Vì sao ở nhà cả ngày, đóng kín cửa vẫn có thể nhiễm Covid-19?

Vì sao ở nhà cả ngày, đóng kín cửa vẫn có thể nhiễm Covid-19?

Thứ 6, 20/08/2021 | 12:00
0
Nhiều người thắc mắc tại sao ở nhà một thời gian dài, không bước chân ra đường nhưng vẫn bị nhiễm Covid-19? Vậy nguồn lây bệnh là từ đâu?

Thực tế nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm Covid-19 có thể xuất phát từ việc chúng ta có những thói quen sinh hoạt hằng ngày không đảm bảo quy tắc phòng bệnh. Ngoài ra dù ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng không tránh khỏi những nguy cơ lây nhiễm như ra ngoài mua thực phẩm, hàng hóa, thuốc men,… hoặc do người nhà đi ra ngoài và đem virus về nhà.

Trên VietNamNet, TS.BS Võ Văn Hải, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, đã phân tích về những “cơ hội” nếu chúng ta không để ý và chủ quan sẽ dẫn đến sự việc là cho dù ở nhà nhưng cũng có thể bị nhiễm Covid-19.

“Có trường hợp thắc mắc: Tại sao tôi tuân thủ khuyến cáo 5K vẫn nhiễm Covid-19?. Nhưng bạn tuân thủ vào thời gian này, địa điểm này nhưng vào thời gian khác, nơi khác, bạn không thể nào kiểm soát chắc chắn mình đã tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K khi đi làm và khi ra đường trong thời gian dài trước khi quay về nhà. Ngoài ra, khi bạn đang tuân thủ 5K nhưng người kế bên bạn không tuân thủ thì bạn vẫn có thể có nguy cơ bị lây nhiễm mà không hay biết”, TS.BS Võ Văn Hải cho hay.

TS.BS Võ Văn Hải cho biết, có nhiều trường hợp F0 là các cụ già ở nhà trong thời gian dài, không ra đường, không tiếp xúc với người lạ nhưng cũng không tránh khỏi nguy cơ bị lây nhiễm.

Đời sống - Vì sao ở nhà cả ngày, đóng kín cửa vẫn có thể nhiễm Covid-19?

Nhiều trường hợp, cha, mẹ được xác định là F0 và sau đó, xét nghiệm con, cháu trong nhà mới biết họ cũng là F0. (Ảnh minh họa)

Một trong những nguyên nhân là do người nhà đi ra ngoài và đem virus về nhà. Ví dụ người cao tuổi chỉ ở trong nhà nhưng con, cháu họ đi chợ, đi làm,… và vô tình đem virus về. Người con, người cháu đã nhiễm Covid-19 nhưng do sức khỏe tốt nên chưa có triệu chứng. Trong khi đó, người cao tuổi bị lây và do hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền... các triệu chứng dễ xuất hiện trước.

“Nhiều trường hợp, cha, mẹ được xác định là F0 và sau đó, xét nghiệm con, cháu trong nhà mới biết họ cũng là F0 dù nguồn lây lại do từ con, cháu”, TS.BS Hải chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Hải, virus có trong mũi, họng của người bệnh. Khi F0 hắt hơi, thở… virus sẽ bị phát tán, dính trên tay chân và các bề mặt đồ vật. Tay chúng ta tiếp xúc với các đồ vật đó và đưa lên mặt cũng sẽ là nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, dù không ra ngoài đường nhưng khi bạn vào thang máy lấy thực phẩm hay vào môi trường kín, trong đó có F0 cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm.

“Bên cạnh đó, virus có thể nằm trên bề mặt thực phẩm và thời gian nó tồn tại tùy vào từng môi trường khác nhau. Bạn không ra ngoài nhưng bạn lấy thực phẩm có nhiễm khuẩn vào nhà, cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm”, bác sĩ Hải nói.

TS.BS Hải nhấn mạnh, virus dễ tồn tại và lây lan rất nhanh trong môi trường kín như phòng kín, thang máy hay siêu thị không được thông gió tốt, không được những người chung quanh tuân thủ tốt 5K như bạn... Vì vậy để hạn chế khả năng lây nhiễm, các gia đình phải tạo môi trường nhà cửa càng thông thoáng càng tốt.

