WB: Việt Nam cần sớm tận dụng cơ hội phát triển thương mại xanh

WB: Việt Nam cần sớm tận dụng cơ hội phát triển thương mại xanh

Nguyễn Lê Tùng Phong
Thứ 6, 14/01/2022 | 06:00
0
Trong báo cáo Điểm lại tháng 1/2022, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho rằng Việt Nam cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do nhằm thúc đẩy thương mại xanh.

Ngày 13/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo Điểm lại tháng 1/2022, với chủ đề “Những thách thức và cơ hội đối với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam”. Buổi lễ công bố báo cáo có sự tham gia và trình bày của ông Jacques Morisset và bà Dorsati Madani - lần lượt là Chuyên gia Kinh tế trưởng và Chuyên gia Kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam.

Bà Dorsati Madani nhận định: Đối mặt với cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 trong năm qua, chính sách tài khóa mới hỗ trợ được khoảng 1,8% GDP trong 10 tháng năm 2021 so với tổng mức kế hoạch 2,5% GDP. Với giả định đại dịch được kiểm soát cả trong nước và quốc tế, WB đưa ra dự đoán sơ bộ rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm 2022, tuy vẫn ẩn chứa một số rủi ro nghiêm trọng trong ngắn và trung hạn.

WB khuyến nghị Việt Nam đẩy mạnh hỗ trợ tài khóa, nỗ lực xử lý tác động xã hội của đại dịch và xử lý nghị trình cải cách khu vực tài chính.

Kinh tế vĩ mô - WB: Việt Nam cần sớm tận dụng cơ hội phát triển thương mại xanh

Các biện pháp tài khóa trong năm 2020 và 2021 của Việt Nam. 

Tại sự kiện, ông Jacques Morisset trình bày nghiên cứu của WB về mối quan hệ giữa xuất khẩu của Việt Nam với môi trường và các nguy cơ khí hậu, cùng với đó là các cơ hội và lợi thế của Việt Nam khi phát triển sản phẩm xanh và thương mại xanh. 

Theo dự báo của WB, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hai nhóm ngành xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam - công nghiệp và nông nghiệp - cũng như cơ sở hạ tầng vận tải và logistic liên quan đến thương mại.

Sản lượng lúa của Việt Nam có thể giảm 5-23% vào năm 2040. Nếu mực nước biển dâng cao 100 cm, 4% hệ thống đường sắt quốc gia, trên 9% đường quốc lộ cao tốc và khoảng 12% tỉnh lộ dự kiến sẽ bị ảnh hưởng, với Đồng bằng sông Cửu Long thiệt hại trầm trọng nhất.

Ngược lại, về ảnh hưởng tới môi trường của các mặt hàng xuất khẩu, sản xuất lúa và chăn nuôi là nguồn phát thải nông nghiệp chính, trong khi phát thải từ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu công nghiệp ở mức độ doanh nghiệp chủ yếu đến từ phát thải gián tiếp -  mua điện, hơi, tạo nhiệt và làm mát. Nông nghiệp đóng góp 33% phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010.

Chính sách môi trường của Việt Nam và các quốc gia khác trong tương lai có thể tạo ra một số ảnh hưởng nhất định đến thương mại hàng hóa của Việt Nam. Các khu công nghiệp tập trung vốn FDI đóng góp khoảng 30% tổng sản lượng công nghiệp, trên 70% kim ngạch xuất khẩu, và khoảng 25% tổng lượng phát thải khí CO2 hàng năm của Việt Nam. 

Kinh tế vĩ mô - WB: Việt Nam cần sớm tận dụng cơ hội phát triển thương mại xanh (Hình 2).

Kim ngạch và tỉ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa môi trường của Việt Nam.

Khi các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU và Mỹ dần yêu cầu quy trình sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp này sản xuất hàng xuất khẩu cũng sẽ cần chuyển đổi quy trình hoặc chịu rủi ro để vốn đầu tư chảy sang các quốc gia cạnh tranh hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực dệt may chủ đạo của Việt Nam, Nike đang triển khai sáng kiến giảm 65% mức phát thải - một động thái có thể ảnh hưởng đến hơn 100 nhà cung cấp cho Nike tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi xanh trong sản xuất và thương mại cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam. Hiện tại, thương mại sản phẩm năng lượng tái tạo của Việt Nam đã cho thấy hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa môi trường đã tăng từ 18,1 triệu USD năm 2002 lên 6,5 tỷ USD năm 2020, đứng thứ ba trong Đông Nam Á.

WB cho rằng Việt Nam nên nắm bắt cơ hội liên quan đến các hiệp định thương mại tự do và cơ hội tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu nhằm đẩy mạnh sản xuất sản phẩm cho phát triển bền vững, cũng như phát triển năng lượng tái tạo. Các chính sách phi thuế quan liên quan đến hàng hóa môi trường cũng cần được rà soát và chỉnh sửa sao cho hài hòa với thông lệ quốc tế và các hiệp định thương mại. 

Việt Nam cần làm gì để thoát bẫy thu nhập trung bình?

Thứ 6, 07/01/2022 | 11:01
Trong báo cáo mới xuất bản, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra nhiều khuyến nghị toàn diện về cải cách thể chế cho Việt Nam để đưa đất nước vào quỹ đạo mong muốn.

WB cho Việt Nam vay ưu đãi hơn 221 triệu USD nhằm phục hồi kinh tế

Thứ 2, 27/12/2021 | 18:05
Khoản vay trị giá 221,5 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ được giải ngân trực tiếp vào ngân sách để phục vụ phục hồi kinh tế và tăng trưởng bao trùm.

"Việt Nam phải chịu cú sốc kinh tế lớn nhất trong vòng 50 năm qua"

Chủ nhật, 05/12/2021 | 10:47
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, đại diện WB cho rằng đây là thời điểm tốt để Việt Nam xem xét cải cách thuế nhằm hỗ trợ tham vọng trở thành nước thu nhập cao.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Thu 5.300 tỷ đồng từ đất trong 5 tháng đầu năm

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:52
Các khoản thu từ đất giúp Thanh Hóa ghi nhận khoảng 5.300 tỷ đồng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2024.

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.