Vương quốc Anh tính giáng thêm “đòn” vào niềm tự hào của Nga

Thứ 2, 08/01/2024 | 14:36
0
Chương trình uranium của Anh có thể cung cấp nhiên liệu lò phản ứng cho phần còn lại của thế giới và nhằm loại Nga khỏi thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu.

Vương quốc Anh sẽ đầu tư 300 triệu Bảng (381 triệu USD) vào việc sản xuất loại nhiên liệu chuyên dụng để cung cấp năng lượng cho thế hệ lò phản ứng hạt nhân tiếp theo với hy vọng đây sẽ là một “đòn giáng” nữa vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, trang iNews (Anh) đưa tin hôm 7/1.

Theo tờ báo Anh, khoản tài trợ của Chính phủ sẽ hỗ trợ sản xuất nhiên liệu uranium nghèo cấp độ cao (HALEU) – loại nhiên liệu được dùng cho hầu hết các lò phản ứng tiên tiến và hiện mới chỉ được một công ty duy nhất của Nga cung cấp trên quy mô thương mại.

Chương trình HALEU của Anh có thể cung cấp nhiên liệu lò phản ứng cho phần còn lại của thế giới và giúp cô lập hơn nữa Moscow, bà Claire Coutinho, người đứng đầu Bộ An ninh Năng lượng và Trung hòa Carbon Anh (DESNZ), cho biết. Nga đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nặng nề của phương Tây kể từ khi ông Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Thêm 10 triệu Bảng Anh (12,7 triệu USD) nữa cũng sẽ được cung cấp để phát triển các kỹ năng và địa điểm sản xuất nhiên liệu hạt nhân tiên tiến khác ở Anh, DESNZ cho biết.

Thế giới - Vương quốc Anh tính giáng thêm “đòn” vào niềm tự hào của Nga

Nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C đang vận hành, gần Bridgwater, Vương quốc Anh. Ảnh: Bloomberg

Thông qua những khoản đầu tư này, Vương quốc Anh hy vọng khả năng làm giàu uranium và sản xuất nhiên liệu nội địa ở vùng Tây Bắc sẽ giúp đảm bảo nguồn cung nhiên liệu hạt nhân trong nước lâu dài và hỗ trợ các đồng minh quốc tế.

“Chúng tôi đã đứng lên chống lại ông Putin trên thị trường dầu khí và tài chính, chúng tôi sẽ không để ông ấy tống tiền chúng tôi về nhiên liệu hạt nhân”, Bộ trưởng Coutinho cho biết. 

“Anh đã mang đến cho thế giới nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đang hoạt động và bây giờ chúng tôi sẽ là quốc gia đầu tiên ở châu Âu ngoài Nga sản xuất nhiên liệu hạt nhân tiên tiến. Điều này sẽ rất quan trọng đối với an ninh năng lượng trong và ngoài nước và được xây dựng dựa trên lợi thế cạnh tranh lịch sử của Anh”, bà Coutinho nói.

Vị Bộ trưởng cũng cho biết việc đầu tư vào thế hệ năng lượng hạt nhân tiếp theo sẽ giúp Vương quốc Anh chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 bằng cách cung cấp năng lượng nội địa sạch và giá cả phải chăng.

Các lò phản ứng mô-đun tiên tiến nhỏ hơn, có thể được sản xuất tại các nhà máy và có thể thay đổi cách xây dựng các nhà máy điện bằng cách giúp việc xây dựng nhanh hơn và ít tốn kém hơn. Nhà máy đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu những năm 2030.

DESNZ cho biết khoản đầu tư 300 triệu Bảng được công bố hôm 7/1 được xây dựng dựa trên nỗ lực của Anh nhằm loại Nga khỏi thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu.

Thế giới - Vương quốc Anh tính giáng thêm “đòn” vào niềm tự hào của Nga (Hình 2).

Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới do Rosatom của Nga phát triển, năm 2019. Ảnh: New Straits Times

Nga thừa hưởng ngành năng lượng hạt nhân từ Liên Xô và tự hào khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới được khánh thành vào năm 1954 tại thị trấn Obninsk, cách thủ đô Moscow khoảng 100 km về phía Tây Nam.

Danh sách tài sản hạt nhân của Nga bao gồm các tàu phá băng mạnh nhất thế giới, chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chương trình phát triển điện hạt nhân quy mô lớn của nước này đảm bảo sự phát triển tự nhiên cho ngành và cung cấp việc làm cho các chuyên gia có trình độ cao không chỉ trong “gã khổng lồ” năng lượng nguyên tử thuộc sở hữu nhà nước Rosatom mà còn trong các lĩnh vực khác, như kỹ thuật máy móc và xây dựng.

Trên toàn cầu, Rosatom là công ty số 1 về làm giàu uranium và đứng thứ 3 về sản xuất uranium và chế tạo nhiên liệu, theo báo cáo thường niên năm 2022 của Tập đoàn Nga.

Điều này không chỉ giúp dòng tiền của ông Putin được luân chuyển mà còn khiến một số quốc gia phương Tây phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu nguyên tử của Moscow có nguy cơ bị “mất điện” nếu Tổng thống Nga quyết định cắt đứt nguồn cung.

Minh Đức (Theo iNews, Globalaffairs.ru)

Mỹ thừa nhận vẫn mua mặt hàng này từ Nga dù biết rủi ro

Thứ 4, 08/11/2023 | 13:36
Sự phụ thuộc của Mỹ vào Nga về nhiên liệu hạt nhân đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các mục tiêu an ninh quốc gia và hơn thế nữa.

Mỹ và châu Âu khó từ chối mặt hàng đang giúp làm “đầy túi” cho Nga

Thứ 5, 10/08/2023 | 15:44
Sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân Nga dự kiến sẽ tăng lên khi các quốc gia triển khai các lựa chọn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Ông Putin cảnh báo kịch bản Anh cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine

Thứ 4, 22/03/2023 | 10:24
Nga sẽ coi đạn xe tăng mà Anh dự định cung cấp cho Ukraine là vũ khí chứa "thành phần hạt nhân", Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/3 tuyên bố.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

"Nóng" ở Kharkiv: Ukraine thừa nhận không thể ngăn đà tiến của Nga

Thứ 7, 11/05/2024 | 13:45
Đêm 10 tháng 5, Nga tấn công dữ dội ở Kharkiv. Các nguồn tin quân sự Ukraine thừa nhận việc mất nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn.

Ukraine mất thêm một hệ thống S-300 PT ở hướng Donetsk

Thứ 7, 11/05/2024 | 10:30
Khoảnh khắc hệ thống phòng không tầm xa S-300 PT của Ukraine bị tấn công đã được ghi lại và công khai.

Gã khổng lồ Lukoil Nga có động thái mới với nhà máy lọc dầu ở Bulgaria

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Nhà máy lọc dầu của Lukoil ở Bulgaria có khả năng nhập khẩu và chế biến nhiều loại dầu thô khác nhau, nhưng tối ưu nhất là dầu thô Urals từ Nga.

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.
     
Nổi bật trong ngày

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Gã khổng lồ Lukoil Nga có động thái mới với nhà máy lọc dầu ở Bulgaria

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Nhà máy lọc dầu của Lukoil ở Bulgaria có khả năng nhập khẩu và chế biến nhiều loại dầu thô khác nhau, nhưng tối ưu nhất là dầu thô Urals từ Nga.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.