Xôn xao cộng đồng mạng uống cốc trà vải chứa băng keo cá nhân đã qua sử dụng có thể lây nhiễm HIV

Xôn xao cộng đồng mạng uống cốc trà vải chứa băng keo cá nhân đã qua sử dụng có thể lây nhiễm HIV

Thứ 3, 01/10/2019 | 10:36
0
Sau khi uống cốc trà vải tại một cửa hàng ở TP.HCM có chứa miếng băng keo cá nhân đã qua sử dụng, một tài khoản Facebook chia sẻ phải sử dụng thuốc phòng chống phơi nhiễm HIV.

Mới đây, tài khoản C.T.T.N đã chia sẻ trên trang cá nhân Facebook câu chuyện của nhóm mình khi đi uống trà vải tại một thương hiệu khá nổi tiếng ở Sài Gòn. Nội dung chia sẻ của tài khoản C.T.T.N: "Cách đây hơn 2 tuần tụi mình có uống… tại cửa hàng Huỳnh Thúc Kháng (Sài Gòn), sau khi uống gần hết ly thì tụi mình phát hiện ra 1 miếng băng keo cá nhân đã sử dụng ở trong ly trà vải. Ngay sau đó tụi mình báo với quản lý cửa hàng, yêu cầu phía công ty đem miếng băng keo cá nhân đi xét nghiệm và lập tức đưa bạn mình đi 1 vài bệnh viện gần nhất để kiểm tra.

Qua các bệnh viện Quận 1, bệnh viện Sài Gòn thì bác sĩ đều khuyên tụi mình qua bệnh viện Nhiệt Đới, vì nơi đây chuyên về lây nhiễm để tiến hành kiểm tra. Sau khi khám tại bệnh viện Nhiệt Đới, với tình trạng miếng băng keo cá nhân đã qua sử dụng, tức là có khả năng dính máu rất cao thì bệnh nhân hoàn toàn có khả năng bị phơi nhiễm với các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan hay HP.... nên bác sĩ đã ngay lập tức kê đơn thuốc phòng chống phơi nhiễm với liều dùng 28 ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất của loại thuốc này. Và phải đợi sau 3 tháng thì mới đủ thời gian để xét nghiệm ra kết quả chính xác là có bị lây nhiễm hay không? Tụi mình đã rất sốc với chẩn đoán này của bác sĩ. Không ai nghĩ mình có thể bị nhiễm những bệnh đó chỉ vì 1 ly trà vải".

Sức khỏe - Xôn xao cộng đồng mạng uống cốc trà vải chứa băng keo cá nhân đã qua sử dụng có thể lây nhiễm HIV

Sổ khám bệnh được chia sẻ trên mạng xã hội. 

Bài viết của C.T.T.N đã lập tức gây xôn xao trên mạng xã hội, rất nhiều người để lại bình luận lo lắng vì trà vải là món đồ uống nhiều người yêu thích, thương hiệu mà vị khách hàng trên đến uống cũng vô cùng nổi tiếng. Hơn nữa, cũng chẳng ai ngờ chỉ qua 1 lần đi uống trà vải lại phải ôm nỗi lo ngay ngáy liệu mình có mắc căn bệnh thế kỷ - HIV hay không?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện 09, Hà Nội chia sẻ với Zing.vn về thông tin này. 

Ông khẳng định: “HIV không bao giờ lây qua đường tiêu hóa. Nếu uống nước có miếng băng keo cá nhân dính máu nhiễm HIV, bạn cũng không nhiễm căn bệnh này. Nếu người uống có tổn thương vùng miệng việc lây nhiễm cũng không thể xảy ra".

Do nước trôi thẳng vào dạ dày, còn virus HIV có trong dịch tiết của người bệnh nên chỉ lây khi cả người bệnh và người lành có tiếp xúc trực tiếp qua vết thương hở với nồng độ thích hợp. 

Virus HIV chỉ tồn tại bên ngoài môi trường trong thời gian rất ngắn ở nhiệt độ thích hợp. Trường hợp miếng băng keo có dính máu HIV cũng trở nên vô hại khi nằm trong cốc nước. Bởi virus HIV sẽ bị môi trường nước tiêu diệt.

Theo bác sĩ Hưng, HIV có 3 con đường lây nhiễm cơ bản, bao gồm dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục và mẹ sang con. Bản chất của quá trình này là thông qua đường máu, vì vậy không phải trường hợp nào tiếp xúc với bệnh nhân HIV qua 3 con đường trên đều có thể lây bệnh.

