bị VietinBank rao bán tài sản là loạt cây xăng với tổng giá trị gần 100 tỷ đồng.

Thủ tướng: Xử lý DN không xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu

Thứ 4, 27/03/2024 | 11:30
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các DN kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.