Cũng theo ông Hải, hiện nay nhiều tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội, mọi người hầu hết đều ở nhà, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những cơ hội dễ bị lây nhiễm như khi đi tiêm vắc- xin mà không tuân thủ đúng nguyên tắc 5K hoặc khi tập trung lấy mẫu và còn có nguy cơ là lây nhiễm từ những vật phẩm được chuyển phát từ nơi khác đến… không được sát trùng một cách cẩn thận.

Chính vì thế, tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K là điều BS.TS Võ Văn Hải nhấn mạnh: “Phải tuân thủ một cách tuyệt đối. Nếu chúng ta không để ý và chủ quan sẽ dẫn đến sự việc là cho dù ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng có thể bị nhiễm Covid-19”.

Bên cạnh đó, chia sẻ trên Thanh Niên, TS. BS Phạm Lê Duy, bác sĩ tại phòng khám dị ứng và miễn dịch lâm sàng, giảng viên bộ môn sinh lý - sinh lý bệnh - miễn dịch của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho rằng ngoài thực hiện tốt 5K thì người dân còn phải chú ý thực hiện những việc sau:

-Thứ nhất, hạn chế dùng thang máy đông người, nếu có thể hãy sử dụng thang bộ. Nếu như buộc phải sử dụng thang máy thì phải đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện trong thang máy. Có thể dùng các vật dụng như chìa khóa để bấm nút thang máy thay vì dùng tay. Tuy nhiên việc nhiều người dùng cồn hoặc chất sát khuẩn xịt vào không khí bên trong thang máy để diệt virus, điều này không nên vì vừa không hiệu quả, lại có thể gây ngộ độc nếu hít phải hoặc tổn thương da nếu tiếp xúc lên da.

-Thứ hai, điện thoại là một “vật trung gian” rất dễ bị nhiễm virus, do đó, nếu phải đi ra ngoài, nên bỏ điện thoại vào túi đựng, về nhà thì lau túi đựng bằng dung dịch sát khuẩn rồi mới lấy ra sử dụng. Nếu không có túi đựng, có thể bọc điện thoại bằng màng bọc thực phẩm. Khi đi ra ngoài trở về thì sát khuẩn và vứt bỏ lớp màng bọc. Trong lúc đi ra ngoài, nếu nhận cuộc gọi thì nên mở loa ngoài để nghe hoặc sử dụng tai nghe, hạn chế áp điện thoại lên mặt nếu chưa chắc chắn là nó sạch.

-Thứ ba, để giảm tối đa nguy cơ bị lây nhiễm qua các vật trung gian, khi nhận vật phẩm từ nơi khác gửi đến, nên lau bề mặt vật phẩm bằng dung dịch sát khuẩn trước khi mang vào nhà và rửa tay sạch sau khi mở vật phẩm. Đối với thực phẩm, có thể rửa sạch dưới vòi nước chảy hoặc ngâm vào dung dịch muối loãng và rửa sạch trước khi chế biến. Hạn chế mua thực phẩm chế biến sẵn trong giai đoạn này.

Bác sĩ Duy cũng đưa ra lời khuyên: “Nếu trở về từ nơi có nguy cơ cao (những nơi tụ tập đông người, trở về từ khu cách ly, bệnh viện), thì nên để giày dép bên ngoài, không mang vào nhà, hoặc phải xịt với dung dịch khử khuẩn rồi mới mang vào nhà, rửa tay với dung dịch sát khuẩn hoặc với nước và xà phòng, cởi quần áo bên ngoài và cho vào máy giặt hoặc ngâm với xà phòng ngay, rửa tay lại lần nữa rồi cuối cùng mới tháo khẩu trang và bỏ vào thùng rác, đậy nắp lại, sau đó rửa tay và tắm rửa thật sạch sẽ. Vì vùng mũi-họng là nơi bệnh xâm nhập, nên khẩu trang phải là vật được gỡ bỏ cuối cùng trong suốt quy trình này, để đảm bảo nếu có vi rút bám lên các bề mặt như bàn tay, quần áo sẽ không có cơ hội tiếp xúc với vùng mũi-họng”.

TS. Phạm Lê Duy hướng dẫn thêm, mọi người cần phải lau chùi các bề mặt trong nhà như nắm cửa, bàn, ghế, bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày 1-2 lần, hoặc khi có nguy cơ bị tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

“Và việc cuối cùng là nên đi tiêm vắc -xin khi có cơ hội, vì rõ ràng những người được tiêm vắc -xin, cho dù là 1 mũi sẽ có tình trạng bệnh nhẹ hơn nếu lỡ có nhiễm Covid-19. Nhưng lưu ý, khi đi tiêm vắc xin cũng phải đảm bảo 5K và khi về nhà cũng phải chú ý quy trình đảm bảo an toàn phòng tránh lây nhiễm cho bản thân và người chung nhà”, bác sĩ Phạm Lê Duy nhắn nhủ.

