Vì sao giải ngân vốn đầu tư công còn chậm?

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công còn chậm?

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 12/11/2021 | 06:30
0

Rà soát lại để tháo gỡ

Trong phiên chất Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chiều 11/11, nhiều ĐBQH quan tâm đặt câu hỏi về việc sử dụng vốn đầu tư công.

ĐBQH Trần Quang Minh (Đoàn Quảng Bình) chất vấn: Một số cử tri cho rằng, việc sử dụng vốn vay đầu tư phát triển, đặc biệt là sử dụng vốn ODA thời gian vừa qua ở một số nơi, một số chương trình, dự án chưa hiệu quả, lãng phí, thậm chí vi phạm pháp luật. Vậy, thời gian qua Bộ đã thực hiện trách nhiệm quản lý trong vấn đề này đến đâu và giải pháp trong thời gian tới như thế nào?

Tiêu điểm - Vì sao giải ngân vốn đầu tư công còn chậm?

Đại biểu Minh đặt câu hỏi về việc sử dụng vốn ODA.

Trả lời ý kiến của đại biểu Minh về một số dự án ODA gây lãng phí, về một số dự án ODA, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay các dự án này ngoài phải thực hiện các thủ tục theo quy trình, thủ tục của luật trong nước thì còn phải làm thêm một việc nữa là thực hiện theo quy trình, thủ tục của nhà tài trợ. Như vậy, phải làm đồng thời 2 việc, mỗi một việc mất rất nhiều thời gian, nhất là năm vừa rồi giãn cách nên rất khó, kể cả những điều chỉnh rất nhỏ như thay đổi tên hay thay đổi địa giới hay là phạm vi, diện tích hay kéo dài một chút thời hạn thì vẫn phải cần một cách thỏa thuận của nước ngoài.

“Nếu thỏa thuận của nước ngoài do đi lại hay qua trao đổi thì đã mất rất nhiều thời gian. Lao động thì phải có giấy phép lao động, chuyên gia thì phải có xác nhận tư cách của chuyên gia, những động tác này đều phải làm các thủ tục xong, cho nên các dự án ODA hiện nay giải ngân đều chậm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Bên cạnh đó, còn vướng mắc trong việc nhập khẩu máy móc, chuyên gia, lao động vào còn vướng cách ly, vướng việc không được di chuyển giữa địa phương này đến địa phương khác…

Người đứng đầu Bộ KH&ĐT thừa nhận, có một số dự án do chúng ta triển khai, lựa chọn, tổ chức thực hiện không tốt nên dẫn đến lãng phí đối với một số dự án ODA.

“Trong thời gian tới, chúng tôi cùng với các bộ, ngành, địa phương rà soát lại những dự án nào vướng mắc gì có thể tháo gỡ, còn những dự án nào thực sự không hiệu quả và không còn phù hợp thì có thể bàn với nhà tài trợ để đóng các dự án này lại, không nên để kéo dài gây lãng phí”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tỉ lệ giải ngân vẫn rất thấp…do đâu?

ĐBQH Âu Thị Mai (Đoàn Tuyên Quang) đặt câu hỏi: Theo báo cáo của Chính phủ đến ngày 31/10/2021 tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công cũng như việc giải ngân vốn ODA còn đạt thấp so với kế hoạch. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân của việc giải ngân chậm và giải pháp gì để thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021và những năm tiếp theo, cũng như giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy giải ngân vốn ODA?

Tiêu điểm - Vì sao giải ngân vốn đầu tư công còn chậm? (Hình 2).

ĐBQH Âu Thị Mai chất vấn Bộ trưởng.

Trả lời chất vấn của đại biểu Mai, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ, hiện nay vấn đề giải ngân đầu tư công là một vấn đề được rất nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm và cũng đã được nêu tại rất nhiều các kỳ họp của cả khóa XIV, nhưng các vấn đề của chúng ta vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, tỉ lệ giải ngân của chúng ta vẫn rất thấp, đặc biệt năm nay có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân được Bộ trưởng đưa ra là do công tác chuẩn bị dự án kém, chất lượng không cao, chủ yếu mang tính hình thức nhiều, sau khi được chấp thuận chủ trương bắt đầu thực hiện một cách thực tế thì lại mất thời gian điều chỉnh đi, điều chỉnh lại.

Bên cạnh đó, vấn đề vướng mắc về giải phóng mặt bằng cũng là câu chuyện muôn thuở mà chưa thể giải quyết ngay được. Theo Bộ trưởng, nếu các quy định của Luật Đất đai không giải quyết triệt để thì công tác giải phóng mặt bằng cũng không giải quyết được, vẫn bị vướng mắc về nguồn gốc đất đai, giá đền bù, tranh chấp, khiếu kiện, ý thức người dân.... rất nhiều vấn đề đang ảnh hưởng, làm chậm tiến độ…

Tiêu điểm - Vì sao giải ngân vốn đầu tư công còn chậm? (Hình 3).

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu.

Riêng năm 2021, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết công tác giải ngân vốn đầu tư công gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Các vấn đề về nguyên, nhiên vật liệu, nhân công, thiếu lao động, chi phí logistics tăng cao…

Ngoài ra, đây cũng là năm đầu thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và trùng với nhiều sự kiện lớn. Để khắc phục tình trạng này, theo Bộ trưởng,  tổ chức thực hiện vẫn là khâu chính, bởi hiện nay Bộ KH&ĐT đã phân cấp phần lớn quyền quyết định về lựa chọn dự án giải ngân, tỉ lệ giải ngân, thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn… về các bộ, ngành và địa phương.

