Xử trí thế nào khi phát hiện người có triệu chứng đột quỵ?

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 05/09/2023 | 16:32
0
Liên tiếp xuất hiện các trường hợp bị đột quỵ hoặc nghi đột quỵ khiến nhiều người lo lắng của. Vậy cần làm gì để tránh bị đột quỵ?

Ngày 5/9, thông tin từ UBND huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, thầy Trương Văn Lai - Hiệu trưởng Trường THPT Tràm Chim (thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông) bị đột quỵ qua đời ngay trong buổi lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.

Theo đó, vào sáng cùng ngày, Trường THPT Tràm Chim tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Thầy Trương Văn Lai (45 tuổi), Hiệu trưởng nhà trường, đang đọc diễn văn thì bất ngờ ngã quỵ, cơ thể tím tái, được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Chẩn đoán ban đầu thầy Lai qua đời do đột quỵ.

Sức khỏe - Xử trí thế nào khi phát hiện người có triệu chứng đột quỵ?

Tài xế có dấu hiệu đột quỵ và gục xuống vô lăng (Ảnh cắt từ clip).

Trước đó, ngày 3/9, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip được camera hành trình của nhà xe Vinh Hoa tuyến Tp.HCM - Bình Thuận ghi lại cảnh tài xế N.T.B. (sinh năm 1971) xuất hiện cơn co giật khi đang lái xe chở khách từ Tp.HCM đến thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận). Sau khi nghe điện thoại, ông B. có dấu hiệu đột quỵ và gục xuống vô lăng.

Liên tiếp xuất hiện các trường hợp bị đột quỵ hoặc nghi đột quỵ khiến nhiều người lo lắng. Vậy cần làm gì để tránh bị đột quỵ, xử trí thế nào khi gặp người đột quỵ?

Trao đổi với Người Đưa Tin, Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) cho biết đột quỵ não có các loại sau:

Trường hợp thứ nhất, nhồi máu não chiếm khoảng trên 70% các trường hợp đột quỵ não, khi đó một cục máu đông gây tắc mạch não khiến cho một vùng não thiếu oxy, thường xảy ra trên bệnh nhân mạch máu bị hẹp, có thể do xơ vữa hoặc co thắt một cách đột ngột. Kèm theo đó có nhiều cục máu đông hơn bình thường, có thể do hội chứng tăng đông hoặc bị bệnh van tim.

Trường hợp thứ hai, xuất huyết não chiếm dưới 30% các trường hợp đột quỵ, lúc này máu thoát ra khỏi lòng mạch tạo thành các mảng máu tụ chèn ép nhu mô não, tăng áp lực nội sọ. Thường xảy ra do bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột hoặc co thắt mạch trên nền mạch máu đã bị xơ cứng không chịu được căng giãn quá mức.

Ngoài ra, có khoảng dưới 5% bị vỡ các phình mạch gọi là bị xuất huyết dưới nhện.

Sức khỏe - Xử trí thế nào khi phát hiện người có triệu chứng đột quỵ? (Hình 2).

Các dấu hiệu đột quỵ và cách phòng tránh.

Bác sĩ Hoàng cũng chỉ ra có 3 dấu hiệu của đột quỵ: Một là mặt bị lệch, méo miệng; hai là tay và chân một bên người bị yếu, bại, liệt; ba là giọng nói nói ngọng, nói khó, cấm khẩu.

Khi thấy người bên cạnh có những biểu hiện trên cần thực hiện ngay 3 biện pháp sơ cứu: Kiểm tra xem bệnh nhân còn thở không, mạch còn đập hay không? nếu không thì cần khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực.

Tiếp đó, kiểm tra xem có bị chấn thương, gãy các xương lớn hay chảy máu hay không? nếu có thì băng bó hoặc cầm máu và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế, cơ sở điều trị đột quỵ gần nhất.

Vị bác sĩ đưa ra khuyến cáo không thực hiện các khuyến cáo vô căn cứ trên mạng như: Chích máu, uống vài viên An cung… như vậy càng khiến cho bệnh nhân nguy hiểm hơn.

Để phòng chống đột quỵ não, bác sĩ Hoàng cho biết để tránh tình trạng hẹp, xơ cứngmạch máu não cần kiểm soát tốt mỡ máu và các bệnh nền, đặc biệt tăng huyết áp và đái tháo đường. Ngoài ra, tăng cường vận động, bỏ rượu, bia thuốc lá, tăng cường rau củ quả và cá, hạn chế thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn.

