Từ đề xuất lu chống ngập, phí chia tay: Phải ý thức được mọi lời nói sẽ trở thành “mồi nhậu” trên MXH!

Từ đề xuất lu chống ngập, phí chia tay: Phải ý thức được mọi lời nói sẽ trở thành “mồi nhậu” trên MXH!

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 16/07/2019 | 08:45
2
Trước đề xuất dùng lu để chống ngập nước cho TP. HCM, đã có nhiều đề xuất khác gây tranh cãi. Từ những đề xuất này, nhiều ý kiến cho rằng đã là đại biểu dân cử khi đưa ra ý kiến cần tìm hiểu kỹ.

Muôn kiểu đề xuất gây tranh cãi 

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin ngày 12/7 tại kỳ họp HĐND TP.HCM, PGS TS Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM đã đề xuất dùng lu để chống ngập nước.

Đề xuất này ngay lập tức vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này không khả thi, ngược lại chỉ làm ổ cho lăng quăng và sẽ làm bùng phát dịch sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều những lời bình luận, thậm chí cả hình ảnh chuẩn bị lu nước chống ngập.

Tin nhanh - Từ đề xuất lu chống ngập, phí chia tay: Phải ý thức được mọi lời nói sẽ trở thành “mồi nhậu” trên MXH!

Đề xuất trang bị lu chống ngập gây ra nhiều tranh cãi.

Giải thích về đề xuất này, PGS TS Phan Thị Hồng Xuân cho rằng, đề xuất của bà xuất phát từ sáng kiến của các chuyên gia Nhật Bản. Bà Xuân cũng cho biết đây chỉ là biện pháp tạm thời khi trời mưa lớn, khi trời tạnh mưa thì nước trong lu sẽ dùng để tưới cây hoặc rửa xe. Tuy nhiên, do cách gọi quá dân gian nên khiến nhiều người hiểu lầm.

Trước đề xuất này, ngày 12/3 tại phiên thảo luận ở nghị trường về luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, ĐBQH Nguyễn Quốc Hưng đã đề xuất vào luật quy định “thu phí chia tay” khi công dân Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài với số tiền từ 3 đến 5 USD. Đề xuất này nhanh chóng nhận được sự quan tâm, bình luận trái chiều của dư luận. Đa số đều cho rằng đề xuất này không thể thực hiện được khi lại bắt người dân một lần nữa phải “phí chồng phí”. 

Ngoài ra, một số đề xuất khác như có buýt đường thuỷ chạy trên sông Hồng, cải cách chữ tiếng Việt… cũng từng vấp phải những tranh luận trái chiều của dư luận.

Chuyên gia nói gì?  

Liên quan đến việc đưa ra những đề xuất gây tranh cãi trong dư luận thời gian qua, trao đổi với phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin, GS.VS Lương Ngọc Huỳnh (chuyên gia Văn hoá) cũng cho biết mấy ngày qua ông đặc biệt quan tâm đến đề xuất trang bị lu chống ngập tại TP.HCM, cá nhân ông nhận thấy đề xuất này chưa thuyết phục mình, khiến dư luận cảm thấy buồn cười trước đề xuất của một nữ đại biểu.  

Nghe audio: GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh nói về văn hoá phát ngôn

GS.VS Lương Ngọc Huỳnh: Là đại biểu của nhân dân khi phát biểu cần tư duy thật sâu

Từ đề xuất này, chuyên gia Lương Ngọc Huỳnh cho rằng: “Điều này liên quan đến tri thức, kiến thức của các đại biểu. Bởi, là đại biểu của nhân dân, lời nói của mình đại diện cho nhân dân. Chính vì vậy, trách nhiệm của người đại biểu rất cao, khi phát biểu tư duy cần sâu hơn, cần phải có biện chứng và cần có dẫn chứng cụ thể mang tính minh hoạ cao cho ý kiến như vậy mới có sự thuyết phục”.

Theo chuyên gia văn hoá Lương Ngọc Huỳnh, nếu những lời nói ra không đúng thì lời nói của đại biểu không có giá trị: “Khi phát biểu sai hoặc không đúng, người phát biểu cần nhận lỗi trước nhân dân, tránh phân bua ngược trở lại mà không hợp lý, càng khiến người nghe cảm thấy khó chịu”.  

Tin nhanh - Từ đề xuất lu chống ngập, phí chia tay: Phải ý thức được mọi lời nói sẽ trở thành “mồi nhậu” trên MXH! (Hình 2).

Chuyên gia Nguyễn Ngọc Long cho rằng khi phát ngôn cần hết sức cẩn trọng.

Còn chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long (trưởng nhóm truyền thông Trăng Đen) phân tích: “Về những ý kiến của các vị đại biểu, bản thân các vị đại biểu là những người ở thế hệ cũ có đôi khi chưa quen với cách làm việc của thời buổi mạng xã hội hiện tại, nên khi phát ngôn cần hết sức cẩn trọng. Mặc dù, có thể đang đứng ở trong nghị trường, trong cuộc họp, toạ đàm nào đó như phải ý thức được những gì mà mình nói ngay lập tức sẽ được mang lên mạng xã hội, trở thành “mồi nhậu” trên mạng. Khi đã ý thức được như vậy thì cách nói sẽ rất khác”.

