Bên trong Bàn Môn Điếm: Hàn Quốc căng thẳng, Triều Tiên cười tươi

Bên trong Bàn Môn Điếm: Hàn Quốc căng thẳng, Triều Tiên cười tươi

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 09/01/2018 | 06:00
0
Mặc dù được coi là khu vực căng thẳng nhất hành tinh, trên thực tế Triều Tiên có tâm trạng khá thoải mái tại khu vực này, khác xa so với sự bất an của người hàng xóm.
Tiêu điểm - Bên trong Bàn Môn Điếm: Hàn Quốc căng thẳng, Triều Tiên cười tươi

Bàn Môn Điếm.

Bên trong khu phi quân sự (DMZ) rộng 4km ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc là làng đình chiến Bàn Môn Điếm, nơi còn được gọi là điểm nóng “căng thẳng” nhất hành tinh.

Bên trong ngôi làng là nơi tọa lạc của Tòa nhà Hòa Bình, nơi ngày 9/1, lần đầu tiên trong hơn hai năm qua, các quan chức từ Seoul và Bình Nhưỡng sẽ ngồi xuống đối thoại trực tiếp với nhau.

Sự kiện diễn ra chỉ một tuần sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề nghị hai nước cần mở một cuộc thảo luận để giảm bớt căng thẳng quân sự.

Bình Nhưỡng cũng đề xuất khả năng cử vận động viên thi đấu ở Thế vận hội Mùa đông vào tháng tới, khai mạc tại thành phố Pyeongchang.

Đây là những vấn đề chính dự kiến sẽ được quan chức hai bên thảo luận vào ngày mai ở Bàn Môn Điếm.

Tuần trước, trong một động thái giảm căng thẳng, Triều Tiên chủ động kết nối kênh liên lạc với Hàn Quốc vốn đã ngừng lại trong suốt hai năm qua.

Ông Kim cũng cho biết việc cử vận động viên đến Hàn Quốc vào tháng tới sẽ là một “cơ hội tốt để thể hiện sự đoàn kết nhân dân hai nước”.

Giới quan sát dự đoán sự tham gia của Triều Tiên ở Pyeongchang 2018 sẽ mang đến khoảng thời gian bình lặng trên vùng bán đảo.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng tình trạng đối đầu có thể sẽ quay trở lại một lần nữa sau Thế vận hội vì Triều Tiên chưa có ý định từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân mà nước này tuyên bố là bảo vệ mình trước âm mưu của Mỹ.

Địa điểm du lịch nổi tiếng

Tiêu điểm - Bên trong Bàn Môn Điếm: Hàn Quốc căng thẳng, Triều Tiên cười tươi (Hình 2).

Kênh liên lạc trực tiếp Hàn Quốc-Triều Tiên đã được nối lại sau 2 năm gián đoạn.

Dù được coi là khu vực “cân não” và nguy hiểm nhất thế giới, Bàn Môn Điếm thực tế là điểm đến thu hút khách du lịch ở cả Hàn Quốc lẫn Triều Tiên - thậm chí nơi đây còn được đánh giá 4,5 sao trên trang đánh giá du lịch nổi tiếng TripAdvisor.

Du khách có thể tới thăm làng đình chiến hay còn gọi là Khu vực An ninh chung Bàn Môn Điếm ở hai quốc gia này với những trải nghiệm rất khác nhau.

“Cả hai nước đều muốn thể hiện thông điệp của riêng mình. Hàn Quốc đề cao sự nguy hiểm và cho thấy tính nghiêm trọng trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước trước Triều Tiên. Trong khi phía Bình Nhưỡng lại tỏ ra rất thoải mái”, nhà nghiên cứu Isaac Stone Fish từ viện Xã hội châu Á nói với kênh Public Radio International.

Về phía Hàn Quốc, du khách khi vào DMZ tham quan phải ký vào bản cam kết nêu rõ: “Chuyến thăm đến Bàn Môn Điếm là tiến vào khu vực thù địch và rất dễ bị thương hoặc tử vong do hành động của kẻ thù”.

