Vì sao nhiều người tiếp xúc gần với F0 nhưng vẫn âm tính?

Vì sao nhiều người tiếp xúc gần với F0 nhưng vẫn âm tính?

Thứ 6, 04/03/2022 | 06:00
0
Một số người chung sống hoặc tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 song chưa từng có kết quả xét nghiệm dương tính. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân.

Trí nhớ của tế bào T

Một trong những bí ẩn lớn nhất xuất hiện từ đầu đại dịch đến nay vẫn được các chuyên gia bệnh truyền nhiễm nghiên cứu là lý do khiến một số người miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2.

Để làm sáng tỏ điều này, các nhà nghiên cứu tại Đại học London (Anh) đã tiến hành phân tích dữ liệu của 731 nhân viên y tế trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên bùng phát ở nước này. Trong số đó có 58 người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 dù làm việc trong môi trường có nguy cơ cao.

Theo đó, nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature giải thích việc một số người không bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể là nhờ phản ứng của tế bào T - tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, cũng có thể họ đã từng phơi nhiễm với các loại virus thuộc họ corona như virus gây bệnh cảm lạnh thông thường.

Cụ thể, khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập, ở một số người có thể kích hoạt các tế bào T giúp cơ thể ghi nhớ những bệnh trước đây, qua đó đào thải virus trước khi virus gây ra các triệu chứng.  Điều này có thể giải thích cho kết quả xét nghiệm âm tính ở một số người dù họ tiếp xúc với mầm bệnh.

Tải lượng virus hít vào và hệ miễn dịch

Đời sống - Vì sao nhiều người tiếp xúc gần với F0 nhưng vẫn âm tính?

Một người có bị nhiễm sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh hay không phụ thuộc vào lượng virus do ca dương tính thải ra, đặc điểm không gian sống, hệ miễn dịch và tình trạng tiêm chủng. Ảnh minh họa (NBC).

Mặc dù biến thể Omicron có khả năng lây lan cao, sự tác động tới các thành viên trong cùng một gia đình có thể khác nhau. Một số người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong khi những người khác âm tính.

Tiến sĩ Lucy McBride giải thích: “Vào thời điểm hiện tại của đại dịch, có thể bắt đầu nghĩ đến việc so sánh cúm và Covid-19. Trong nhà có thể có người bị cúm, người khỏe mạnh. Điều đó tương tự với các ca Covid-19”.

“Một người có bị nhiễm sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh hay không phụ thuộc vào lượng virus do ca dương tính thải ra, đặc điểm không gian sống, hệ miễn dịch và tình trạng tiêm chủng của người bị phơi nhiễm”, chuyên gia này nói thêm.

Mỗi người có thể hít phải một tải lượng virus lớn, nhỏ khác nhau. Phản ứng với virus dựa trên tình trạng sức khỏe, hệ miễn dịch của bạn và các yếu tố khác.

Ví dụ, nếu trong nhà, bạn tiếp xúc với người dương tính trong một căn phòng lớn có cửa sổ mở, đó sẽ là mức độ phơi nhiễm khác với người ngủ cùng phòng. Người đã tiêm 3 mũi, trẻ, khỏe mạnh có thể không phát bệnh. Dù vậy, lây truyền bệnh trong gia đình là tình trạng phổ biến nhất do mọi người ở gần nhau và thường không đeo khẩu trang.

Vai trò của vắc-xin

Vắc-xin Covid-19 giúp giảm số ca chuyển nặng, nhập viện và tử vong, phần lớn hiệu quả với các biến chủng virus. Tuy nhiên, vắc-xin không có tác dụng 100% trong ngăn ngừa lây nhiễm. Khả năng miễn dịch từ các mũi tiêm cũng suy yếu theo thời gian. Omicron là biến chủng có thể trốn tránh hàng rào kháng thể.

Andrew Freedman, học giả về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Cardiff, nhận định một số người không mắc Covid-19 do đã tiêm chủng, từng nhiễm nCoV trước đó hoặc cả hai.

"Chúng tôi biết rằng nhiều người vẫn nhiễm Omicron dù đã tiêm vắc-xin và cả liều nhắc lại (hầu hết triệu chứng nhẹ). Tuy nhiên, tiêm phòng vẫn làm giảm nguy cơ nhiễm biến chủng. Bên cạnh đó, thể trạng mỗi người cũng khác nhau. Một số người nhiễm virus, số khác thì không dù virus lan nhanh trong cộng đồng", ông nói.

Theo giáo sư Young, phản ứng miễn dịch từ những lần nhiễm virus corona dạng cảm lạnh trước đó, cộng thêm hiệu quả từ 3 liều vắc-xin giúp nhiều người không mắc Covid-19 dù tiếp xúc F0. Ông cho rằng nghiên cứu sâu hơn về khái niệm "miễn nhiễm nCoV" giúp giới khoa học hiểu thêm về phản ứng miễn dịch nói chung.

"Cần biết những khía cạnh nào của phản ứng miễn dịch chéo này là quan trọng nhất. Các thông tin như vậy có thể được sử dụng làm tiền đề phát triển loại vắc-xin phổ quát chống virus corona", ông nói.