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các công tác này cần phải thực hiện tốt hơn, nhất là phải thực hiện quyết liệt hơn, nghiêm túc hơn các nghị quyết của Chính phủ, đặc biệt gần đây nhất là Nghị quyết 63 để làm sao đẩy nhanh tiến độ giải ngân…

Không thể đổ lỗi cho pháp luật

Sử dụng quyền tranh luận để trao đổi lại với phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng về nội dung giải ngân vốn đầu tư công, ĐBQH Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam ) cho biết, khi thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cũng như cả một giai đoạn thì vấn đề đầu tư công vẫn là vấn đề còn tồn tại rất nhiều những bất cập, hạn chế.

Tiêu điểm - Vì sao giải ngân vốn đầu tư công còn chậm? (Hình 4).

ĐBQH Tạ Văn Hạ tranh luận về giải ngân vốn đầu tư công.

“Không chỉ là vấn đề giải ngân mà vấn đề là từ khi xây dựng kế hoạch cho đến khi tổ chức thực hiện, kết thúc dự án, vấn đề này đã được nêu ra rất nhiều năm. Trong quá trình thảo luận có ý kiến đưa ra mắc là do luật và có ý kiến lại cho rằng phần nhiều là do tổ chức thực hiện. Tôi cũng nhất trí như ý kiến phát biểu của Bộ trưởng, đó là do khâu tổ chức thực hiện”, đại biểu Hạ bày tỏ.

Nguyên nhân vị đại biểu này đưa ra là do từ khi xây dựng kế hoạch không sát, không phải từ nhu cầu thực tế của địa phương mà có khi do doanh nghiệp xây dựng, lập kế hoạch. Thậm chí, điều chỉnh theo tư duy nhiệm kỳ điều chỉnh, cho nên có những dự án nhiệm kỳ trước xây dựng do cần thiết, bức xúc, nhưng đến nhiệm kỳ sau lại xin điều chỉnh.

“Vấn đề này luật quy định rất rõ, nhưng tôi muốn trao đổi là với tồn tại nhiều năm như thế này, với vai trò, trách nhiệm của Bộ gác cửa giúp cho Chính phủ tham mưu về lĩnh vực này thì giải pháp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của ngành như thế nào để chấn chỉnh và khắc phục ngay tình trạng này? Nếu chúng ta cứ để tình trạng vướng mắc còn tồn tại dài của đầu tư công như thế này thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế”, đại biểu Hạ nói và đề nghị Bộ trưởng làm rõ giải pháp và trách nhiệm.

Về ý kiến tranh luận của đại biểu Tạ Văn Hạ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói: “Vấn đề hiện nay không phải là vấn đề luật pháp. Tất cả các vấn đề của đầu tư công tôi xin khẳng định đến nay là rất rõ ràng, rất đầy đủ và trên tinh thần phân cấp triệt để cho các địa phương. Bộ quản lý tổng hợp chung và giúp cho Chính phủ, Quốc hội quản lý chung cũng bằng hệ thống công nghệ thông tin”.

“Như vậy đã rất thông thoáng, rất thuận lợi cho các địa phương”, Bộ trưởng nói và cho biết thêm tất cả nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Vì cùng một thể chế mà có những tỉnh hiện nay đã giải ngân hơn 100% vốn? Còn vượt cầu vượt cả số được giao, đã ứng ra trước, trong khi có địa phương rất thấp.

Theo Bộ trưởng, điều này đòi hỏi sắp tới các địa phương, các bộ, ngành phải nhìn nhận vấn đề này thật nghiêm túc thì mới giải quyết được vấn đề.

“Như đại biểu Tạ Văn Hạ nói là rất đúng, là do lập kế hoạch không sát. Các địa phương, bộ, ngành cũng thờ ơ hoặc cũng có thể chưa làm hết trách nhiệm. Chúng ta đề xuất được vốn rất lớn nhưng trên thực tế không giải ngân được, trong đó có một phần trách nhiệm của chúng tôi, cũng nể nang, cũng không hết trách nhiệm, cũng tổng hợp vào rồi đưa lên, cho nên khi số không sát thực tiễn mà lớn lên thì gây áp lực do tỉ lệ giải ngân. Chúng tôi cũng xin nhận một phần trách nhiệm trong rà soát các kế hoạch vốn mà các bộ, ngành và các địa phương có trình lên. Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng khắc phục vấn đề này trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận phần một trách nhiệm trong rà soát các kế hoạch vốn.

5 nhóm giải pháp phục hồi kinh tế

Thứ 5, 11/11/2021 | 18:30
Bộ KH&ĐT đang nghiên cứu tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội để trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân nêu giải pháp vận hành lại "đoàn tàu" kinh tế Tp.HCM

Thứ 3, 09/11/2021 | 16:22
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, "đoàn tàu" kinh tế Tp.HCM còn nguyên "đầu tàu và toa tàu, đường ray, trưởng tàu, lái tàu, trưởng toa và 92% nhân viên”.

ĐBQH Nguyễn Thị Hà: “Giáo viên áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn"

Thứ 3, 09/11/2021 | 14:51
Nhiều vấn đề về giáo dục đã được ĐBQH quan tâm thảo luận tại nghị trường Quốc hội ngày 9/11.
Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.
Cùng chuyên mục

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.