8 trường hợp mắc sốt xuất huyết xem xét chỉ định nhập viện

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 14/07/2023 | 14:52
0
Sống một mình, nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng... là những trường hợp được xem xét chỉ định nhập viện khi mắc sốt xuất huyết.

Bộ Y tế vừa có Quyết định số 2760 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết. Quyết định này thay thế Quyết định số 3705 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành ngày 22/8/2019.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

Sức khỏe - 8 trường hợp mắc sốt xuất huyết xem xét chỉ định nhập viện

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng.

Giai đoạn sốt có các biểu hiện lâm sàng như: Sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; nghiệm pháp dây thắt dương tính, thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.

Giai đoạn nguy hiểm của bệnh thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng như: Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.

Có thể có các biểu hiện sau:Đau bụng nhiều: đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan; vật vã, lừ đừ, li bì, gan to > 2cm dưới bờ sườn, có thể đau, nôn ói.Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ).

Tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể gây suy hô hấp), màng bụng, phù nề mi mắt. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20mmHg hoặc tụt huyết áp, không đo được huyết áp, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng), tiểu ít.

Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím.

Xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài (tiêu) phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu.

Xuất huyết nặng: Chảy máu mũi nặng (cần nhét bấc hoặc gạc cầm máu), xuất huyết âm đạo nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng (phổi, não, gan, lách, thận), thường kèm theo tình trạng sốc, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.

Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày - tá tràng, viêm gan mạn.

Sức khỏe - 8 trường hợp mắc sốt xuất huyết xem xét chỉ định nhập viện (Hình 2).

Có 8 trường hợp cũng được xem xét chỉ định nhập viện khi mắc sốt xuất huyết (Ảnh minh họa).

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ: Sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với sốt xuất huyết. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

Ngoài việc chỉ định nhập viện đối với các trường hợp mắc sốt xuất huyết ở mức độ cảnh báo và mức độ nặng, theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, khi mắc sốt xuất huyết ở mức độ 1, có 8 trường hợp cũng được xem xét chỉ định nhập viện, gồm:

Sống một mình; nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng; gia đình không có khả năng theo dõi sát; trẻ nhũ nhi; dư cân, béo phì; phụ nữ có thai; người từ 60 tuổi trở lên; bệnh mạn tính đi kèm (như: Thận, tim, gan, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) kém kiểm soát, đái tháo đường, thiếu máu, tan máu…).

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hiện vắc-xin phòng bệnh đang tiếp tục được đánh giá.

Do đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường, loại bỏ ổ chứa nước đọng.

Những trường hợp nào mắc sốt xuất huyết cần nhập viện ngay?

Thứ 6, 14/07/2023 | 09:53
Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, khi mắc sốt xuất huyết ở mức độ 1, có 8 trường hợp cũng được xem xét chỉ định nhập viện.

Số ca sốt xuất huyết tại tỉnh Bình Thuận cao nhất khu vực miền Trung

Thứ 5, 13/07/2023 | 14:02
Đoàn công tác số 5 của Bộ Y tế do Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang Lê Hồ Phương Nga, có buổi làm việc về công tác phòng, chống dịch bệnh tại tỉnh Bình Thuận.

Hà Nội: Số ca sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần cùng kỳ

Thứ 4, 12/07/2023 | 00:53
CDC Hà Nội dự báo, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn có xu hướng gia tăng, đã xác định một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài.
Cùng tác giả

Xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 33 của UBTVQH

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tại phiên họp thứ 33.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Tập trung tối đa, chuẩn bị kỹ lưỡng kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:45
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý ưu tiên, tập trung tối đa, mọi mặt để chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, khoa học Phiên họp thứ 33 của UBTVQH và kỳ họp thứ 7.

Chất lượng dịch vụ của 10 doanh nghiệp bưu chính năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa thông tin về tình hình chất lượng dịch vụ bưu chính của một số doanh nghiệp bưu chính năm 2023.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Nghị quyết trình Quốc hội về đất đai

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
Việc xây dựng các Nghị quyết của Quốc hội để thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doa
Cùng chuyên mục

Bệnh viện Trung ương Huế tri ân những người “làm dâu trăm họ” ngành y

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:26
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức toạ đàm nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ điều dưỡng -những người vẫn được ví “làm dâu trăm họ” của ngành y.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Vụ 19 SV tại Tp.HCM nhập viện: Xác minh nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:25
19 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tất cả các em đều ăn tối cùng một căng tin tại ký túc xá.

Tp.HCM: 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa đường dây cáp ngầm

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:04
Trong lúc sửa đường dây cáp ngầm, nhiều nhân viên Công ty điện lực Chợ Lớn đã bị phỏng điện, một người tiên lượng xấu.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân kiếm hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi loại cá "sống ở trên cạn"

Thứ 5, 09/05/2024 | 07:30
Loài cá này sống ở dưới nước, đến lúc hạn hán, chúng sẽ tự trát bên ngoài cơ thể một lớp bùn cho cứng lại, sau đó đánh một giấc ngủ dài cho đến khi mưa xuống...

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Kinh hoàng khoảnh khắc cần thủ đánh đổi cả tính mạng chiến đấu với cá khổng lồ

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:40
Đoạn video ghi lại cuộc chiến giữa một cần thủ dũng cảm và con cá khổng lồ, cùng với sức mạnh dữ dội của thiên nhiên, đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vi phạm mức độ 3

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:53
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản thông báo thu hồi lô thuốc điều trị ung thư não, nhập khẩu từ Đức vì những sai phạm liên quan đến hướng dẫn sử dụng.

Ca ghép thận thành công đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ 5, 09/05/2024 | 13:09
Ê-kíp bác sĩ vừa thực hiện thành công ca ghép thận cùng huyết thống cho bệnh nhân 34 tuổi. Đây được xem là ca ghép thận thành công đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.