86% lao động ngành dệt may, giày dép có nguy cơ mất việc làm

86% lao động ngành dệt may, giày dép có nguy cơ mất việc làm

Thứ 7, 08/12/2018 | 06:00
0
Theo dự báo của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có khoảng 86% lao động trong ngành dệt may và giày dép ở Việt Nam có nguy cơ bị mất việc làm trong thời đại 4.0.

Thông tin trên báo Doanh nghiệp Việt Nam, cũng theo ILO, đặc biệt lao động trong các ngành nghề truyền thống và lao động thủ công là lực lượng lao động có nguy cơ gánh chịu nhiều rủi ro nhất khi bị thay thế bởi những hệ thống máy móc tự động hóa.

Đây là nội dung chính trong hội thảo quốc tế “Viễn cảnh Đông Nam bộ” lần thứ nhất, tổ chức ngày 7/12, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Tiêu dùng & Dư luận - 86% lao động ngành dệt may, giày dép có nguy cơ mất việc làm

Nhiều nhân lực ngành dệt may, giày dép có nguy cơ mất việc làm.

Với 18 báo cáo khoa học được trình bày tại các tiểu ban cùng nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận, các nhà khoa học đã tập trung bàn thảo đa chiều về những vấn đề quan trọng, mang tính cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực Đông Nam bộ, đặc biệt là vùng TP.HCM trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

Trước đó, báo Nhà Đồng Hành cũng nhận định, đối với ngành dệt may, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đưa ra một số quy định rất khó khăn, đặc biệt là về quy tắc xuất xứ nguyên liệu đầu vào,

Khi xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản hoặc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Nhật Bản về, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có tới 4 lựa chọn xuất/nhập khẩu thông qua FTA ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, RCEP và CPTPP.

Tuy nhiên, CPTPP không hoàn toàn màu hồng đối với ngành dệt may Việt Nam, bởi CPTPP có quy định khó khăn nhất đối với ngành dệt may khi thiết lập quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, thay vì vải như trong FTA ASEAN – Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản.

Quy định khó khăn này, cùng với việc Mỹ rút khỏi TPP, sẽ khiến doanh nghiệp “xa lánh” CPTPP.

CPTPP hiện quy định truy xuất nguồn gốc từ đơn vị sợi trở đi, tức là sợi phải được nhập từ các nước thành viên CPTPP. Mặt khác, CPTPP vẫn cho phép các nước thành viên khi đàm phán có thể đề xuất danh mục hàng hóa mà họ cho là quá khó để tìm được nguồn cung ngay tại thời điểm hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, điều kiện này chỉ được áp dụng cho một số mã hàng hóa và quốc gia nhất định và chỉ kéo dài trong 5 năm.

Hiệp định có quy tắc lỏng nhất đối với ngành dệt may đó là ATIGA, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, Việt Nam – Hàn Quốc và Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu. Những FTA này chỉ yêu cầu công đoạn cuối cùng, cắt – may – khâu thành sản phẩm, được thực hiện tại Việt Nam, và nguyên liệu đầu vào có thể nhập từ bắt kỳ quốc gia nào.

Tương tự, FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu cũng quy định truy xuất nguồn gốc từ đơn vị vải trở đi. Tuy nhiên, hiệp định này linh hoạt hơn vì cho phép doanh nghiệp cộng gộp từ bên thứ ba, là một quốc gia cùng lúc có FTA với Việt Nam và Liên minh châu Âu. Ví dụ, Hàn Quốc đang có FTA với cả Việt Nam và Liên minh châu Âu nên nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc được xem là có xuất xứ từ Việt Nam.

Đối với Hiệp định Việt Nam – Australia, New Zealand, FTA này không đòi hỏi về xuất xứ của nguyên liệu đầu vào nhưng yêu cầu hàm lượng giá trị thành phẩm được tạo ra trong phạm vi FTA là 40%.

Trong khi đó, báo điện tử VTV đưa tin, với doanh thu sản xuất và tăng trưởng xuất khẩu ổn định, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang ở top 5 các nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Doanh thu xuất khẩu dệt may đạt mốc 19,4 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2018, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, nhiều tập đoàn dệt may đã duy trì tăng trưởng ổn định thông qua việc hợp tác với các khách hàng hiện tại và khách hàng mới.

Xuất khẩu sản phẩm dệt may sang những thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, đặc biệt Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017.

H.Y (tổng hợp)

Dệt may, mía đường, chăn nuôi sẽ gặp khó khi tham gia CPTPP

Thứ 3, 13/11/2018 | 19:00
Được đánh giá là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như, dệt may, nông, lâm, thuỷ sản... nhưng những ngành này vẫn gặp nhiều khó khăn khi tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hậu IPO rầm rộ, cổ phiếu Viện Dệt May lên sàn ế ẩm

Thứ 4, 02/05/2018 | 16:00
Mặc dù IPO thành công ngoài mong đợi với lượng đặt mua gấp gần 7 lần lượng chào bán, số tiền thu về gấp đôi số kỳ vọng, song cổ phiếu VDM của viện Dệt May vừa lên sàn hôm 26/4 lại ế ẩm vì qua vài phiên không hề có giao dịch thành công.

Dệt may Nam Định bị phạt 200 triệu đồng

Thứ 2, 15/01/2018 | 15:52
Mức phạt trên được áp dụng do Tổng CTCP Dệt may Nam Định đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 09 tháng đến 12 tháng.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Hơn 150 doanh nghiệp dự hội chợ xúc tiến thương mại 2024

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Hội chợ có hơn 180 gian hàng của hơn 150 doanh nghiệp gồm các sản phẩm đặc trưng vùng miền, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP, điện tử, điện lạnh…

Giá nông sản hôm nay 18/5: Gạo đi ngang, cao su tăng mạnh, nông dân được mùa dưa

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:10
Cao su thế giới bất ngờ tăng, giá gạo đi ngang, cà phê tăng phiên cuối tuần, tiêu quay đầu giảm, nông dân Kim Bôi được mùa dưa.

Nông dân Bình Định chế “máy bay nông sản”, vươn tầm hội nhập

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:36
Rồng dài 9m đến xe đạp, tàu và cả máy bay được các nông dân Bình Định “chế tạo” từ chính nông sản của mình, nhằm đa dạng hóa, vươn tầm hội nhập, xuất khẩu.

Thanh Hóa: Thúc đẩy dự án đưa cây tre vươn ra thế giới

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:00
Dự án sản xuất ván tre OSB staBOO với sự hợp tác từ Công ty staBOO Holdings AG hứa hẹn sẽ giúp đưa các sản phẩm từ cây tre Thanh Hóa vươn ra thị trường thế giới.

Giá cà phê biến động: Xuất khẩu cà phê có thể chinh phục mốc 5 tỷ USD?

Thứ 6, 17/05/2024 | 20:31
Nhu cầu cà phê thế giới tăng trong khi sản lượng cà phê tại nhiều nước giảm mạnh đang đẩy giá cà phê xuất khẩu lên cao.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Hải Phòng: Hơn 150 doanh nghiệp dự hội chợ xúc tiến thương mại 2024

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Hội chợ có hơn 180 gian hàng của hơn 150 doanh nghiệp gồm các sản phẩm đặc trưng vùng miền, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP, điện tử, điện lạnh…

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?