Nỗi đau Vinachem

Nỗi đau Vinachem

Thứ 5, 16/02/2017 | 15:53
0
Vinachem muốn tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng để giảm bớt gánh nặng vay nợ và cải thiện tình hình kinh doanh, qua đó đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa Công ty mẹ và tái cơ cấu cả Tập đoàn.
Kinh doanh - Nỗi đau Vinachem

 Hai dự án Đạm Ninh Bình và Phân đạm Hà Bắc biến Vinachem từ tập đoàn lãi nghìn tỷ thành “cục nợ” của Bộ Công thương. Ảnh: Nhà máy Đạm Ninh Bình

 
Tăng vốn thêm 5.000 tỷ đồng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa có công văn gửi Bộ Công thương và Bộ Tài chính báo cáo về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp. Theo Vinachem, quy mô của Tập đoàn được tăng lên rõ rệt song năng lực tài chính vẫn còn hạn chế.

Vốn điều lệ được Chính phủ phê duyệt tại Nghị định 190/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 là 16.000 tỷ đồng. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ đến thời điểm cuối tháng 6/2016 mới chỉ là 13.818 tỷ đồng, tức là vẫn thiếu khoảng 2.200 tỷ so với mức được phê duyệt, dẫn đến khó khăn cho nguồn vốn trả nợ và triển khai dự án đầu tư.

Vinachem cho hay tình hình thị trường không thuận lợi và lượng vốn của các doanh nghiệp con khi thực hiện cổ phần hóa là tương đối lớn, nên khó tìm được cổ đông chiến lược, khiến tỷ lệ nắm giữ của Vinachem tại nhiều đơn vị sau cổ phần hóa vẫn còn ở mức cao. 

Theo đó, Vinachem trình Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu như sau: Thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất giai đoạn 2017-2019, Nhà nước nắm từ 51-65% vốn điều lệ, tiến hành tái cơ cấu Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, thoái hết vốn khỏi 5 doanh nghiệp (CTCP Xà Phòng Hà Nội; CTCP Sơn tổng hợp Hà Nội; CTCP Pin-Ắc quy Vĩnh Phú; CTCP DAP số 2 Vinachem; CTCP XNK miền Nam)

Đồng thời bán bớt vốn nhằm giảm tỷ lệ nắm giữ của Tập đoàn xuống mức 51% tại 8 đơn vị: CTCP Hơi Kỹ nghệ Que hàn; CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; CTCP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao; CTCP Phân bón miền Nam; CTCP Phân bón Bình Điền; CTCP Phân lân nung chảy Văn Điển; CTCP Hóa chất Việt Trì; CTCP Hóa chất cơ bản miền Nam.

Song song với quá trình cổ phần hóa Công ty mẹ, Vinachem đề nghị tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng so với hiện nay. Đây không phải lần đầu tiên đơn vị này đề xuất tăng vốn.

Trong công văn số 1202 gửi Bộ Công thương và Bộ Tài chính ngày 05/09/2016, Vinachem cũng kiến nghị hai Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn điều lệ từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Trung ương.

Áp lực nợ vay

Một trong những nguyên nhân khiến Vinachem liên tục đề nghị tăng vốn là bởi khối lượng vay nợ tài chính của Tập đoàn này đã chạm ngưỡng báo động, tập trung chủ yếu cho hai dự án Đạm Ninh Bình và Phân đạm Hà Bắc. Tính đến cuối năm 2015, vay tín dụng ngắn và dài hạn của Vinachem đã lên tới 18.670 tỷ đồng, gần gấp đôi vốn điều lệ tại thời điểm này (10.888 tỷ đồng). 

Trong đó Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc – đơn vị vận hành Nhà máy Phân đạm Hà Bắc trực tiếp vay ngắn hạn 776 tỷ đồng và vay dài hạn 6.700 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình trực tiếp vay ngắn hạn 1.563 tỷ đồng, bên cạnh đó, Vinachem cũng đứng ra vay thêm 8.075 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để đầu tư vào dự án nhà máy Đạm Ninh Bình.

Mặc dù dồn phần lớn nguồn lực vào hai doanh nghiệp này, song kết quả mang lại chắc chắn không thể khiến đội ngũ lãnh đạo Vinachem hài lòng. Đạm Ninh Bình kể từ khi đi vào vận hành năm 2012 đến nay đều thua lỗ, năm 2016 dự kiến lỗ khoảng 1.078 tỷ đồng.

