Tuần tra chung ở Biển Đông: Cần nước mạnh nắm vai trò điều phối

Tuần tra chung ở Biển Đông: Cần nước mạnh nắm vai trò điều phối

Chủ nhật, 07/06/2015 | 08:59
0
Vấn đề chủ quyền là rào cản đầu tiên cần phải vượt qua. Việc không đồng thuận giữa các nước như Campuchia, Lào hay Thái Lan không có lợi ích trực tiếp tại Biển Đông là rào cản lớn.

Đầu tháng 3/2015, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Robert Thomas phát biểu tại triển lãm quốc tế Langkawi rằng các nước Đông Nam Á nên tăng cường phối hợp với nhau liên quan tới các vấn đề an ninh biển mà vẫn đảm bảo tôn trọng chủ quyền biển của nhau. Ông cũng nói rằng “nếu các nước ASEAN dẫn đầu trong một nỗ lực như vậy, Hạm đội 7 sẽ sẵn sàng hỗ trợ”.

Mỹ không phải là cường quốc duy nhất ủng hộ các hoạt động tuần tra đa phương cùng một lực lượng hải quân chung tại Biển Đông. Nhật Bản gần đây cũng đã để ngỏ khả năng tham gia vào các hoạt động tuần tra chung trên không với Mỹ tại Biển Đông.

Khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật mới cũng đã cho phép Tokyo hỗ trợ Washington tại những điểm nóng toàn cầu dưới danh nghĩa phòng vệ tập thể. Ngoài Nhật Bản, Ấn Độ cũng đang là đối tác chiến lược của Việt Nam và cũng đang thúc đẩy chính sách hướng Đông. Đây chính là yếu tố bên ngoài thuận lợi, giúp tạo dựng một dạng “liên minh bên trong liên minh” vốn là sự tập hợp của các quốc gia có cùng lợi ích.

Tính đa phương của hợp tác biển cũng đã được một số nước ASEAN lưu ý. Ý tưởng về một “lực lượng gìn giữ hòa bình chung” của ASEAN đã được Malaysia đề xuất cách đây 2 tháng. Sáng kiến này được Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đưa ra trước chuyến thăm tới Việt Nam. Indonesia vào năm 2011 đã đề xuất với Trung Quốc về một khả năng tuần tra chung tại Biển Đông để ngăn chặn đánh bắt cá trái phép.

Đối với Việt Nam và Philippines, bản dự thảo đối tác chiến lược được thông tin gần đây cho thấy hai nước sẽ bắt đầu tiến hành tuần tra chung và tập trận chung ở Biển Đông.

Các yếu tố thúc đẩy hợp tác biển đa phương đã xuất hiện, tuy nhiên vẫn chỉ ở mức độ song phương ban đầu giữa các quốc gia có lợi ích chung. Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Indonesia vì thế nên xem xét hợp tác với nhau để thúc đẩy ý tưởng đa phương hóa về mặt hợp tác biển, ví dụ như hiện thực hóa sáng kiến tuần tra chung.

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 14:29
Sáng 5/5, tại tỉnh Tây Ninh đã diễn ra Hội nghị hội đồng điều phối Vùng Đông Nam Bộ lần thứ 3 và Công bố quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Thủ tướng thành lập tổ công tác giúp việc về đường sắt đô thị

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng điều phối, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và Tp.HCM đảm bảo tiến độ.

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:00
Sáng 5/5, Ban chỉ đạo TW kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban chủ trì chỉ đạo, kiểm tra buổi Tổng duyệt.

Từ hôm nay 5/5, thu phí tự động không dừng với ô tô tại 5 sân bay

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:42
Từ 5/5, hàng loạt các cảng hàng không lớn trên cả nước chính thức triển khai thu phí tự động không dừng với ô tô ra vào sân bay.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:00
Sáng 5/5, Ban chỉ đạo TW kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban chủ trì chỉ đạo, kiểm tra buổi Tổng duyệt.