Bác sĩ Sản khoa cảnh báo: Đừng hại chết con vì không biết cho bú

Bác sĩ Sản khoa cảnh báo: Đừng hại chết con vì không biết cho bú

Thứ 4, 06/06/2018 | 11:14
0
Cho con bú là một trải nghiệm tuyệt vời mà bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng đều trải qua nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho đúng. Bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương) đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Cho con bú – việc làm tưởng như dễ dàng, bản năng nhưng không hẳn vậy, muốn cho con bú đúng cách bạn vẫn cần phải học. Cho con bú đúng cách thì sữa mẹ sẽ về nhiều và bạn không thấy mệt mỏi, em bé có thể bú thoải mái không bị gò bó. Vậy cho con bú như thế nào là đúng cách?

Trước câu hỏi này, bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: "Tôi đã từng chứng kiến và biết đến nhiều câu chuyện đau lòng về những bà mẹ không biết cho con bú đúng cách và đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Vì vậy, tôi đã đưa ra những cách để giúp các bà mẹ hiểu hơn và cho con bú đúng cách”.

Bác sĩ Sản khoa cảnh báo: Đừng hại chết con vì không biết cho bú

Bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung ương).

Trước hết phải nhận biết dấu hiệu trẻ đòi ăn

Em bé có bản năng tự nhiên cho phép tìm thấy vú mẹ từ khi sinh. Những hành vi bản năng này được nhìn thấy sớm nhất là 1-2 giờ và tiếp tục ít nhất 3 tháng sau sinh. Chính những hành vi bản năng này giúp mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu bé muốn ăn sớm nhất như: Xoay đầu từ mặt sang bên để tìm vú, nút lưỡi. Miệng chuyển động như đang bú mẹ. Rúc, tìm ngực mẹ hoặc quằn người, cho tay vào miệng,…

Khóc là một dấu hiệu đòi ăn muộn của việc bé cảm thấy đói, vì vậy thay vì đợi đến khi bé khóc quấy vì đói, mẹ nên nhận ra tín hiệu bé đòi ăn, cho bé ăn sớm hơn để trẻ không bị đói mẹ nhé.

Sau đó các bà mẹ cũng cần biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?

Khi mới chào đời, dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một quả anh đào, lúc này bé chỉ cần khoảng 7ml sữa cho mỗi cữ bú. Kích thước dạ dày của bé sẽ tăng dần theo từng ngày, đến ngày thứ 3 sau sinh, dạ dày của bé đã có kích thước tương đương một quả óc chó và có thể chứa được khoảng 22-27ml cho mỗi cữ bú. Phải đến cuối tuần đầu tiên, dạ dày của bé sẽ lớn tương đương bằng quả đào, có thể chứa được khoảng 45-60ml sữa.

Sau hai tuần đầu, trẻ có thể bú trung bình từ 60ml – 100ml/cữ. Khi đã được 3 tháng lượng sữa của bé mỗi lần bú có thể tăng từ 600-900 ml tương đương với khoảng 90-150 ml sữa/lần bú. và duy trì tiếp tục lượng này cho đến những tháng kế tiếp.

Khoảng cách cho bú các bà mẹ cũng cần chú ý

Khoảng cách bú phụ thuộc nhiều vào cân nặng của trẻ và tuổi thai của trẻ. Các trẻ sơ sinh có cân nặng nhỏ hơn 2000gr và dưới 37 tuần tuổi thai thì bú nhiều lần hơn để đảm bảo có được lượng dinh dưỡng đủ và cần thiết để phát triển.

Khoảng cách cho con bú thường xấp xỉ 1,5 giờ ban ngày và 2 giờ vào buổi tối.

Khoảng cách cho bú quan trọng vì nó sẽ cung cấp đủ cho trẻ nhu cầu về dinh dưỡng. Quyết định chế độ ăn thường ngày, đảm bảo cho mẹ và trẻ việc bổ sung nguồn năng lượng làm khỏe xương (người mẹ thông qua ăn uống, con thông qua bú). Trẻ càng sinh non thì việc cho trẻ bú càng khó khăn.