Như vậy, HIV không dễ lây như nhiều người nghĩ. Việc sinh hoạt, ăn uống chung, tiếp xúc không làm lây nhiễm căn bệnh này. Với trường hợp này, bác sĩ Hưng cho biết điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là không cần thiết.

Khi có nguy cơ lây nhiễm thực sự, người dân mới nên dùng thuốc điều trị phơi nhiễm bởi các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Các thuốc điều trị kháng virus HIV cũng không phải là ngoại lệ. Chúng có thể gây đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, nôn mửa, tổn thương gan…

Những con đường không lây nhiễm HIV

- Muỗi đốt: Virus HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi.

- Hôn: Các chất dịch trong cơ thể như nước bọt của người nhiễm HIV chỉ có một lượng virus rất nhỏ, không đủ để phá hủy cơ thể người.

- Các tiếp xúc thông thường: Virus HIV chỉ lây truyền qua đường máu vì vậy các tiếp xúc như cùng ǎn uống, mặc chung quần áo, hắt hơi, bơi chung bể bơi, dùng chung nhà vệ sinh... đều không bị nhiễm HIV.

Cách phòng tránh lây nhiễm HIV 

- Không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy 1 vợ 1 chồng.

- Nếu quan hệ với người chưa rõ có bị nhiễm HIV hay không cần thực hiện biện pháp tình dục an toàn để bảo vệ bản thân.

- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

- Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…

- Người phụ nữ bị nhiễm HIV không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con. Nếu muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

Phong Linh (tổng hợp)

Cộng đồng mạng tan chảy với hình ảnh tiếp viên Bamboo dỗ trẻ giúp mẹ bị mệt trên khoang máy bay

Thứ 2, 30/09/2019 | 15:14
Chỉ vài hình ảnh do hành khách chụp lại và chia sẻ trên mạng xã hội, các nữ tiếp viên của hãng hàng không đã khiến cho cộng đồng mạng “tan chảy” và không ngớt khen ngợi.

Mẹ chồng gây sốt mạng xã hội với mâm cơm cữ nấu cho con dâu

Thứ 2, 23/09/2019 | 16:41
Những hình ảnh về bữa cơm cữ vừa đẹp mắt vừa đủ đầy chất dinh dưỡng của cô Thanh Hà (ở Hà Nội) đang “làm mưa làm gió” mạng xã hội.

Đàn ong rơi "lả tả" trên vỉa hè sau động đất ở California khiến cư dân mạng tranh cãi

Thứ 3, 09/07/2019 | 19:45
Hàng ngàn con ong lảo đảo, tê liệt sau trận động đất ở California đã nổ ra những tranh cãi về sự nhạy cảm của côn trùng trước thảm họa.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Xử lý quảng cáo trái phép về dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:30
Ngày 10/5, Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở dịch vụ quảng cáo trái phép trên không gian mạng để làm đẹp bộ phận nhạy cảm.

Bệnh viện Trung ương Huế tri ân những người “làm dâu trăm họ” ngành y

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:26
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức toạ đàm nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ điều dưỡng -những người vẫn được ví “làm dâu trăm họ” của ngành y.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Vụ 19 SV tại Tp.HCM nhập viện: Xác minh nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:25
19 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tất cả các em đều ăn tối cùng một căng tin tại ký túc xá.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Thứ xưa cho lợn ăn nay “lên đời” thành đặc sản tiền tỷ chỉ dành cho giới siêu giàu

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:30
Có thời kỳ thứ thực phẩm này từng bị vứt bỏ hoặc lấy làm thức ăn cho lợn, nhưng đến nay đã nâng tầm thành đặc sản xa xỉ phẩm dành cho giới nhà giàu.

Hoảng hồn phát hiện người phụ nữ nằm gọn trong ngăn hành lý máy bay

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:26
Một hành khách trên chuyến bay của hãng Southwest Airlines (Mỹ) đã khiến những người đồng hành cùng bay bối rối, khi thấy cô đang nằm trong ngăn chứa đồ.

Tp.HCM: Xử lý quảng cáo trái phép về dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:30
Ngày 10/5, Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở dịch vụ quảng cáo trái phép trên không gian mạng để làm đẹp bộ phận nhạy cảm.

Anh nông dân cứ mỗi năm đút túi 10 tỷ đồng nhờ nuôi con đặc sản "chui rúc"

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:30
Tích cực nuôi loài cá đặc sản "chui rúc" theo phương pháp mới, một anh nông dân ở Nam Định nhẹ nhàng "bỏ túi" tiền tỷ mỗi năm.