Vì sao Việt Nam không hứng chịu "bão giá" mạnh như trên thế giới?

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 29/03/2022 | 19:29
0
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2022 khá thấp (1,92%), nước ta đã vượt qua "bão giá" của khu vực và trên thế giới.

Lạm phát của Việt Nam được kiểm soát tốt

Các nước trên thế giới đang đối diện với tình trạng lạm phát tăng cao, nhất là tình trạng giá xăng dầu biến động mạnh trong thời gian trước căng thẳng giữa Nga – Ukraine nhưng tại Việt Nam, nhìn chung mặt bằng giá vẫn được kiểm soát tốt.

Tại họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội Việt Nam quý I/2022 của Tổng cục Thống kê diễn ra sáng 29/3 cho thấy, trong quý I/2022, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020.

Lý giải về nguyên nhân này, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, có nhiều lý do dẫn tới điều này. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm nay là khá lớn.

Theo bà Oanh, trong quý I/2022, nền kinh tế trên toàn thế giới đang dần phục hồi khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, điều này khiến cho tổng cầu của thế giới tăng mạnh. Đồng thời, trong thời gian vừa qua, nhiều quốc gia cũng đã tung ra các gói hỗ trợ kích thích tăng trưởng, điều này khiến cho tổng cầu tăng nhanh hơn.

Theo đó, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu đặc biệt là xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng tăng mạnh và đẩy giá của hàng hoá lên, gây nên áp lực lạm phát cho các nước, bao gồm cả các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Anh,…

“Lạm phát của Việt Nam được kiểm soát tốt do nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa CPI khác nhau ở từng quốc gia. Chẳng hạn, dầu khí - vốn chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóa CPI của Mỹ và châu Âu tăng giá mạnh vì nhu cầu phục hồi và cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine.

Còn tại Việt Nam, lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóa CPI. Sản xuất và cung ứng lương thực, thực phẩm của Việt Nam vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân”, bà Oanh lý giải.

Kinh tế vĩ mô - Vì sao Việt Nam không hứng chịu 'bão giá' mạnh như trên thế giới?

Tại Việt Nam, lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóa CPI, do đó, lạm phát trong quý I/2022 được kiểm soát tốt (Ảnh: Hữu Thắng).

Dẫn chứng cụ thể, bà Oanh cho biết, giá thịt lợn đã giảm 2,72% so với tháng trước (làm CPI chung giảm 0,09 điểm phần trăm), trong đó khu vực thành thị giảm 3,11%; khu vực nông thôn giảm 2,45%. 

Giá thịt lợn giảm do quy luật tiêu dùng sau Tết Nguyên đán, giá trở về mức bình thường khi nguồn cung được đảm bảo. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý I ước tính đạt 1.041,6 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI giảm 0,23 điểm phần trăm. Giá thuê nhà ở giảm 15,14% so với cùng kỳ năm trước do nhiều hộ gia đình giảm giá hỗ trợ người thuê nhà trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm CPI giảm 0,07 điểm phần trăm.

Cũng theo lý giải của Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, một lý do khác là sự chủ động trong điều hành giá của Chính phủ trong thời gian qua.

Vị này nhận định các chính sách được ban hành kịp thời giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1/2; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

Công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá.

Áp lực lạm phát các tháng còn lại sẽ rất lớn

Tổng cục Thống kê nhận định, đến nay mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn. 

“Theo đánh giá của chúng tôi, áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm sẽ rất lớn. CPI tháng 3 tăng khá cao so với tháng 2, đi ngược với quy luật tháng sau Tết Nguyên đán sẽ giảm so với tháng trong Tết", bà Oanh nói.

Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân. 

Cùng với tác động của những gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các quý tiếp theo, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.  Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh. 

Kinh tế vĩ mô - Vì sao Việt Nam không hứng chịu 'bão giá' mạnh như trên thế giới? (Hình 2).

Bà Oanh cho rằng, với tốc độ tăng cao của giá xăng dầu như hiện nay chắc chắn sẽ tạo ra áp lực chi phí đẩy với nền kinh tế (Ảnh: Hữu Thắng).

Theo bà Oanh, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, trong bối cảnh hàng hóa thế giới tăng cao, rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi.

“Xăng dầu chiếm tỉ trọng không cao trong rổ hàng hóa CPI của Việt Nam, nhưng với tốc độ tăng cao như hiện nay, đà tăng chắc chắn sẽ tạo ra áp lực chi phí đẩy, bởi đó là nguyên liệu đầu vào cho hầu hết ngành công nghiệp”, bà nói và cho rằng, việc đạt mục tiêu lạm phát khoảng 4% của Quốc hội là một thử thách không dễ dàng.

Chính vì vậy, theo Tổng cục Thống kê, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt nhằm bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Đưa ra giải pháp, bà Oanh cho biết, Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới để kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam.

Đặc biệt, cần phải nhận định các mặt hàng nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay là trong dài hạn, để từ đó có giải pháp phù hợp. Kiểm soát giá nguyên liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

“Trong thời điểm áp lực lạm phát tăng rất cao thì không nên điều chỉnh tăng giá các dịch vụ y tế, giáo dục”, bà Oanh nói.

Đối với mặt hàng xăng dầu, bà Oanh cho rằng Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cần theo dõi sát xăng dầu, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho xăng dầu cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước. Giảm bớt sự lệ thuộc và tác động tiêu cực của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định phát triển kinh tế của đất nước.

“Cứ thử hình dung, một ngày Hà Nội không có xăng dầu, thì các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ bị đình trệ, xáo trộn như thế nào. Do đó, cho dù giá thế giới có tăng cao đến đâu thì trong nước cũng phải đảm bảo đủ nguồn cung ứng xăng dầu cho các hoạt động của nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu”, bà Oanh nhìn nhận.

Theo đánh giá của bà Oanh, từ 1/4/2022, giá xăng dầu trong nước sẽ được giảm thuế bảo vệ môi trường 50%, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp và người dân.

Xuất nhập khẩu khởi sắc, cán cân thương mại nghiêng về hướng xuất siêu

Thứ 3, 29/03/2022 | 13:06
Quý I/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%, nhập khẩu tăng 15,9%.

Trên đà phục hồi, doanh nghiệp lạc quan vào quý II/2022

Thứ 3, 29/03/2022 | 11:03
Trong quý I/2022, cả nước có gần 34.600 DN đăng ký thành lập mới và 25.600 DN quay trở lại hoạt động, đây là con số tăng cao nhất trong quý I từ trước đến nay.

GDP quý I/2022 tăng 5,03%

Thứ 3, 29/03/2022 | 09:59
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2022, các hoạt động kinh tế của hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Giảm thuế xăng dầu sẽ giúp giảm CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,67%

Thứ 5, 03/03/2022 | 19:59
Bộ Tài chính đã có đề xuất mức giảm thuế BVMT đối với xăng là 1.000 đồng, từ 4.000 xuống 3.000 đồng/ lít, dầu diesel giảm 500 đồng, còn 1.500 đồng/lít.
Cùng tác giả

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:33
Hiện nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều KCN như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án.

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.