4 nhóm nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 26/09/2021 | 09:57
0
Gần 2 năm chống dịch, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được Chính phủ đưa ra nhằm vừa đảm bảo chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Sáng nay 26/9, Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 đã được diễn ra. 

Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 1 tháng rưỡi qua, Thủ tướng đối thoại cùng cộng đồng doanh nghiệp cả nước, trong bối cảnh Chính phủ đã xác định sẽ "sống chung" với dịch Covid-19. Theo đó, gần 2 năm chống dịch, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được Chính phủ, các Bộ, ngành đưa ra nhằm vừa đảm bảo chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Đầu tháng 9, Nghị quyết số 105 hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh được Chính phủ ban hành với loạt điểm mới được các doanh nghiệp kỳ vọng tháo gỡ những khó khăn họ đang phải đối mặt, để thích ứng dần với tình hình dịch bệnh.

Theo tổng hợp của Bộ KH&ĐT, về tình hình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 105 cho thấy, trong số 59 nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm 21/59 giải pháp liên quan đến sửa đổi, ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; 38/59 giải pháp liên quan đến hướng dẫn, đẩy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, 18/59 nhiệm vụ cần hoàn thành trong tháng 9. Các bộ, ngành và địa phương đang tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được giao và đạt được một số kết quả cụ thể.

Kinh tế vĩ mô - 4 nhóm nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn họ đang phải đối mặt, để thích ứng dần với tình hình dịch bệnh.

Về các nhóm nhiệm vụ triển khai của Nghị quyết số 105 của Chính phủ. Cụ thể, Nhóm nhiệm vụ giải pháp về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế đang xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp về dự thảo Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Trong đó đề xuất các tiêu chí, lộ trình cụ thể, các biện pháp y tế, hành chính về phòng chống dịch và triển khai các hoạt động kinh tế xã hội đảm bảo an toàn dự kiến sẽ ban hành hướng dẫn trong tháng 9/2021.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành sổ tay điện tử hướng dẫn ứng phó Covid; Cổng thông tin về các văn bản chỉ đạo điều hành chống dịch…

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bộ GTVT đã ban hành một số các văn bản chỉ đạo hướng dẫn nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt như Chỉ thị số 08 về việc tăng cường công tác vận tải hỗ trợ tiêu thụ nông sản và các sản phẩm nông nghiệp trong thời gian phòng chống dịch Covid.

Các địa phương tiếp tục hướng dẫn tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn thích ứng với diễn biến dịch bệnh dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Tập trung tháo gỡ tình trạng ách tắc, đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa, tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhất là các mặt hàng nông sản.

Về hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Từ đầu tháng 9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên tục làm việc trực tuyến với các Sở Nông nghiệp, doanh nghiệp, hiệp hội, người sản xuất của từng lĩnh vực sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản).

Bộ Công Thương đã trực tiếp và hỗ trợ các địa phương trên cả nước, hiệp hội ngành hàng tổ chức nhiều hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm trên môi trường trực tuyến…

Kinh tế vĩ mô - 4 nhóm nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 (Hình 2).

Nhiều quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện trong 2 năm chống dịch.

Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ cách giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, đồng tiền cho doanh nghiệp

Nhiều chính sách về hỗ trợ giảm tiền điện; giảm giá cước viễn thông; giảm mức đóng bảo hiểm xã hội; miễn tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động được giảm mức đóng phí bảo hiểm thất nghiệp từ mức 1% xuống bằng 0% quỹ lương hàng tháng của doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng…

Tại phiên họp thứ ba (9/2021) Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch, trong đó có các giải pháp: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021; giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, miễn tiền chậm nộp.

Về hỗ trợ tín dụng: các chính sách về cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, hạ lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời gian trả trả nợ; mặt bằng lãi suất cho vay giảm…

Ngoài ra, về tình hình triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo các nghị quyết khác của chính phủ, tiếp theo các chính sách liên quan đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020.

Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trồng năm 2021 với tổng giá trị khoảng 115.000 tỷ đồng.

Cho phép thực hiện giảm trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ tài trợ doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng chống dịch Covid-19, điều chỉnh giảm thu số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch. Tổng giá trị của các chính sách này khoảng 138.000 tỷ đồng.

Nhằm đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 80 thay thế Nghị định 39/2018 về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định cụ thể và có mức hỗ trợ cao hơn, phù hợp với thực tế, tập trung vào các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ chuyển đồ xuống, áp dụng khoa học công nghệ.

Đồng thời, Bộ KH&ĐT cùng đang chủ động huy động các nguồn tài trợ quốc tế để triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.

Theo số liệu kinh tế - xã hội tháng 8 do Tổng cục Thống kê công bố, số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Cụ thể, tính chung 8 tháng, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng có tới 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Đáng chú ý, trong số doanh nghiệp rời khỏi thị trường, có 43.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2020; 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5% và 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8%.

Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, các chỉ tiêu về số doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký, số lao động trong tháng 8 đều giảm mạnh so cùng kỳ năm 2020.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia kinh tế thế giới

Thứ 5, 23/09/2021 | 07:15
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm trong năm 2021 và có triển vọng tăng tốc trong năm 2022, theo ADB và chuyên gia kinh tế của WB Việt Nam Dorsati Madani.

Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế đến năm 2025

Thứ 4, 22/09/2021 | 17:05
Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch Covid-19, Tp.Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 2021-2025.

Bộ trưởng KH&ĐT: Muốn GDP tăng trưởng 3,5 - 4% cần nỗ lực rất lớn

Thứ 6, 17/09/2021 | 22:19
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù tốc độ tăng trưởng 3,5 - 4% chưa đạt được mục tiêu đặt ra của cả năm, nhưng để đạt được lại cần nỗ lực rất lớn.

WB: Nhà đầu tư nước ngoài duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam

Thứ 5, 16/09/2021 | 14:20
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký đạt 14 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020, vốn FDI thực hiện đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ.
Cùng tác giả

Thủ tướng: Sớm giải quyết nguồn vật liệu cho cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 20:01
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng yêu cầu giải quyết xong các vấn đề về mỏ nguyên vật liệu ngay trong tháng 5 này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 19:48
Chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 13/5: Vàng SJC "bốc hơi" hàng triệu đồng mỗi lượng

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:26
Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước rớt hàng triệu đồng đối với vàng SJC, mua vào chỉ còn 85,5 triệu đồng/lượng.

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.

Giá vàng 12/5: Vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới kết thúc tuần tăng giá. Giá vàng trong nước giảm mạnh cuối tuần nhưng vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng.

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp: Mở rộng cơ hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 07:00
Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam vừa được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp.