Vàng đang bị mấy

Vàng đang bị mấy "ông lớn" lũng đoạn

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
0
Ông Nguyễn Công Danh nhận định thẳng như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Nguoiduatin.vn nói về sự chênh lệch của giá vàng trong nước cao hơn thế giới tới 2 triệu đồng/lượng và trước động thái cầm chừng, hạn chế người giao dịch khi giá vàng xuống thấp của một số doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vàng... "chơi bẩn"!?

Ông bình luận gì khi thời điểm này người dân khó mua được vàng giá xuống thấp do các doanh nghiệp không muốn bán ra?

Thực ra điều này là do cơ chế, chính sách điều hành của mình không rõ ràng làm cho việc giao dịch vàng không minh bạch. Khi giá thế giới giảm xuống hoặc tăng lên thì giá trong nước không liên thông với giá thế giới làm cho người đầu tư vàng gặp khó khăn. Các công ty kinh doanh thấy giá thế giới giảm sâu họ chỉ giảm chút ít vẫn có người mua thì... chẳng tội gì họ lại giảm giá. Để giá chênh 2 triệu như thế này, tôi thấy rất bức xúc.

Vì sao doanh nghiệp lại "chơi khó" người dân như vậy?

Doanh nghiệp vàng nhập giá cao thì không bao giờ giảm giá bán xuống thấp hơn giá đã nhập. Như vậy người muốn mua vàng không mua được, còn doanh nghiệp lại không dám bán. Vì nếu bán ra thì có thể "ông" lại phải mua vào giá cao nếu sau đó giá tăng.

Theo ông, sự thiếu minh bạch, không liên thông của giá vàng trong nước với giá vàng thế giới theo doanh nghiệp giải thích: "nhập cao phải bán cao" có thuyết phục hay không?

Đứng về góc độ kinh doanh người bán hàng có quyền làm như thế. Tuy nhiên, vàng lại là hàng hóa đặc biệt nên phải chịu tác động của giá vàng thế giới chứ không thể một mình một chợ được.

Vậy là quản lý thị trường vàng trong nước đang lúng túng, buông xuôi?

Thực ra nó đang bị rối loạn, Nhà nước không biết phải quản lý thế nào. Giá thế giới giảm, yêu cầu doanh nghiệp giảm giá cũng không được vì không có chế tài để quản lý. Ví dụ như các ngân hàng thương mại khi nhận được lệnh của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất và có chế tài mạnh xử lý vi phạm lập tức phải chấn chỉnh và giảm lãi suất cho vay ngay. Nhưng ở đây, các doanh nghiệp vàng, các cửa hàng vàng hoạt động tự do nhưng nó liên quan đến thị trường tài chính thì cần phải quản lý nó. Tuy nhiên, nếu Nhà nước lại đưa vào khung và "bóp nghẹt" quá thì cũng không ổn. Do đó, Nhà nước phải đóng vai trò là trung tâm điều phối.

Hiện tại, ông có nghĩ người dân "chơi với vàng" đều bị các doanh nghiệp đẩy hết rủi ro khi có biến động?

Nói người dân chịu thiệt hết cũng không hoàn toàn vậy, doanh nghiệp họ cũng chịu thiệt chứ. Bởi thời gian qua, doanh nghiệp đã nhập khẩu vàng với khối lượng lớn khi giá cao, bây giờ bán ra họ sẽ chịu lỗ lớn và mất trạng thái cân bằng nên họ phải ngừng hoặc giao dịch cầm chừng. Nói nôm na, doanh nghiệp bây giờ "chơi bẩn", họ không bán nữa để "găm" lại chờ giá lên cao. Nhưng trong trường hợp giá thế giới tăng mạnh thì ngay lập tức họ lại bán ra với giá cao ngay.

Xử lý "làm giá"- ngại đụng chạm quyền lợi?

