Xung đột Thái Lan – Campuchia: Chuyện riêng của người Thái?

Xung đột Thái Lan – Campuchia: Chuyện riêng của người Thái?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
0
Cuộc xung đột tranh chấp lãnh thổ xung quanh vấn đề ngôi đền Preah Vihear dọc biên giới Thái Lan – Campuchia tái diễn từ thứ Sáu tuần trước cùng với việc việc cả hai bên nã pháo và buộc tội nhau tấn công vào các mục tiêu dân sự đang làm cho tình hình khu vực Đông Nam Á nóng lên.

Cho đến nay, đã có 12 binh lính của cả hai bên được xác nhận là đã thiệt mạng trong cuộc xung đột này.

Có thể thế giới sẽ không bao giờ biết được bên nào đã nổ súng trước, Thái Lan tiếp tục ngăn cản các quan sát viên quốc tế tới giám sát khu vực này. Cả hai quốc gia đều đáng phải xem xét lại trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, có một sự thực rõ ràng rằng quân đội Thái Lan chẳng có động thái nào để xoa dịu tình hình căng thẳng này.

Như chúng ta đã biết, Bangkok đã bác bỏ các nỗ lực nhằm đưa hai bên đến bên bàn đàm phán song phương. Sau khi nổ ra cuộc xung đột hồi tháng hai, Campuchia đã tiếp tục đưa vấn đề này tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhưng tổ chức này đã ngay lập tức trả lại cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tự giải quyết.

Indonexia, quốc gia hiện đang giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội đã đưa ra bài toán “ngoại giao con thoi” nhằm mang hai bên xích lại gần nhau hơn nhưng Bangkok vẫn tiếp tục từ chối. Chính điều này đã khiến cho dư luận quốc tế nhìn Campuchia bằng con mắt thiện cảm hơn.

Việc Thái Lan không sẵn sàng trong việc nhìn nhận một giải pháp thỏa thiện có thể tạo thêm tình thế bế tắc cho tình hình chính trị trong nước. Năm 2008, những người ủng hộ Đảng Dân chủ Liên minh Nhân dân vẫn được biết đến là phe áo vàng đã đưa vấn đề liên quan đến ngôi đền như một cây gậy để chống lại chính quyền ông Samak Sundaravej. Giờ đây, các phe phái khác cũng đang phản đối Thủ tướng Abhisit Vejjajiva vì ông này đã không nhắc đến các hành động nhằm chiếm lại ngôi đền.

Trong khi đó, lực lượng quân đội đang tự đặt lên vai mình trách nhiệm chính trong việc bảo vệ chế độ và chủ quyền của Thái Lan. Tình trạng căng thẳng giữa lực lượng quân đội và chính phủ dân sự đang gia tăng kể từ khi ông Abhisit tuyên bố các cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức trong vài tháng tới. Quân đội, hoàng gia và giới thương nhân lo sợ rằng những người ủng hộ việc hạ bệ Thủ tướng Thaksin Shinawatra sẽ chiến thắng cuộc tổng tuyển cử trực tiếp lần thứ 4 .

Ba lần trước họ có được là do những hành động táo bạo và sự lo ngại bị tước quyền bầu cử đang gia tăng trong lòng phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin. Thậm chí, ngay cả khi Đảng người Thái của họ chiến thắng thì vẫn có một cơ hội mạnh mẽ mà họ sẽ không thể thành lập một chính phủ mới.

Trong tình thế này, một cuộc xung đột với Campuchia dường như là một sự bế tắc mà người Thái đang gặp phải. Một cuộc chiến trong giới hạn với một quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn có thể hợp nhất được người Thái, khi mà phe áo đỏ cảm thấy cần phải nhanh chóng đứng sau lực lượng quân đổi trong thời kỳ khủng hoảng của đất nước.

Có lẽ, quân đội Thái Lan hiểu rằng họ có thể mắc sai lầm với một hoàn cảnh như vậy. Điều này sẽ thúc đẩy một hiểm họa leo thang khôn lường. Và nếu như một cuộc xung đột xảy ra, các quốc gia Đông Nam Á sẽ bị đặt vào trong một tình thế khó xử để có thể đứng vào một bên nào.

Những người bạn của Thái Lan cần có trách nhiệm can ngăn các hành động quân sự mạo hiểm của người Thái. Đây cũng là thời điểm mà họ cần chú tâm tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề phức tạp này. Cuộc xung đột này là dấu hiệu cho thấy sự khủng hoảng chính trị trong nước của Thái Lan đang bắt đầu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cũng cần nhìn nhận sâu hơn nữa tầm quan trọng của sự ổn định của các thành viên trong khu vực.

Chừng nào quân đội được giữ vai trò then chốt trong nền chính trị quốc gia, Thái Lan sẽ mất đi vai trò chính đáng của họ như là một lực lượng gìn giữ ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Đó là vấn đề không chỉ là “chuyện riêng” của người Thái mà là sự quan tâm của các nước láng giềng trong khu vực.

Chí Thành

Cùng chuyên mục

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự thứ 18 cho Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:40
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch khẳng định rằng tình hình ở Ukraine rất nghiêm trọng, do đó cần đảm bảo sự hỗ trợ liên tục và lớn từ các đồng minh cho Kiev.

Sở chỉ huy Ukraine bốc cháy, cột bụi bốc cao hàng chục mét sau đòn tấn công chính xác của Iskander-M Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:00
Hình ảnh từ video công khai cho thấy, sở chỉ huy của Lữ đoàn phòng không số 302 (Ukraine) đã bị phá hủy cùng một kho đạn.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Chia rẽ của chính phủ Israel về vấn đề Gaza tràn vào công luận

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:29
Tuần này, chia rẽ trong Chính phủ Israel về cuộc chiến tại Gaza đã tràn vào công luận, sau khi ông Gallant công khai yêu cầu ông Netanyahu đề ra chiến lược rõ ràng.
     
Nổi bật trong ngày

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu bất đồng về kế hoạch hậu chiến tại Gaza

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:10
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong ngày thứ Tư đã nhận chỉ trích công khai về kế hoạch hậu chiến tại Gaza từ chính Bộ trưởng Quốc phòng.