Biết từ chối

Biết từ chối

Phạm Việt Hưng
Thứ 4, 26/10/2022 | 12:42
0
Biết từ chối cũng là sự ý thức tự thân rất rõ. Biết từ chối là biết “đủ” Biết “đủ” là xin thôi, luôn luôn không dễ dàng, nếu không muốn nói là việc khó nhất.

Mới đây, tại  Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ 5 (2022), NSND Thoại Miêu đã viết thư gửi Ban tổ chức xin từ chối nhận huy chương từ trước khi Liên hoan này diễn ra. Bà nói: “Đề nghị Ban tổ chức không xét tặng huy chương cho vai diễn của tôi để nhường lại cơ hội cho lớp trẻ, họ cần hơn tôi” Hành động đẹp của NSND Thoại Miêu đã gây xúc động mạnh tới những người làm nghệ thuật.

Chuyện từ chối giải thưởng không phải là hiếm. Trên thế giới, nhiều cá nhân, nghệ sĩ, nhà khoa học đã từng từ chối nhiều giải thưởng danh giá, có giá trị tiền bạc lớn. Một trong những người Việt Nam nổi tiếng nhất về từ chối giải thưởng đó là Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ từ chối giải Nobel Hòa bình năm 1973. Đến nay, ông là người duy nhất từng từ chối giải thưởng này.

Ở Hà Nội đang diễn ra kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Mới đây, ngày 22/10, trong phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã có thông tin về vấn đề tăng lương cơ sở và tình hình công chức, viên chức nghỉ việc thời gian qua. Các số liệu tổng hợp cho thấy, tính từ thời điểm từ 1/1/2020 đến 30/6/2022, theo thống kê của 63 tỉnh, thành, các bộ, ngành cho thấy số công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là 39.552 người.

Trong số này, có rất nhiều trường hợp giữ vị trí quan trọng, làm lãnh đạo, quản lý. Có thể kể đến một số trường hợp điển hình như: Trường hợp ông Mai Nhữ Thắng là giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, ông xin nghỉ làm giám đốc Sở sau chưa đầy 3 tháng được bổ nhiệm.

Ở Đắk Nông, ngay sau khi vừa được công bố quyết định làm Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội thì bà Nguyễn Thị Thanh Hương (nguyên Giám đốc Sở Y tế) cho biết sẽ xin nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau.

Ở Đồng Nai, hai vợ chồng ông Lê Văn Lộc - Phó Giám đốc Sở Khoa học - công nghệ, và vợ là bà Trần Thị Ái Liên - Phó Giám đốc Sở Nội vụ - cùng làm đơn xin nghỉ việc.

Ở Cần Thơ, ông Võ Minh Lợi, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, xin nghỉ việc với lý do “không đủ khả năng nhận nhiệm vụ của giám đốc Sở GD-ĐT giao”. Trao đổi với báo chí, ông Lợi cho biết: "Khi đưa ra quyết định là cả một sự khó khăn và trăn trở. Trong công việc cơ quan, tôi phụ trách tiểu học đã 3 năm nhưng giờ lại được phân công phụ trách ra đề tuyển sinh lớp 10. Tôi đã nói rất rõ với một người bình thường cũng biết phân công như vậy là bất hợp lý"

Ở Bộ Tài chính, đồng chí Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thì cho biết: “Cả Vụ phó rồi Trưởng phòng xin nghỉ việc, tôi phải gặp, động viên suốt”

Xin nghỉ việc thật ra là hình thức của hành vi từ chối vị trí mình đang đảm nhiệm. Các số liệu đã cho thấy xin nghỉ việc diễn ra rất phổ biến, không phải là điều gì xa lạ. Nguyên nhân thì có nhiều, cả chủ quan lẫn khách quan. Chủ quan mà nói, xin nghỉ việc là cách phản ứng của cá nhân với chế độ làm việc, hoặc chính sách tiền lương, hoặc môi trường lao động, v.v…Còn về khách quan, theo nhiều chuyên gia, đó đơn giản chỉ là sự dịch chuyển lao động giữa hai khối công – tư.

Có thể nói rằng, dù lý do là gì, việc biết từ chối cũng là sự ý thức tự thân rất rõ. Nhận thức là một quá trình và nhận thức về chính mình thì còn gian nan hơn nhiều. Biết từ chối là biết “đủ” Biết “đủ” là xin thôi, luôn luôn không dễ dàng, nếu không muốn nói là việc khó nhất.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Hồi hương cổ vật: Kỳ vọng vào giới siêu giàu Việt Nam

Thứ 7, 22/10/2022 | 18:00
Việc mong muốn cổ vật của các triều đại cũ quay về cố quốc không phải là tôn vinh tro tàn, mà là duy trì ngọn lửa kiêu hãnh của dân tộc Việt.

Coi thường phụ nữ là sự khuyết tật về văn hóa

Thứ 5, 20/10/2022 | 16:44
Nhiếp ảnh gia T.P luôn lấy phụ nữ làm đề tài sáng tác. Nhưng anh ta lại thể hiện sự coi thường phụ nữ. Đây là cách ứng xử tự nhiên hay một sự khuyết tật về văn hóa?

Muốn con hay chữ, thầy yêu lấy…gì?

Thứ 3, 18/10/2022 | 13:33
Người ta hay ví thầy giáo như người lái đò. Nhưng mỗi mùa lạm thu đã sinh ra câu ca dao mới có câu "Qua sông thì phải lụy đò; Muốn con hay chữ thì lo cho...thầy"
Cùng tác giả

Di sản để khai thác du lịch hay du lịch để bảo tồn di sản?

Thứ 6, 26/05/2023 | 20:00
Tại sao phải “bắt” di sản phục vụ du lịch mà không phải ngược lại?

Giải quyết bạo lực học đường: Cần bắt đầu từ gia đình

Thứ 4, 24/05/2023 | 13:00
Nhà trường là nơi cung cấp các chương trình, giải pháp giáo dục an toàn, còn gốc rễ xử lý vấn đề bạo lực học đường phải là từ giáo dục gia đình.

Tư tưởng, tư duy và sáng tạo

Thứ 5, 18/05/2023 | 07:00
Sự sáng tạo vốn đã không dành cho số đông, nó còn bị kìm hãm bởi hai điều: Tuổi sinh học và hấp lực của hào quang nghệ thuật.

Ẩn danh trên mạng

Thứ 3, 16/05/2023 | 20:00
Với tính năng ẩn danh mà các nền tảng truyền thông xã hội cung cấp, nhiều người dùng có xu hướng quên đi đạo đức cá nhân khi nói chuyện trực tuyến.

Nhã Tĩnh và những bức thư tình gửi chính mình

Thứ 5, 11/05/2023 | 15:00
Những bức tranh tự họa của Nhã Tĩnh dường như là một cách mạo hiểm để cô bộc lộ chính mình với thế giới xung quanh.
Cùng chuyên mục

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.
     
Nổi bật trong ngày

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...