Xem xét cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh thành

Xem xét cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh thành

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 22/10/2021 | 11:11
0
Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế.

Sáng 22/10, tiếp tục phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong việc thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 26, Thông báo số 55 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 45 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng; Nghị quyết số 54 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị quyết số 58 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá.

Tiêu điểm - Xem xét cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh thành

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng với 6 cơ chế chính sách, tỉnh Thừa Thiên Huế 6 cơ chế chính sách, tỉnh Nghệ An 6 cơ chế chính sách và tỉnh Thanh Hóa 8 cơ chế chính sách.

Cụ thể, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp; thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách Tỉnh, Thành phố được hưởng theo phân cấp.

Đối với thành phố Hải Phòng, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Nghệ An: Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Nghệ An không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu của hàng hóa xuất, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu), nhưng không vượt quá tổng số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu so với thực hiện thu năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu, để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của địa phương.

Đối với tỉnh Thanh Hóa: Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho Tỉnh không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Về định mức chi thường xuyên, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.

Dự thảo cũng đề xuất cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quỹ được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác; không sử dụng ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế để hỗ trợ Quỹ.

Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cũng quy định một số cơ chế đặc thù về thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn; quản lý đất đai và quản lý sử dụng rừng; quản lý quy hoạch; thu từ xử lý nhà, đất…

Tiêu điểm - Xem xét cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh thành (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường.

Trình bày các Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, Ủy ban Tài chính ngân sách nhất trí ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế để thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị nhằm tạo cơ chế huy động nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương này.

Đồng thời, cơ bản nhất trí với quy định về hiệu lực thi hành áp dụng từ ngày 1/1/2022 và có thời hạn 5 năm. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị quy định thời hạn thực hiện thí điểm các cơ chế đặc thù này chỉ đến hết năm 2025 để bảo đảm phù hợp với kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Đa số ý kiến nhất trí với Dự thảo Nghị quyết và cho rằng, quy định này góp phần tạo dư địa để thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế có thể huy động tối đa nguồn lực, thúc đẩy đột phá trong phát triển.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc nâng mức trần tổng dư nợ vay, vì thực tế hiện nay, các địa phương trên chưa vay được hết mức trần theo quy định hiện hành và trong giai đoạn 2021-2025 tổng mức bội chi ngân sách của các địa phương chỉ là 0,3% GDP.

Về ngân sách trung ương bổ sung, đối với thành phố Hải Phòng, có ý kiến cho rằng, quy định điều kiện được hưởng khi “ngân sách trung ương không hụt thu” là chưa bảo đảm thống nhất với cơ chế mà thành phố Hải Phòng đang thực hiện theo Nghị định 89/2017/NĐ-CP.

Dự thảo Nghị quyết quy định “Trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố này thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị”.

Luật Kinh doanh bảo hiểm sau 20 năm có nhiều bất cập cần sửa đổi

Thứ 6, 22/10/2021 | 08:57
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính việc ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm là cần thiết, với 4 lý do.

Bộ trưởng Tô Lâm nói về "tính cần thiết" của Luật Cảnh sát cơ động

Thứ 5, 21/10/2021 | 18:59
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV vào chiều 21/10, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Khắc phục những bất cập sau 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ

Thứ 5, 21/10/2021 | 17:49
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ lần này là yêu cầu cấp thiết.
Cùng tác giả

Cần đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Tập trung điều trị người bệnh vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:07
Số người bị ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai tăng liên tục, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục tập trung, huy động các thầy thuốc giỏi, xử trí, cứu chữa kịp thời người bệnh.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Y tế cơ sở là trụ cột của hệ thống y tế

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:21
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, đại bộ phận cán bộ y tế cơ sở đang không ngừng làm việc để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của người dân.

Người mẹ sững sờ khi biết mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con của chị Nguyên bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi…

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ, xử nghiêm sai phạm cơ sở bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:31
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai.
Cùng chuyên mục

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.