Cùng với đó, để giảm tình trạng các cục máu đông cần giảm cân, vận động nhẹ nhàng, dùng các thuốc chống đông máu, thuốc giảm nhịp tim theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Để giảm tình trạng co, thắt mạch máu cần kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc, không di chuyển đột ngột từ nơi nóng sang nơi lạnh và ngược lại.

Trong khi đó, chia sẻ với báo chí, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Chủ tịch Hội Đột quỵ Tp.HCM kiêm Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (Tp.HCM) cho biết, đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Tuy vậy, đột quỵ xảy ra với những tài xế chuyên nghiệp là điều cần quan tâm vì có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của nhiều người (cùng trên xe và đang tham gia giao thông trên đường). Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy, tỉ lệ đột quỵ xảy ra ngay khi lái xe là 4%. Trong số đó, 16% trường hợp, đã gây ra tai nạn giao thông sau đó.

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng cho rằng, cần thiết phải có chế độ kiểm tra định kỳ các bệnh lý nền (như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sử co giật…) cho những tài xế chuyên nghiệp ngoài việc kiểm tra thị lực, thính lực.

F.A.S.T – Quy tắc nhận biết sớm đột quỵ

F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

A (ARM): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.

S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản.

T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Thầy hiệu trưởng ở Đồng Tháp đột quỵ qua đời tại lễ khai giảng

Thứ 3, 05/09/2023 | 14:30
Trong lúc đọc diễn văn khai giảng, thầy Trương Văn Lai - Hiệu trưởng Trường THPT Tràm Chim bất ngờ ngã quỵ, cơ thể tím tái và qua đời.

Clip: Tài xế lái xe khách bị đột quỵ nhưng vẫn dừng xe an toàn cho khách

Thứ 2, 04/09/2023 | 18:35
Liên tiếp 2 tài xế xe ôtô khách chạy tuyến Bình Thuận - TPHCM khi đang lái xe thì có dấu hiệu bị đột quỵ và tử vong trên đường.

Phối hợp cứu sống bệnh nhân cùng lúc nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Thứ 3, 08/08/2023 | 16:45
Ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phối hợp cứu sống bệnh nhân cùng lúc nhồi máu cơ tim và đột quỵ nguy kịch.
Cùng tác giả

Xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 33 của UBTVQH

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tại phiên họp thứ 33.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Tập trung tối đa, chuẩn bị kỹ lưỡng kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:45
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý ưu tiên, tập trung tối đa, mọi mặt để chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, khoa học Phiên họp thứ 33 của UBTVQH và kỳ họp thứ 7.

Chất lượng dịch vụ của 10 doanh nghiệp bưu chính năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa thông tin về tình hình chất lượng dịch vụ bưu chính của một số doanh nghiệp bưu chính năm 2023.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Nghị quyết trình Quốc hội về đất đai

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
Việc xây dựng các Nghị quyết của Quốc hội để thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doa
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Xử lý quảng cáo trái phép về dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:30
Ngày 10/5, Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở dịch vụ quảng cáo trái phép trên không gian mạng để làm đẹp bộ phận nhạy cảm.

Bệnh viện Trung ương Huế tri ân những người “làm dâu trăm họ” ngành y

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:26
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức toạ đàm nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ điều dưỡng -những người vẫn được ví “làm dâu trăm họ” của ngành y.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Vụ 19 SV tại Tp.HCM nhập viện: Xác minh nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:25
19 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tất cả các em đều ăn tối cùng một căng tin tại ký túc xá.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Thứ xưa cho lợn ăn nay “lên đời” thành đặc sản tiền tỷ chỉ dành cho giới siêu giàu

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:30
Có thời kỳ thứ thực phẩm này từng bị vứt bỏ hoặc lấy làm thức ăn cho lợn, nhưng đến nay đã nâng tầm thành đặc sản xa xỉ phẩm dành cho giới nhà giàu.

Hoảng hồn phát hiện người phụ nữ nằm gọn trong ngăn hành lý máy bay

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:26
Một hành khách trên chuyến bay của hãng Southwest Airlines (Mỹ) đã khiến những người đồng hành cùng bay bối rối, khi thấy cô đang nằm trong ngăn chứa đồ.

Tp.HCM: Xử lý quảng cáo trái phép về dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:30
Ngày 10/5, Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở dịch vụ quảng cáo trái phép trên không gian mạng để làm đẹp bộ phận nhạy cảm.

Anh nông dân cứ mỗi năm đút túi 10 tỷ đồng nhờ nuôi con đặc sản "chui rúc"

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:30
Tích cực nuôi loài cá đặc sản "chui rúc" theo phương pháp mới, một anh nông dân ở Nam Định nhẹ nhàng "bỏ túi" tiền tỷ mỗi năm.