Lũy kế, doanh nghiệp này lỗ tổng cộng hơn 3.300 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ là 2.500 tỷ đồng. Cơ quan quản lý vẫn đang đắn đo giữa hai phương án: cho dừng hoạt động hay tiếp tục sản xuất. Nếu tiếp tục sản xuất, nhà máy đạm có vốn đầu tư 12.000 tỷ này sẽ thua lỗ khoảng 1.200 tỷ năm 2017.

Trong khi đó, dự án Nhà máy Phân đạm Hà Bắc giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng mới chỉ sau 2 năm hoạt động cũng đã thua lỗ lên đến hơn 1.500 tỷ đồng, cùng với Đạm Ninh Bình góp mặt trong danh sách 7 dự án thua lỗ nghìn tỷ trực thuộc Bộ Công thương vừa bị Chính phủ nêu tên.

Việc hai dự án với tổng mức đầu tư lên tới hơn 22.000 tỷ đồng thua lỗ thảm hại biến Vinachem từ một đơn vị kinh tế “ăn nên làm ra” trở thành một cục nợ của Bộ Công thương. 6 tháng đầu năm 2016, Vinachem hợp nhất lỗ sau thuế 204 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ lỗ tới 477 tỷ đồng.

Tính cả năm 2016, Tập đoàn này dự tính số lỗ có thể lên tới 906 tỷ đồng, con số kỷ lục nếu biết rằng trước đây Vinachem ghi nhận hàng nghìn tỷ đồng tiền lãi mỗi năm (năm 2013 lãi sau thuế 2.086; năm 2014 lãi 1.957 tỷ đồng; năm 2015 lãi 1.467 tỷ đồng).

Tình hình khó khăn tại Vinachem là không thể phủ nhận. Tập đoàn này trong công văn số 1202 (nêu trên) đã kiến nghị 14 giải pháp mang tính cấp thiết. Ngoài đề xuất tăng vốn còn đề nghị chuyển 2.700 tỷ đồng vốn vay Ngân hàng Phát triển tại dự án Đạm Ninh Bình thành ngân sách cấp phát trực tiếp, đồng thời đề xuất khoanh, giãn hơn 10.000 tỷ đồng vay nợ các ngân hàng trong và ngoài nước tại hai dự án Đạm Ninh Bình và Phân đạm Hà Bắc.

Nghi Điền

Cùng tác giả

Lộ diện “ông lớn” thâu tóm Tổng công ty Licogi

Thứ 5, 24/08/2017 | 07:00
Nếu mua lại thành công phần vốn nhà nước từ SCIC, nhóm Công ty Khu Đông – Gia Cường sẽ sở hữu tới 98% Tổng công ty Licogi.

Sai phạm nghìn tỷ ở các dự án BOT, "ông trùm" thu phí CII nói gì?

Thứ 5, 24/08/2017 | 06:00
CII khẳng định sẽ không bị truy thu số tiền hơn 1.400 tỷ đồng sai phạm tại dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội như một số tin đồn trên thị trường.

CII sai phạm nghìn tỷ tại các dự án BOT ra sao?

Thứ 4, 23/08/2017 | 06:00
UBND TP. HCM nhiều lần chỉ định CII làm chủ đầu tư các dự án BOT lớn. Những dự án này chiếm phần nhiều số tiền sai phạm bị kiến nghị xử lý bởi Thanh tra Chính phủ.

Mức giá nào cho “đại gia” xăng dầu Thanh Lễ?

Thứ 7, 19/08/2017 | 06:50
Doanh thu liên tục sụt giảm cùng dấu hỏi lớn về hiệu quả kinh doanh phần nào giảm bớt sự hấp dẫn của Thalexim trong mắt nhà đầu tư.

Đại gia 9X Vĩnh Phúc mang tiền đi làm đường, lập trạm BOT Cai Lậy

Thứ 6, 18/08/2017 | 09:50
Các pháp nhân trong liên danh đầu tư dự án đường tránh Cai Lậy đều là những ông lớn ít nhiều có tiếng trong ngành cầu đường.
Cùng chuyên mục

Vuốt tắt app trên iPhone là vô ích, chỉ thêm tốn pin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:36
Trong tài liệu hỗ trợ được cập nhật gần đây, Apple nêu rất chi tiết về thời điểm người dùng cần đóng ứng dụng: “Bạn chỉ nên đóng một app nếu nó không phản hồi”.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Eximbank biến động thượng tầng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:53
HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) của Eximbank có 7 thành viên, với Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Cảnh Anh.

Chủ tịch VietinBank: Chúng tôi tự tin về chất lượng tín dụng hiện nay

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:38
Theo ông Trần Minh Bình, mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản và nguồn vốn theo dự kiến 2024 là mức thấp nhất, VietinBank sẽ cố gắng thực hiện cao hơn.
     
Nổi bật trong ngày

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.