Vụ gian lận thi tại Sơn La:

Vụ gian lận thi tại Sơn La: "Nói các thí sinh vô can là không có cơ sở"

Hà Công Luân
Thứ 7, 01/06/2019 | 10:15
4
Bên lề hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu bày tỏ sự chậm trễ trong việc xử lý gian lận thi cử ở các địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, vấn đề gian lận thi THPT Quốc gia 2018 nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu. Nhất là khi việc xử lý những cán bộ, phụ huynh còn chậm trễ. PV đã có cuộc trao đổi với ĐB Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) để nắm rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của cử tri, cũng như mong muốn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sắp tới.

Giáo dục - Vụ gian lận thi tại Sơn La: 'Nói các thí sinh vô can là không có cơ sở'

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đoàn Bến Tre.

Việc xử lý vụ gian lận thi cử xảy ra tại một số địa phương ở kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 có ý kiến cho rằng còn chậm. Ông đánh giá ra sao về việc này?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Tôi khẳng định rằng cử tri và nhân dân cả nước rất bức xúc về tốc độ xử lý của các cơ quan có thẩm quyền. Dĩ nhiên, trong thời gian vừa qua, chúng ta cũng đã khởi tố thêm, cũng có phát hiện ra một số tình tiết quan trọng nữa. Tôi lấy ví dụ như lời khai của Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La nói rằng ông Giám đốc là người chỉ đạo.

Thậm chí, còn có việc đem bài thi về tận nhà để sửa chữa. Điều đó có nghĩa là các thí sinh tự tham gia vào quá trình đó. Vì vậy, những người bảo vệ cho rằng các thí sinh vô can là không có cơ sở. Tốc độ xử lý như thế là chưa được, cần phải đẩy nhanh tốc độ và phải xử lý thật nghiêm vì việc này xảy ra đã hàng năm trời rồi, sắp đến mùa thi khác rồi mà cái tồn tại của mùa thi trước không xử lý được thì việc xem xét để rút kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề của mùa thi tới như thế nào? Thứ 2, cử tri cũng lo ngại khả năng để lâu thì không xử lý được ai cả.

Vậy theo ông việc xử lý chậm như thế này thì trách nhiệm chính thuộc về ai?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Trách nhiệm chính đầu tiên phải thuộc về cấp ủy và chính quyền các địa phương, tiếp đó là sự đôn đốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thứ 3 là các cơ quan pháp luật, trong đó có Bộ Công an phải chỉ đạo công an các tỉnh vì bây giờ chúng ta đưa vào quá trình điều tra rồi, có sự chỉ đạo đưa vào quá trình điều tra rồi, vậy tại sao lại chậm chạp? Tại sao không khẩn trương khởi tố để xử lý? Tôi nghĩ rằng việc này có gì phức tạp đâu? Đặc biệt quá trình thi cử là một quá trình khép kín, số lượng người tham gia vào quá trình đó không nhiều, vậy có gì mà phức tạp. Tôi cũng là một trong những người tổ chức thi, chúng tôi rất biết câu chuyện đó.

Ông đánh giá như thế nào về tác động của vụ việc tới tâm lý của học sinh và phụ huynh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Thực ra dư luận muốn có niềm tin rằng con em họ khi vào cuộc thi này được thi đấu sòng phẳng, được quan tâm như nhau. Ở đây có vấn đề bất bình đẳng, bất công trong việc đánh giá trình độ con người và bất công trong việc đánh giá đạo đức, phẩm chất của học sinh liên quan đến sự can thiệp một cách thô bạo của các cơ quan công quyền, của những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục, công an và các cán bộ tham gia trong vụ việc và của một số các thành viên trong gia đình, sử dụng mối quan hệ thân hữu và tiền bạc để bóp méo kết quả thi cử, bôi đen hệ thống giáo dục Việt Nam, ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục Việt Nam trên thế giới.

Tôi cho rằng những hậu quả rất lớn, rất lâu dài, xử lý vụ việc của một số người chẳng qua chỉ là bài học cảnh tỉnh, xử lý về mặt tình thế còn để khôi phục niềm tin cho người dân, để người ta tin rằng con em họ sẽ được đối xử đàng hoàng, tử tế, công bằng là việc cần phải làm và phải làm trong một thời gian dài.

ĐB Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An): Tôi thấy nếu chúng ta đổ lỗi hết sự việc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 cho bộ GD&ĐT thì cũng nên có nhìn nhận khách quan việc còn có cả trách nhiệm của chính quyền địa phương bởi đó là sự phối hợp giữa Bộ với các địa phương, Bộ này có kế hoạch, có chương trình, có cách thức để hướng dẫn, phối hợp cho các địa phương để tổ chức kỳ thi. Do đó, có trách nhiệm của địa phương mà chúng ta thấy cụ thể là những người hiện cơ quan điều tra đã có kết luận vi phạm có những người ở địa phương, những người trực tiếp tổ chức kỳ thi, trong đó có những người có chức vụ lãnh đạo. Qua sự việc này, tất nhiên bộ GD&ĐT cũng phải lấy đây là bài học, phải có trách nhiệm. Tuy nhiên, đừng thấy như thế mà đổ lỗi hết cho bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT trong thời gian qua cũng đã cố gắng rất nhiều rồi, chúng ta cũng phải nhìn nhận như vậy. 

 

Ông Mai Sỹ Diến - Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá: Bộ có trách nhiệm trong việc để xảy ra lỗ hổng trong quy trình tổ chức thi. Quy trình tổ chức thi do Bộ đề ra có liên quan đến tính bảo mật, nhưng nếu những người tham gia thực hiện cố tình làm sai một cách có tổ chức, hệ thống thì việc bảo mật không thể đảm bảo được.

Phải nhìn nhận khách quan rằng, những sai phạm mang tính hệ thống, có tổ chức là rất khó phát hiện. Bộ GD&ĐT khi nắm bắt được vấn đề này đã rất có trách nhiệm khi nhanh chóng báo cáo Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo kịp thời. Bộ cũng kịp thời vào cuộc cùng với ngành Công an để xác minh sai phạm, đưa ra ánh sáng và xử lý nghiêm minh. Song song với đó, ngành giáo dục đã tập trung làm rõ, tìm ra nguyên nhân, những lỗ hổng trong quy trình tổ chức thi và có các thay đổi cụ thể trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay

 

Giữa tâm bão chạy điểm, Sơn La đổi Trưởng ban Chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Thứ 7, 01/06/2019 | 06:17
Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La Phạm Văn Thủy do bị thiếu tín nhiệm từ dư luận xã hội nên đã bị thay bởi một người khác để đóng vai trò là Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2019.

Bộ Công an: Chưa đủ căn cứ xác minh việc đưa – nhận 1 tỷ trong vụ gian lận thi cử Sơn La

Thứ 6, 31/05/2019 | 19:24
Đại diện bộ Công an cho biết, các vụ gian lận thi cử tại Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang đang trong quá trình điều tra, tiếp tục hoàn tất hồ sơ để có thể sớm đưa ra xét xử.

Vụ nâng điểm thi ở Sơn La: Các thí sinh đã khai nhận gì?

Thứ 6, 31/05/2019 | 14:00
Liên quan đến vụ nâng điểm thi ở Sơn La, hiện đã có 11 trường hợp thí sinh khai nhận trực tiếp chuyển thông tin cá nhân, 10 trường hợp phủ nhận hoặc vắng mặt tại địa phương nên chưa thể xác minh.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm học 2024-2025

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:07
Ngày 8/6 và 9/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội được tổ chức. Kỳ thi năm nay được đánh giá có tính cạnh tranh rất cao.