Năng lượng dành cho việc bú mút không đủ với lượng Calo mà trẻ nhận được do bú mẹ. Trẻ càng gần đủ tháng thì việc bú mút cũng tốt hơn. Do đó, nặng lượng nhận được do bú mẹ nhiều hơn năng lượng tiêu tốn cho việc bú mút vì lượng sữa bú được nhiều hơn so với trẻ non tháng. Khoảng cách bú vì thế cũng xa hơn.

Bác sĩ Sản khoa cảnh báo: Đừng hại chết con vì không biết cho bú (Hình 2).

Cần phải cho con bú đúng cách không sẽ hại con (Ảnh minh họa).

Kỹ thuật bú sữa mẹ là điều quan trọng

Kỹ thuật bú sữa mẹ sẽ bao gồm một số quy tắc dưới đây:

Vị trí của mẹ: Người mẹ có thể nằm hoặc ngồi khi cho bú. Người mẹ sẽ tìm vị trí thuận tiện và thoải mái nhất để ôm trẻ. Bà mẹ có thể luyện tập các vị trí cho trẻ bú khác nhau.

Vị trí của con: Con có thể được ôm ở nhiều tư thế nhưng phải tuân thủ nguyên tắc sau: Đầu và mình của trẻ cần nằm trên một đường thẳng. Mặt của bé đối diện với ngực của mẹ, mũi của trẻ ngay trước núm vú (môi trên phải nằm dưới núm vú). Cơ thể của con nằm sát mẹ. Đối với trẻ mới sinh, người mẹ phải đỡ cả đầu, vai và mông trẻ.

Các tư thế cho bú là điều cuối cùng cần ghi nhớ

Khi cho bé bú ngồi thì mặt của em bé đối diện với mẹ trong khi cơ thể của em nằm trên một tay của người mẹ. Lưng em bé tì lên cánh tay của mẹ trong khi bàn tay mẹ nâng đỡ cổ em bé. Hoặc có thể ôm ru cho bé bú

Với tư thế bú nằm thì cả bé và mẹ cùng nằm song song, đối diện với nhau và bụng áp vào nhau. Tư thế này phổ biến với các bà mẹ sinh mổ hoặc bị đau ở đáy chậu, hoặc cũng phù hợp với các bà mẹ cần nghỉ ngơi khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Mai Thu

Hy vọng phép màu cho em bé trồi khỏi bụng mẹ sau vụ tai nạn giao thông

Thứ 5, 31/05/2018 | 12:01
Thấy bé trồi ra khỏi bụng mẹ sau vụ tai nạn, mọi người đã nhanh chóng lại đỡ em bé, cắt dây rốn rồi đưa đi bệnh viện.

Sự thật đáng suy ngẫm chuyện em bé bị người lạ hôn dẫn đến viêm màng não

Thứ 7, 14/04/2018 | 06:57
Thông tin em bé 1 tuổi bị viêm màng não mà nguyên nhân được cho là do người lớn hôn môi đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy.

Kỷ lục thế giới: Em bé kém mẹ 1 tuổi rưỡi

Thứ 5, 21/12/2017 | 19:33
Tháng 11/2017, bé Emma chào đời khỏe mạnh với niềm hạnh phúc của bố mẹ. Phôi thai Emma được ghi nhận là phôi thai đông lạnh lâu nhất thế giới.
Cùng tác giả

Nghệ sĩ chưa hiểu rõ luật hay e ngại không muốn "làm tới cùng” khi bị "khai tử" trên mạng xã hội?

Chủ nhật, 05/07/2020 | 19:45
Luật sư La Văn Thái cho rằng, việc danh hài Thúy Nga hay một số nghệ sĩ khác từng bị “khai tử” trên mạng xã hội cần phải xử lý thật nghiêm đối tượng tung tin đồn. Danh hài Thúy Nga nên làm đơn yêu cầu xử lý, thậm chí khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như phòng ngừa cho những người khác.