Minh Hoa (t/h theo VietNamNet, Thanh Niên)

Info: Người mắc bệnh nền có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19?

Thứ 3, 17/08/2021 | 10:21
Theo hướng dẫn mới của bộ Y tế, có 5 nhóm cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trước khi tiêm, trong đó có nhóm người mang bệnh nền, bệnh mạn tính.

Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 sẽ tạo ra kháng thể như thế nào?

Thứ 6, 13/08/2021 | 22:26
Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, vắc-xin là giải pháp hữu ích để phòng dịch Covid-19 nên người dân cần sớm tiêm chủng.

Bao lâu sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 thì có thể mang thai?

Thứ 5, 12/08/2021 | 12:55
Phụ nữ có kế hoạch mang thai thì tiêm vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến dự định này không và tiêm vắc-xin có ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của nhiều người

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần, cho con bú được tiêm vắc-xin Covid-19

Thứ 3, 10/08/2021 | 14:05
Bộ Y tế ban hành quy định mới, nới lỏng hơn các điều kiện được tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19.
Cùng chuyên mục

Anh nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 90 tỷ nhờ nuôi con "hiền lành như đất"

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:30
Với mô hình nuôi con “đặc sản” công nghệ cao, anh Đặng Văn Bảy ở ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre bỏ túi hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Clip: Đi câu, người đàn ông bắt được con cá có hình dạng kỳ lạ

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:11
Một người dân đã vô cùng bối rối khi câu được một con cá có hình dạng kỳ lạ ở miền nam Thái Lan.

Hái nấm dại ngoài vườn về ăn, ông nội và 7 cháu nhỏ nhập viện cấp cứu

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:45
Chỉ sau khi ăn nấm vài giờ, cả 8 ông cháu có biểu hiện nôn ói, đau bụng nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Đội bóng tài năng Tôm Sport đăng quang ngôi vị vô địch toàn quốc Fun Cup 2024

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:40
Fun Cup 2024 - Giải đấu bóng đá bán chuyên mang tinh thần thể thao lành mạnh đời thường đến với người hâm mộ bóng đá Việt Nam hấp dẫn nhất năm 2024.

Thịt đông lạnh cứng như đá đừng đem đi nấu vội thêm thứ này đảm bảo mềm mại, tươi ngon trong 5 phút

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:30
Chỉ với 2 nguyên liệu rẻ bèo trong nhà bếp bạn có thể rã đông thịt rất nhanh và hoàn hảo. Hãy bỏ túi ngay mẹo hay dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Ngón tay đau chạm đâu cũng thấy đau

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:13
Có người vớ phải gã chồng không ra gì và từ đó không còn tin vào hôn nhân nữa. Như ngón tay đau chạm vào đâu trên cơ thể mình cũng thấy nhói đau. Chồng bạn tệ sao bạn bắt cả đời bạn tệ theo?

Thịt đông lạnh cứng như đá đừng đem đi nấu vội thêm thứ này đảm bảo mềm mại, tươi ngon trong 5 phút

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:30
Chỉ với 2 nguyên liệu rẻ bèo trong nhà bếp bạn có thể rã đông thịt rất nhanh và hoàn hảo. Hãy bỏ túi ngay mẹo hay dưới đây.

Khối u nặng 3kg “trú ẩn” trong bụng người phụ nữ 63 tuổi

Thứ 3, 14/05/2024 | 16:06
Đi khám phát hiện khối u từ một năm trước nhưng người phụ nữ 63 tuổi từ chối phẫu thuật mà về nhà tự ý uống thuốc "lạ" theo những lời mách bảo truyền miệng...

Đang đi trên bãi biển, ngư dân nhặt được thứ trị giá 30 tỷ đồng

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:25
Trong khi đi trên bãi biển, lão ngư dân vô tình vấp phải "tảng đá" kỳ dị và mang về nhà. Không ngờ đây là “báu vật của biển” trị giá đến 30 tỷ đồng.

Anh nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 90 tỷ nhờ nuôi con "hiền lành như đất"

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:30
Với mô hình nuôi con “đặc sản” công nghệ cao, anh Đặng Văn Bảy ở ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre bỏ túi hàng chục tỷ đồng mỗi năm.