Ngay cả trong các tài liệu khác nhau được phát từ trước đó, khách du lịch cũng sẽ thấy rất nhiều lời cảnh báo về độ nguy hiểm ở nơi đây. Ngược lại, quan điểm của Triều Tiên lại không tỏ ra quá nghiêm trọng.

Đến thăm Bàn Môn Điếm, du khách sẽ cảm tưởng như ngôi làng chỉ là một trong những địa điểm lễ hội của Triều Tiên theo kiểu: Chúng tôi đang bảo vệ đất nước, hãy nhìn về bên kia, mỉm cười và tận hưởng niềm vui trong thời gian tại đây.

Ngoài ra bản cam kết của Bình Nhưỡng cũng chẳng có những lời dọa dẫm mà thay vào đó là câu nói: “Cuộc sống của bạn nằm trong tay chính bạn”.

Thứ duy nhất chia cắt hai quốc gia ở Bàn Môn Điếm là 3 ngôi nhà sơn màu xanh  ở sảnh an ninh chung của Bàn Môn Điếm.

Tiêu điểm - Bên trong Bàn Môn Điếm: Hàn Quốc căng thẳng, Triều Tiên cười tươi (Hình 3).

Binh sĩ Hàn Quốc bên trong Bàn Môn Điếm.

Tại đây, binh sĩ hai bên đối mặt với nhau suốt hàng chục năm sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, tạm thời chấm dứt sự thù địch giữa hai miền.

Theo Hiệp ước đình chiến năm 1953, cả Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.

Hai bên vẫn duy trì quân đội đồn trú tại vĩ tuyến 38 để phòng trường hợp bên kia quyết định tấn công. Ngoài ra, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những làng mạc nằm trong khu vực DMZ.

“Tôi cảm thấy bất ngờ khi phía Bắc của Bàn Môn Điếm mọi thứ đều tự do và thoải mái hơn so với ở phía Nam. Tôi có thể trò chuyện với binh sĩ Triều Tiên và thậm chí bắt tay, chụp hình cùng họ”, John Linton, Giám đốc tổ chức Chăm sóc y tế quốc tế Hàn Quốc ở Seoul, người từng có nhiều lần đến thăm Triều Tiên, nói.

Đến thăm DMZ từ phía cổng Triều Tiên, một điểm khác biệt nữa là sẽ có nhiều quầy hàng lưu niệm, nữ trang được bày bán cho khách du lịch về làm quà.

Tiêu điểm - Bên trong Bàn Môn Điếm: Hàn Quốc căng thẳng, Triều Tiên cười tươi (Hình 4).

Những dải ruy băng nguyện cầu cho ước vọng thống nhất hai miền Triều Tiên được treo gần Bàn Môn Điếm.

Khách nước ngoài cũng có thể mua một số loại rượu ngâm nhân sâm, mật rắn của Triều Tiên.

Ngạc nhiên hơn, những du khách muốn xả hơi có thể chơi golf ngay tại nơi đây, sân golf này cũng được mệnh danh là “sân golf nguy hiểm trên thế giới”.

Du khách còn được đến thăm Trạm Dorasan, một nhà ga xe lửa nơi từng chạy tuyến đường Bình Nhưỡng đến Seoul. Những con tàu ở đây vẫn mong một ngày hai miền Triều Tiên được thống nhất.

Trong quá khứ, làng đình chiến Bàn Môn Điếm từng xảy ra những sự việc đáng buồn khi lính hai bên có những vụ xô xát với nhau gây ra những thương vong không đáng có. Dẫu vậy, tình trạng này đã giảm bớt vào các năm trở lại đây.

Triều Tiên khơi mào cuộc đua không gian gay cấn ở châu Á?

Thứ 2, 08/01/2018 | 14:14
Sự ganh đua ngầm giữa Ấn Độ, Nhật Bản với Trung Quốc đang vượt ra ngoài mục tiêu thương mại do có những lo ngại về chương trình không gian đa mục đích của Triều Tiên.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.