Vì sao loài chim không có răng, câu trả lời đơn giản đến bất ngờ

Vì sao loài chim không có răng, câu trả lời đơn giản đến bất ngờ

Thứ 7, 10/04/2021 | 18:19
1
Nhiều người thắc mắc vì sao loài chim - hậu duệ của khủng long- lại chỉ có mỏ và không sở hữu bất kỳ chiếc răng nào. Đáp án thực ra đơn giản đến bất ngờ.

Từng có rất nhiều giả thuyết giải thích về lý do chim có mỏ mà không có răng. Một trong số đó cho rằng sự biến mất của răng giúp đầu chim nhẹ hơn, nhờ đó nó bay nhanh hơn, cao hơn. Nhưng giả thuyết này lại không lý giải được vì sao một số khủng long ăn thịt ở kỷ trung sinh không thể bay được dù chúng chỉ có mỏ và không có răng.

Theo các nhà nghiên cứu đến từ đại học Bonn (Đức), loài chim không có răng mà chỉ có mỏ là để thời gian thành hình trong trứng nhanh hơn, nhờ đó nâng cao khả năng sống sót.

Các nhà khoa học Đức dựa trên nghiên cứu của các nhà cổ sinh vật học người Mỹ về thời gian trứng nở rất chậm của loài khủng long cổ đại. Nó có thể mất hàng tháng trời, như với loài bò sát tiền sử, trong khi thời gian ấp nở của các loài chim hiện nay ngắn hơn rất nhiều (chỉ từ khoảng 10 ngày đến vài tuần lễ).

Vấn đề nằm ở chỗ thời gian để hình thành bộ răng chiếm đến 60% tổng thời gian con non thành hình. Hay có thể nói khủng long xưa kia mất nhiều tháng để chào đời chủ yếu là do thời gian chờ bộ răng mọc đủ. Trong khi đó trứng là món ưa thích của nhiều loài ăn thịt và đa số khủng long chỉ đẻ trứng mà không ấp ủ, trông chừng và bảo vệ. Vì thế thời gian trứng nở càng lâu thì cơ hội bị ăn mất càng cao.

"Chúng tôi cho rằng chọn lọc tự nhiên theo kiểu không cần hàm răng thực ra chỉ là “tác dụng phụ” của sự chọn lọc dựa trên sự phát triển phôi thai nhanh hơn, tức thời gian trứng nở sẽ ngắn hơn", nhóm tác giả nhận định.

Tuy nhiên cho đến nay giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là hàm răng mất đi để phù hợp với cách ăn uống. Theo Telegraph, nghiên cứu của các chuyên gia thuộc đại học Toronto (Canada) chỉ ra rằng, tổ tiên của loài chim hiện đại sống sót qua thảm họa thiên thạch cách đây hơn 60 triệu năm là nhờ cấu tạo của mỏ cứng và dài, giúp chúng gắp một số loại thức ăn như hạt.

Đời sống - Vì sao loài chim không có răng, câu trả lời đơn giản đến bất ngờ

Thiên thạch đâm xuống Trái Đất từng gây ra cuộc đại tuyệt chủng

Thảm họa thiên thạch đâm xuống Trái Đất đã khiến khí hậu biến đổi, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm... dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài động vật như khủng long ăn thịt, thằn lằn, trong đó có cả các loài thuộc họ Maniraptoran (họ khủng long bao gồm cả chim). 

Chỉ duy nhất loài chim có mỏ nhưng không có răng lại sống sót kỳ diệu qua cuộc đại tuyệt chủng. Tại sao lại như vậy?

Để đi tìm lời giải, các chuyên gia đã tiến hành phân tích dữ liệu từ hơn 3.000 mẫu răng hóa thạch của 4 nhóm thuộc họ Maniraptoran. Từ kết quả phân tích các nhà khoa học nhận thấy vào kỷ Phấn Trắng, họ hàng chim hiện đại ăn các loại hạt. Và các loài chim hiện đại đều có mỏ nhưng không có răng. Điều này có nghĩa là hơn 60 triệu năm về trước những loài chim có răng đã bị tuyệt chủng hết, chỉ còn các loài chim không răng sống sót tới ngày nay nhờ ăn hạt cây. Các hạt cứng chịu mới được môi trường khắc nghiệt sau thảm họa và những chiếc răng tiêu biến chỉ còn lại mỏ là để phù hợp với chế độ ăn này.

Minh Hoa (t/h)

 

Tại sao cổ nhân Trung Hoa đặt châu báu vào miệng người đã khuất?

Thứ 7, 27/03/2021 | 06:24
Người Trung Quốc xưa có tập tục đặt đồ vật vào miệng người đã mất. Vì sao họ lại làm như vậy?

Thánh chỉ của vua tại sao không thể làm giả được?

Thứ 3, 26/01/2021 | 11:00
Bắt chước được con dấu, đạo nhái được nét chữ của vua, tuy nhiên kể cả những tên trộm khét tiếng cũng không dám làm giả thánh chỉ.

Tại sao không có ai dám uống nước trong giếng ở Tử Cấm Thành?

Thứ 5, 24/12/2020 | 13:00
Tử Cấm Thành có 70 giếng nước nhưng một điều kỳ lạ rằng không một ai dám uống và đứng gần. Chuyện gì đang xảy ra?

Tại sao nhiều người hay bị chó cắn?

Thứ 2, 23/11/2020 | 10:48
Các nhà khoa học tại đại học Canada kết luận những người thường xuyên bị chó cắn là những người nhạy cảm và thiếu tự tin khi giao tiếp.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Cách phân biệt nệm Thắng Lợi chính hãng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:15
Trước thực trạng nệm Thắng Lợi bị làm giả xuất hiện tràn lan, đại diện doanh nghiệp chia sẻ cách lựa chọn nệm chính hãng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng Nai: Cảnh báo sản phẩm Detox Táo, Táo Vip Slim không đảm bảo an toàn

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.