Nghe audio: Chuyên gia truyền thông phân tích về việc đưa ra ý kiến, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển

Chuyên gia phân tích về việc đề xuất ý kiến đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0

Chuyên gia Nguyễn Ngọc Long cũng cho biết thêm: “Khi nói ra cần phải biết số đông có hiểu không? Bởi vì khi mình đưa ra ý kiến là cần sự đồng thuận, muốn có sự đồng thuận phải hiểu vấn đề mình đang trình bày”.

Trao đổi thêm với PV báo Người Đưa Tin, nguyên ĐBQH Bùi Thị An cho hay: “Đã là đại biểu dân cử, ai cũng có quyền phát biểu, nhưng phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Theo tôi, khi các đại biểu dân cử khi phát biểu phải làm sao cho đúng với dự báo tương lai, phù hợp với xu hướng phát triển. Còn phát ngôn như thế nào để cử tri tín nhiệm, đúng là ý kiến đại diện cho cử tri, các đồng chí lãnh đạo cấp cao chấp nhận được thì phát ngôn đó phải dựa trên thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam. Nếu muốn tư vấn cho ngành nào, đòi hỏi đại biểu phải đi thực tiễn, tổng hợp khái quát, nghe nhiều chiều để đưa ra ý kiến của mình phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam”.

Không thể bỏ lỡ: Đề xuất dùng lu chống ngập gây xôn xao, sắp công bố điểm thi THPT Quốc gia

Thứ 7, 13/07/2019 | 20:00
Điểm tin thời sự xã hội ngày 13/7: Đề xuất trang bị lu chống ngập, Bộ GD&ĐT chính thức công bố điểm thi THPT Quốc gia, khởi tố cán bộ Sở Y tế Cà Mau vụ chiếm đoạt 12 tỷ đồng tiền học phí của sinh viên.

Không dùng lu, các nước trên thế giới chống ngập bằng cách nào?

Thứ 7, 13/07/2019 | 18:04
Những ngày qua, ý kiến dùng lu để chống ngập của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân (Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Dân tộc học - Nhân học TP HCM) đã gây xôn xao dư luận dù theo bà Hồng Xuân đây là kinh nghiệm được Nhật Bản, Philippines sử dụng. Thực tế, các nước trên thế giới cũng có nhiều cách độc đáo để chống ngập hiệu quả.

Đề xuất trang bị lu chống ngập: Chuyên gia phân tích lý do các thành phố lớn khó thực hiện!

Thứ 7, 13/07/2019 | 10:36
Đề xuất trang bị lu cho người dân để chống ngập của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều của người dân. Trong đó, chuyên gia Đào Trọng Tứ cũng cho rằng đề xuất này khó khả thi.
Cùng tác giả

Thống nhất đề xuất bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Thứ 2, 20/05/2024 | 17:43
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, đối với nhóm đối tượng cảnh vệ là con người, bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư; Chánh án TAND TC; Viện trưởng Viện KSND.

ĐBQH kỳ vọng về Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Thứ 2, 20/05/2024 | 17:41
Các Đại bểu kỳ vọng Chủ tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn sẽ hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, cũng như niềm tin các ĐBQH và cử tri cả nước gửi gắm.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:26
Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Cử tri đánh giá cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:30
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Hàng loạt vấn đề quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:02
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các ĐBQH xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa công bố chỉ số DDCI

Thứ 3, 21/05/2024 | 20:41
Huyện Hoằng Hoá và Sở Công Thương là 2 đơn vị dẫn đầu 2 khối trong công bố kết quả Bộ chỉ số DDCI Thanh Hóa năm 2023.

Quảng Ninh: Thêm một xã xuất hiện ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:33
Sau xã Tiền Phong, đến xã Liên Vị (cùng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) xuất hiện dịch bệnh tả lợn châu Phi. Chính quyền địa phương đã tiêu hủy số lợn mắc bệnh.

Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm dần

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:00
Từ nay đến cuối tháng 5, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp.

Phỏng đoán nguyên nhân máy bay của Vietnam Airlines bị móp đầu do mưa đá

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:54
Sau khi phát hiện sự cố ở phần kính lái và phần đầu, 1 máy bay của Vietnam Airlines từ Hà Nội đi Cần Thơ đã phải quay trở lại sân bay Nội Bài để bảo đảm an toàn.

Bình Thuận đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:47
Tỉnh Bình Thuận tìm nguyên nhân, đề ra giải pháp cải thiện các chỉ số, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới.
     
Nổi bật trong ngày

Đặc sắc chương trình nghệ thuật Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:30
Chương trình nghệ thuật đặc biệt này là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tp.HCM: Mở rộng triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên xe buýt

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:38
Tp.Hồ Chí Minh áp dụng công nghệ thanh toán thông minh trên các tuyến xe buýt số 01, số 43, và số 65 tại Thành phố.

Phỏng đoán nguyên nhân máy bay của Vietnam Airlines bị móp đầu do mưa đá

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:54
Sau khi phát hiện sự cố ở phần kính lái và phần đầu, 1 máy bay của Vietnam Airlines từ Hà Nội đi Cần Thơ đã phải quay trở lại sân bay Nội Bài để bảo đảm an toàn.

Thanh Hóa công bố chỉ số DDCI

Thứ 3, 21/05/2024 | 20:41
Huyện Hoằng Hoá và Sở Công Thương là 2 đơn vị dẫn đầu 2 khối trong công bố kết quả Bộ chỉ số DDCI Thanh Hóa năm 2023.

Bình Thuận đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:47
Tỉnh Bình Thuận tìm nguyên nhân, đề ra giải pháp cải thiện các chỉ số, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới.