Xét tuyển đại học bằng điểm học bạ, liệu có chuyện nhiều trường làm đẹp học bạ?

Xét tuyển đại học bằng điểm học bạ, liệu có chuyện nhiều trường làm đẹp học bạ?

Thứ 6, 22/07/2022 | 20:11
0
Điểm chuẩn xét học bạ của nhiều trường đại học năm nay tăng mạnh so với năm trước. Điều này khiến nhiều người lo ngại chuyện các trường làm đẹp học bạ.

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển như xét học bạ, xét tuyển theo quy định riêng, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực… Đáng chú ý, điểm chuẩn bằng phương thức xét học bạ của hầu hết các trường đều tăng khá cao so với năm trước.

Tính theo thang điểm 30, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có 3 ngành có mức điểm chuẩn vượt trần bao gồm Báo chí, Luật, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Cả 3 ngành đều có điểm chuẩn 30,5 điểm. Riêng chuyên ngành Văn hóa học - Văn hóa truyền thông cũng có điểm chuẩn 30 điểm.

Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có ngành lấy điểm chuẩn 29,75 điểm; Trường đại học Cần Thơ có tới 6 ngành có điểm chuẩn trên 29 điểm; một số chương trình đào tạo của Trường đại học Ngoại thương lấy điểm chuẩn học bạ 30-30,5 điểm (đã bao gồm điểm ưu tiên giải học sinh giỏi); Trường đại học Công nghiệp Hà Nội có điểm chuẩn học bạ lên tới 29,38 điểm...

Theo báo điện tử Đại đoàn kết, phân tích từ các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân điểm chuẩn học bạ năm 2022 của các trường đại học tăng là do số lượng hồ sơ nộp vào tăng, thí sinh có nhiều điểm cộng… Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác là điểm học bạ tăng cao; lượng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ngày càng nhiều,… nên điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ cũng tăng mạnh.

Trước tình trạng thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt phương thức xét học bạ, TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học – cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) nêu vấn đề: Nhiều trường hiện căn cứ vào kết quả học bạ để xét tuyển, song kết quả trong học bạ ở trường THPT có đáng tin cậy không hay đã được “làm đẹp”?

Theo Tuổi trẻ Online, đánh giá về việc có giúp học sinh "làm đẹp" học bạ hay không, ThS Ngô Phạm Hưng Thịnh, Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Nguyễn Du (Tp.HCM), cho rằng đâu đó chắc sẽ có tình trạng như vậy. Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng việc nâng điểm, nương nhẹ học sinh không phải vì thành tích hay mục đích cá nhân mà vì lương tâm, tình thương với học trò của mình.

"Ví dụ, tôi không nâng điểm cho học trò nhưng thầy cô khác làm như vậy, học sinh của mình thiệt thòi. Trong cái guồng như vậy, giáo viên sẽ cảm thấy tội cho học trò của mình nên phải nương nhẹ với học sinh. Từ đó, các thầy cô chạy đua với nhau. Cái này không phải vì thành tích mà đó là hệ quả của việc sử dụng kết quả học tập vào việc xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Điều này khiến giáo viên dạy cũng ức chế lắm", ông Thịnh cho biết.

Tương tự, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng, chính việc tính kết quả học tập bậc phổ thông vào xét tốt nghiệp THPT và xét đại học bằng học bạ khiến kết quả học tập của học sinh bị méo mó.

"Học sinh đậu đại học nhiều, trường phổ thông được tiếng vang. Giáo viên cũng muốn học sinh mình vào được đại học. Chính vì chưa có hệ thống đánh giá chung bậc phổ thông nên kết quả mỗi trường, của mỗi giáo viên không đồng nhất dẫn đến sự gian dối trong đánh giá. Thậm chí, có giáo viên cố tình ra đề khó để học sinh phải đi học thêm, sau đó điểm lại cao chót vót điều này làm cho học sinh nhận thức không đúng về năng lực của mình", ông Vinh nói.