Yếu tố di truyền

Giả thuyết khác là một số người sở hữu bộ gene có cơ chế kháng virus. Tháng 1/2021, chuyên gia Đại học New York và Trường Y Icahn tại Mount Sinai xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Cell cho thấy gene RAB7A ở người là thành phần quan trọng nCoV sử dụng để xâm nhập tế bào.

RAB7A tồn tại trong thụ thể (protein) ACE2. Khi virus lây nhiễm, đầu tiên chúng gắn protein gai của mình với thụ thể này. Ở một số người, đột biến gene RAB7A khiến thụ thể ACE2 không hoạt động. Vì vậy, nCoV không tìm được nơi để gắn kết và đi vào tế bào.

Kết quả âm tính giả

Theo một số chuyên gia, các F1 xét nghiệm nhiều lần âm tính có thể do kết quả sai lệch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, virus phát triển và đạt đỉnh ở cổ họng sớm hơn đáng kể so với mũi. Vì vậy, trong giai đoạn đầu phơi nhiễm, nếu chỉ xét nghiệm dịch mũi, rất có khả năng F0 sẽ nhận kết quả âm tính giả.

Minh Hoa (t/h theo VnExpress, VietNamNet, Tuổi Trẻ Online)

Virus SARS-CoV-2 tồn tại trên bề mặt bao lâu?

Thứ 7, 13/11/2021 | 11:08
Virus SARS-CoV-2 được đánh giá là vô cùng nguy hiểm và lây lan với tốc độ rất nhanh. Nhiều người lo ngại một trong những nguy cơ lây nhiễm virus là từ các bề mặt.

Chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 lây qua ống thông gió của chung cư

Thứ 6, 13/08/2021 | 22:32
Trước thắc mắc của người dân, đại diện trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, chưa có bằng chứng về việc virus SARS-CoV-2 lây qua hệ thống thông gió chung cư.
Cùng chuyên mục

Liên tiếp 2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ đưa ra cảnh báo

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:35
Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ sốc nhiệt tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em, người lớn tuổi, người có sẵn bệnh nền hay người làm việc, hoạt động ngoài trời gia tăng.

Cơm nguội đừng đổ đi đem trộn với thứ này trong nhà, công dụng ai cũng tấm tắc khen

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:30
Cơm nguội và bột giặt là hai thứ sẵn có trong mọi gia đình. Mặc dù chúng có vẻ không liên quan đến nhau nhưng khi thử kết hợp công dụng của chúng lại rất tuyệt vời.

Thứ quả "đắng gắt" xưa không ai ngó nay gần nửa triệu đồng/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:30
Một loại quả đặc sản ở Mường Tè khi ăn sẽ thấy cay đặc trưng vô cùng, đặc biệt có thời điểm giá quả "độc đáo" này lên đến gần 500.000 đồng/kg mà vẫn “cháy” hàng.

Khách thuê rời đi, bỏ lại hóa đơn tiền điện hơn 116 triệu đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:18
Câu chuyện khách thuê rời đi bỏ lại hóa đơn tiền điện hơn 116 triệu đồng đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.

Biển số ôtô 2 ký tự giá 380 tỷ đồng, đại gia bí ẩn liền xuống tiền mua

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:00
Một biển số ô tô có 2 ký tự đã được một đại gia "bí ẩn" xuống tiền mua với giá 380 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân “đút túi” 3 tỷ đồng nhờ trồng loại cây quen thuộc cho quả “to bự”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:30
Một nông dân trồng cây theo kiểu chẳng giống ai, đến ngày thu hoạch "quả nào quả nấy" to bự, dự kiến bán cả vườn trái cây thu ngay tiền tỷ khiến ai cũng trầm trồ.

Cây như cỏ dại trước cho lợn ăn nay thành đặc sản giá 120.000 đồng/kg

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Cây dại này trước chỉ xuất hiện trong mâm cơm của người nghèo, mấy năm gần đây bỗng thành đặc sản đắt khách, được dân sành ăn ở các đô thị ưa chuộng.

Người đàn ông đào được cục vàng khổng lồ trị giá gần 4 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:35
Hòn đá chứa 2,6kg vàng, trị giá hơn 160.000 USD được tìm thấy tại khu vực "tam giác vàng" của bang Victoria, Australia.

Loại đặc sản xưa ít người dám ăn, nay giá nửa triệu đồng/kg vẫn đắt như tôm tươi

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:30
Nhìn vẻ ngoài, nhiều người sẽ e ngại khi thưởng thức món ăn được chế biến từ loài đặc sản này. Tuy nhiên, ai đã được một lần trải nghiệm chắc có lẽ khó mà quên được.

Thứ quả "đắng gắt" xưa không ai ngó nay gần nửa triệu đồng/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:30
Một loại quả đặc sản ở Mường Tè khi ăn sẽ thấy cay đặc trưng vô cùng, đặc biệt có thời điểm giá quả "độc đáo" này lên đến gần 500.000 đồng/kg mà vẫn “cháy” hàng.