Băng ổ nhóm chính chưa được diệt tận gốc, dễ lọt lưới và tiếp tục gây họa

Thứ 5, 11/06/2020 | 14:11
Vụ 200 người náo loạn ở Q.Bình Tân, TP.HCM một lần nữa khiến dư luận xã hội lo ngại về hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm hoạt động có quy mô, có thể tập hợp lượng lớn người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, bức xúc dư luận xã hội…

Nguyên tắc sống còn của “hiệp sĩ chống dịch”: “3 diệt” và bao vây dập dịch

Chủ nhật, 22/03/2020 | 14:00
Ở tuổi 70, với gần 40 năm gắn bó với chuyên ngành Truyền nhiễm mà ngày nay gọi là chuyên ngành các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới, bác sĩ Ngô việt Hùng đã trải qua không biết bao nhiêu vụ dịch từ lúc mới ra trường. Với ông nghề nghiệp chọn ông chứ không phải do ông chọn.

Cán bộ có con được nâng điểm thi ở Sơn La: “Không quy hoạch, không bổ nhiệm, kiểm điểm có hình thức”

Thứ 4, 09/10/2019 | 07:59
Đó là lời khẳng định của ông Cầm Văn Hoan - Chi cục trưởng cục Kiểm lâm Sơn La khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về việc sẽ xử lý ông Bùi Minh Hải - cán bộ kiểm lâm có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Sự việc cô giáo liên tục tát học sinh: Không có phương pháp giáo dục không nên làm thầy

Thứ 2, 07/10/2019 | 16:04
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cô giáo liên tục tát học sinh trong giờ học là người thiếu phương pháp dạy học và chưa đủ tình yêu với học sinh của chính mình. Có lẽ, họ đang bế tắc và lựa chọn sai con đường.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép gan

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:36
Chiều 15/5, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức ký kết Hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan giữa 2 bệnh viện.

Phẫu thuật khẩn cho người phụ nữ thủng ruột non do nuốt nhầm tăm tre

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:49
Nữ bệnh nhân 43 tuổi không biết bản thân nuốt nhầm tăm tre, tự mua thuốc uống không thuyên giảm, nhập viện cấp cứu được chỉ định phẫu thuật lấy dị vật khẩn cấp.

Tp.HCM: Xử lý nghiêm cơ sở đào tạo tiêm filler và botox trái phép

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:56
Thanh tra 2 Sở phối hợp kiểm tra, phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox trái phép trên địa bàn quận Tân Bình.

Nhiều người gặp tình trạng khô mắt do nằm điều hòa thường xuyên

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:46
Việc sinh hoạt, làm việc thường xuyên dưới điều hòa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về mắt.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn, chậm lớn và giải pháp từ men vi sinh Subatona

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:00
Tình trạng con biếng ăn, chậm lớn đang là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ sau này. Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn, chậm lớn là do đâu? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây nhé.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Xử lý nghiêm cơ sở đào tạo tiêm filler và botox trái phép

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:56
Thanh tra 2 Sở phối hợp kiểm tra, phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox trái phép trên địa bàn quận Tân Bình.

Tin tức Đời sống 15/5: Uống thuốc bổ não trước mùa thi có hiệu quả?

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:01
Cập nhật tin tức đời sống ngày 15/5: Không nên lạm dụng thuốc bổ não trước mùa thi; Nhiều ca nhiễm ký sinh trùng đến từ thú cưng...

Anh nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 90 tỷ nhờ nuôi con "hiền lành như đất"

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:30
Với mô hình nuôi con “đặc sản” công nghệ cao, anh Đặng Văn Bảy ở ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre bỏ túi hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Bộ Y tế vào cuộc vụ hàng trăm người nghi ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc

Thứ 4, 15/05/2024 | 08:51
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam.

Đừng đổ nước vo gạo đi, trộn với thứ này ai cũng "gật gù" khen hay

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:30
Nước vo gạo thường bị các bà nội trợ đổ đi trong quá trình nấu cơm, tuy nhiên theo nhiều bà mẹ thông thái, nước vo gạo rất hữu ích trong đời sống.