Giáo dục - Xét tuyển đại học bằng điểm học bạ, liệu có chuyện nhiều trường làm đẹp học bạ?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Về vấn đề này, ThS Trần Nam, Trưởng Phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.HCM) lại có quan điểm, sử dụng điểm học bạ bậc THPT là phương thức xét tuyển tạo nguồn tuyển sinh tốt cho các trường, đồng thời tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.

Trước đây, các trường đại học sử dụng phương thức này còn ít nên chưa có hiện tượng "lạm phát" điểm chuẩn học bạ như năm nay.

"Nhiều điểm học bạ là thực chất, phản ảnh được năng lực thực thụ của học sinh. Tuy nhiên, không loại trừ hiện tượng nâng điểm, ưu ái trong khâu ra đề thi và chấm thi. Nếu năng lực thực sự của học sinh không tương xứng với điểm số và điều này là phổ biến thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục.

Trong xét tuyển, điểm ảo này sẽ tác động đến chất lượng đầu vào của các trường đại học. Bất kỳ trường đại học nào cũng muốn tuyển được thí sinh phù hợp nhất, có năng lực tốt nhất vào các ngành học. Thế nhưng, với hiện tượng này, các trường không thể biết được liệu thí sinh trúng tuyển có chất lượng như điểm số hay không.

Theo tôi, Bộ GD&ĐT tạo nên có đánh giá thấu đáo để đưa ra giải pháp phù hợp vì trong giáo dục, tính đúng và tính công bằng là tối quan trọng", ThS Trần Nam chia sẻ trên tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Hiện, có những thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30 theo phương thức xét học bạ nhưng vẫn… rớt đại học. Nói về vấn đề này PGS. TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ trên báo Đại đoàn kết, với những em đạt nhiều tiêu chí xét tuyển, các em nên tham gia xét hết, không bỏ qua phương thức nào. Việc tận dụng tối đa các phương thức xét tuyển sẽ giúp thí sinh có thêm nhiều cơ hội trúng tuyển vào ngành học phù hợp với bản thân thay vì chờ đợi vào duy nhất một phương thức xét tuyển.

Hiện tại, nhiều trường đã công bố mức điểm trúng tuyển bằng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau nhưng để chính thức đỗ vào các trường, thí sinh phải đỗ tốt nghiệp THPT và phải đăng ký xét tuyển lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian đăng ký từ hôm nay, 22/7 đến 17h ngày 22/8.

Quốc Tiệp (t/h)

 

Bộ GD&ĐT lên tiếng việc một số trường đại học yêu cầu xác nhận nhập học sớm

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:06
Việc một số trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm đang khiến phụ huynh, học sinh lo lắng.

123 thí sinh đầu tiên trúng tuyển vào Đại học Y Hà Nội

Thứ 6, 22/07/2022 | 10:33
Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố danh sách 123 thí sinh trúng tuyển đại học hệ chính quy diện tuyển thẳng và xét tuyển thẳng năm 2022.

Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao công bố điểm chuẩn xét tuyển

Thứ 5, 21/07/2022 | 16:23
Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao đã công bố ngưỡng điểm trúng tuyển có điều kiện ở các phương thức xét tuyển sớm trong năm 2022.
Cùng tác giả

Tin bão số 1 cập nhật mới nhất: Tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10

Thứ 7, 13/06/2020 | 09:34
Trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và có khả năng mạnh thêm.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc 2 dự án hàng không

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:02
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án sân bay phục vụ huấn luyện của e.KQ 920 tại Bình Thuận và hạ tầng, doanh trại tạm thời của e.KQ 920 tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa (Dự án e.920) và Dự án Cảng hàng không Phan Thiết.

Khóa chặt nguy cơ lây bệnh bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để trong nước

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 6/4/2020.

Quy định giá mua điện mặt trời

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, quy định giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm về phòng, chống COVID-19

Thứ 2, 06/04/2020 | 21:33
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.