Thậm chí, có phiên giao dịch giá thế giới giảm, giá vàng trong nước vẫn tăng. ông có cho rằng vàng đang bị các doanh nghiệp lũng đoạn?

Về khía cạnh nào đó thì thị trường vàng hiện nay cũng gần như thế. Vấn đề điều chỉnh của luật, các quy định không được rõ ràng nên vàng mới bị lũng đoạn. Chẳng hạn chứng khoán có biên độ còn vàng chẳng có gì để căn chỉnh và siết cả.

Nhưng theo ông "siết" thị trường vàng như thế nào cho "trúng"?

"Siết" bây giờ hơi khó. Ngày xưa, chúng ta cứ đổ tại sàn vàng làm cho giá vàng biến động. Thực ra có sàn vàng thì mọi cái mới được đưa vào khuôn khổ, bắt buộc doanh nghiệp phải đưa giá về gần với giá thế giới. Thực ra, mình chưa hội nhập thế giới đầy đủ, chưa đủ trình độ để quản lý. Chúng ta cứ thấy hiện tượng gì bất thường là phải tìm cái để đổ thừa cho nó.

Nghĩa là trình độ quản lý của mình không theo kịp sự phát triển nên… cấm?

Đúng vậy! Tâm lý đổ thừa rõ ràng lắm. Chẳng hạn kinh tế khó khăn, thiếu vốn thì phải nghĩ ra cái gì đó để đổ thừa như dân giữ vàng nhiều không lưu thông vốn. Vàng cũng bị đổ thừa gây biến động, ảnh hưởng đến nền kinh tế, nhưng thực ra Nhà nước chưa đủ sức để quản lý nó. Cuối cùng, dẹp sàn vàng đi thì giá vàng cứ tăng vùn vụt.

Cá nhân ông ủng hộ việc tái lập sàn vàng?

Có sàn vàng thì giá thế giới và trong nước liên thông với nhau. Không có chuyện phải chờ đợi mua bán vàng vật chất. Không phải huy động ngoại tệ để nhập vàng khi giá cao để "bình ổn" thị trường. Mà nhất là khi giá vàng trong nước cao chót vót như hiện nay thì nhà đầu tư họ đến mua- bán trên sàn.

Ông có cho rằng không có sự minh bạch thì thị trường vàng sẽ bị các ông lớn dẫn dắt?

Hiện nay, thị trường vàng đang bị mấy ông lớn thâu tóm, lũng đoạn, làm giá. Bây giờ các ông ấy không bán giá thấp, bà con cần thì phải chờ mua giá cao. Mấy ông doanh nghiệp con con thì không dám bán nữa nên người dân phải chịu thôi. Quan chức Ngân hàng nhà nước thì bảo giá vàng chênh lệch 400 ngàn đồng/lượng là có hiện tượng làm giá, nhưng giải quyết vấn đề này như thế nào thì chịu.

Biết vàng bị làm giá, nhưng tại sao Ngân hàng Nhà nước lại không xử lý được?

Vì không có chế tài rõ ràng thì khó xử lý. Ngay cả việc cho nhập khẩu vàng hay không cũng thiếu sự tính toán kỹ. Lúc mà giá vàng lên cao, Nhà nước lại cho rằng nhu cầu cao nên cho nhập khẩu 5-10 tấn vàng để bình ổn.

Nghĩa là cơ quan quản lý nhà nước không tìm đúng nguyên nhân?

Họ tìm đúng, họ biết rõ chứ nhưng ngại đụng chạm quyền lợi của doanh nghiệp. Quyền lợi ấy lại gắn với những cá nhân... nên họ phải bảo vệ.

Xin cảm ơn ông!

Lam Hạ

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Bộ Xây dựng vào cuộc vụ xây 22 biệt thự không phép ở tỉnh Lâm Đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:07
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cung cấp các thông tin liên quan vụ xây không phép 22 căn biệt thự tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
     
Nổi bật trong ngày

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.